5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell – bạn đang ở cấp độ nào?

Đánh giá post

Không chỉ nhân viên, một nhà lãnh đạo cũng cần trải qua những cấp độ khác nhau. Vậy đó là những cấp độ nào? Bạn đang ở đâu trên hành trình sự nghiệp của mình? Cùng JobsGO tìm hiểu về 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell ngay qua bài viết dưới đây nhé.

5 cấp độ lãnh đạo 1

#1: Vị trí, chức vụ

Đây được xem là cấp độ thấp nhất, là điểm xuất phát của khả năng lãnh đạo. Những người chỉ đạt đến cấp độ này có thể là quản lý, sếp nhưng họ chưa thực sự là lãnh đạo. Mặc dù họ có cấp dưới, họ có quyền dựa vào quy tắc, chính sách, sơ đồ tổ chức để kiểm soát thành viên trong nhóm, bộ phận; tất cả các nhân viên khác thuộc quyền quản lý đều phải nghe theo họ trong ranh giới đã quy định,… nhưng đó chưa được xem là lãnh đạo.

Vị trí, chức vụ là cấp độ duy nhất không đòi hỏi về khả năng hay sự nỗ lực, cố gắng để đạt được. Bất kỳ ai trong tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể được bổ nhiệm vào một vị trí nào đó. Điều này đồng nghĩa với việc vị trí đó chỉ là một khởi điểm tốt, còn muốn trở thành nhà lãnh đạo thực sự, các bạn phải vượt ra khỏi cấp độ 1 này.

👉 Xem thêm: 4 phong cách lãnh đạo phổ biến cho nhà quản lý

Vị trí, chức vụ
Cấp độ lãnh đạo 1: Vị trí, chức vụ

#2: Quyền – sự cho phép

Việc chuyển đổi từ chức vụ sang quyền hạn chính là bước đầu tiên thực sự của một người trong vai trò là lãnh đạo. Bởi nhà lãnh đạo phải có tầm ảnh hưởng, phải hoạt động ở mức có quyền cho phép, thay đổi mọi thứ. Khi đó, nhân viên không đơn thuần chỉ là tuân theo mệnh lệnh, họ phải thực sự phục và tự nguyện làm theo. Lúc này, người lãnh đạo cũng bắt đầu tạo được sự ảnh hưởng bằng mối quan hệ, khả năng của mình chứ không phải chỉ vì vị trí, chức vụ nữa.

Và khi mọi người đã cảm thấy yêu thích, quan tâm, quý trọng, tin tưởng, họ sẽ bắt đầu làm việc tốt hơn với lãnh đạo. Điều đó có thể giúp thay đổi toàn bộ cách làm việc, môi trường làm việc. Nhân viên sẽ luôn đi cùng với các nhà lãnh đạo mà họ có thể hòa hợp.

#3: Sản xuất

Cấp độ thứ 3 của lãnh đạo chính là “sản xuất”. Cấp độ này tách biệt các nhà lãnh đạo thực sự ra khỏi những người chỉ đơn thuần giữa vị trí lãnh đạo mà không có năng lực.

Cấp độ lãnh đạo 3: Sản xuất tạo ra giá trị
Cấp độ lãnh đạo 3: Sản xuất tạo ra giá trị

Bởi thực tế, các nhà lãnh đạo giỏi sẽ luôn làm cho mọi thứ diễn ra tốt, hiệu quả nhất. Họ có thể tạo ra những tác động, ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức. Họ không chỉ làm việc đơn lẻ mà còn giúp cho các nhóm sản xuất đạt được kết quả cao. Và chắc chắn sẽ không ai có thể giả mạo được lãnh đạo ở cấp độ 3. Điều này lý giải tại sao nhiều người không bao giờ muốn chuyển từ cấp độ 2 lên cấp độ 3. Vì họ không có khả năng sản xuất, tạo ra được kết quả.

👉 Xem thêm: Lãnh đạo có tâm, nhân viên ắt có tầm – Hiểu điều này thế nào?

#4: Phát triển mọi người

Ở cấp độ 3 (sản xuất), trọng tâm hướng đến chính là năng suất của cá nhân, của công ty. Một nhà lãnh đạo tài năng sẽ có thể tạo ra một đội nhóm, phòng ban, thậm chí là tổ chức có năng suất cao hơn những người khác. Tuy nhiên, để đạt được cấp độ cao hơn nữa, nhà lãnh đạo sẽ cần phải chuyển từ sản xuất sang phát triển mọi người. Tại sao lại như vậy?

Bởi con người luôn là nguồn tài sản vô cùng quý giá của bất kỳ tổ chức nào. Không có con người, doanh nghiệp không thể hoạt động và phát triển. Và các nhà lãnh đạo giỏi ở cấp độ 4 sẽ luôn đầu tư nhiều thời gian, công sức, tiền bạc,… để phát triển mọi người. Họ sẽ luôn tìm cách để các hoạt động, mục tiêu nhấn mạnh vào con người, các quyết định của mọi người sẽ chuyển thành hành động. Cụ thể đó là họ sẽ chuyển trọng tâm từ sản xuất mà người khác đạt được sang phát triển tiềm năng của mình. Nhà lãnh đạo sẽ chỉ đặt 20% sự tập trung vào năng suất cá nhân, còn 80% sẽ quan tâm đến phát triển, lãnh đạo những người khác.

Phát triển mọi người
Cấp độ lãnh đạo 4: Phát triển mọi người

Mặc dù sự thay đổi này sẽ khá khó khăn với những người làm việc năng suất cao. Song đó cũng là một sự đổi mới, có thể cách mạng hóa tổ chức, mang lại cho doanh nghiệp tương lai mới tươi sáng hơn.

#5: Đỉnh cao

Đã đạt đến đỉnh cao thì chắc chắn đây là cấp độ lãnh đạo cao nhất. Tuy nhiên, hiếm có nhà lãnh đạo nào đạt được đến cấp độ này.

Lãnh đạo ở cấp độ 5 không chỉ là đỉnh cao ở việc quản lý, lãnh đạo tốt ở tất cả các cấp độ khác mà còn đòi hỏi kỹ năng, trình độ vượt bậc. Đôi khi đó còn là khả năng bẩm sinh của họ. Ở cấp độ này, nhà lãnh đạo nổi bật hoàn toàn so với những người khác. Họ dường như là một điều gì đó ở phần trên, có khả năng mang lại thành công cho chính mình dù ở bất cứ nơi đâu. Lãnh đạo ở cấp độ 5 có khả năng nâng toàn bộ tổ chức lên cao hơn, tạo ra môi trường tốt, có lợi nhất cho tất cả mọi người. Họ cũng có tầm ảnh hưởng vượt qua tổ chức hay ngành mà họ làm việc.

👉 Xem thêm: [Nắm bắt ngay] Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp

Cấp độ lãnh đạo đỉnh cao
Cấp độ lãnh đạo đỉnh cao

Với 5 cấp độ lãnh đạo trên – bạn đang dừng ở cấp độ nào? Hy vọng những thông tin mà JobsGO chia sẻ sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn về các cấp độ lãnh đạo là gì? Nếu bạn đang trên hành trình phấn đấu, nỗ lực để trở thành lãnh đạo, đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích này nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: