Trong công việc, tuổi tác không đánh giá trình độ, kỹ năng làm việc của một người. Tình trạng “sếp trẻ” quản lý nhân viên lớn tuổi là điều thường thấy ở các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên nhiều “sếp trẻ” gặp khó khăn khi điều hành nhân sự lớn tuổi hơn mình. Trong bài viết này JobsGO sẽ chia sẻ với bạn cách quản lý nhân viên lớn tuổi hiệu quả.
Mục lục
Thể hiện bản thân là người xứng đáng
Điều đầu tiên để nhân viên tin tưởng và làm theo hướng dẫn của bạn là thể hiện sự tự tin trong công việc. Hãy chứng minh cho mọi người thấy bạn có đủ trình độ, năng lực để đảm nhiệm vị trí này, không phải ngẫu nhiên bạn trở thành người được chọn. Năng lực của bạn có thể được thể hiện qua trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, cách giải quyết vấn đề khi dự án gặp khủng hoảng và cả kỹ năng điều hành nhân viên dưới quyền. Chỉ như vậy nhân viên lớn tuổi mới tôn trọng và yên tâm khi thực hiện công việc theo sự điều hành của sếp. Nhiều nhân viên lâu năm với nhiều kinh nghiệm, họ không dễ dàng chịu “khuất phục” trước sếp trẻ tuổi. Nếu bạn không ngẩng cao đầu tự tin thì sẽ khó làm việc được với họ.
? Xem thêm: Làm thế nào để trở thành một leader giỏi?
Tự tin nhưng vẫn phải tôn trọng nhân viên
Bên cạnh sự tự tin, bạn nên thể hiện sự tôn trọng đối với nhân viên, tuyệt đối không được xem thường họ. Dù sao nhân viên lớn tuổi cũng có kinh nghiệm sống nhiều hơn bạn. Họ có thể cho bạn những lời khuyên quý giá giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn không thể ra lệnh cho nhân viên tôn trọng bạn khi bạn không thấu hiểu, tôn trọng họ. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Hãy tìm hiểu rõ năng lực của nhân viên, nhận ra điểm mạnh và phong cách làm việc của họ thay vì bắt ép mọi người hoàn toàn theo ý kiến cá nhân. Giả sử sự khác biệt của họ không đem lại lợi ích đối với công việc, hãy nói chuyện thẳng thắn với nhân viên đó, bày tỏ quan điểm của bạn và cùng tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
Doanh nhân Gupta khuyên rằng: nhà lãnh đạo nên thiết lập “các buổi chia sẻ kinh nghiệm” thường xuyên cho đội nhóm trong công ty. Buổi chia sẻ này là nơi nhân viên thuộc nhiều thế hệ thoải mái bày tỏ tiếng nói riêng, không phân biệt tuổi tác. Theo Gupta: “Bằng cách tạo cơ hội cho các nhóm nhân viên đến với nhau, trao đổi kiến thức cùng nhau, các thành viên trong nhóm không chỉ có được sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau hơn, họ còn nhận ra người quản lý của họ đánh giá cao những gì mỗi cá nhân mang đến cho mọi người và muốn học hỏi từ tất cả họ.”
Đừng lạm dụng quyền lực
Một số người sếp trẻ tuổi thể hiện sự quyết đoán của mình bằng cách ra lệnh thái quá với nhân viên. Tất nhiên điều này không những không thể hiện sự quyết đoán của bạn mà còn khiến các nhân viên lớn tuổi cho rằng bạn không đủ năng lực, thiếu tự tin và hống hách. Họ sẽ tận dụng sai lầm này để chống lại bạn.
Thay vì tỏ ra quá quyền lực và kiêu ngạo, một chút khiêm nhường sẽ không làm bạn bị mất thiện cảm từ nhân viên. Một người lãnh đạo thực sự có năng lực chắc chắn sẽ nhận được sự kính trọng từ các thành viên trong nhóm. Hơn hết, việc nhờ giúp đỡ hay hỏi xin kinh nghiệm cũng là một cách để “sếp” thấu hiểu nhân viên.
Grey của HomeAway chia sẻ: “Bạn nên quan tâm đến từng cá nhân mà bạn quản lý thường xuyên. Hãy tìm kiếm sự đồng thuận, hỗ trợ nhân viên, sửa những thói quen xấu của họ khi ở riêng và khen ngợi việc làm tốt của họ trước toàn công ty. “Nỗi sợ hãi lớn nhất của họ là bạn sẽ chống lại họ,” anh nói. “Bạn phải làm giảm bớt nỗi sợ hãi đó sớm và cho họ thấy bạn đứng về phía họ.”
? Xem thêm: 7 điều quản lý tuyệt đối không nên yêu cầu nhân viên làm
Đừng “sợ” làm sếp
Các nhà quản lý trẻ thường lo lắng khi được giao quyền hướng dẫn, chỉ đạo công việc nhân viên lớn tuổi hơn. Điều này làm họ không dám bày tỏ yêu cầu của họ đối với công việc hay không dám phê bình trực tiếp khi nhân viên mắc lỗi. Đôi khi, chính sự ngại ngùng này dẫn đến năng suất công việc kém hiệu quả.
Ngay từ khi bắt đầu công việc, hãy trình bày nhiệm vụ nhân viên cần làm, hiệu quả công việc được đánh giá như thế nào? Bạn tuyệt đối không được nói vòng vo mà hãy thực sự nghiêm túc, tạm quên đi tuổi tác và chỉ thực sự chú tâm đến việc họ chịu trách nhiệm công việc tốt hay không. Phương pháp này được xem là cách khá hiệu quả gia tăng hiệu suất công việc đồng thời thúc đẩy tiến độ làm việc.
Quản lý hiệu quả các cuộc họp nhóm
Điều hành các cuộc họp nhóm một cách hiệu quả được đánh giá là nhiệm vụ cần thiết để thể hiện sự chuyên nghiệp của người làm sếp.
Đặc biệt đối với những nhân viên lớn tuổi thì các cuộc họp nhóm càng quan trọng. Cuộc họp là nơi họ có thể bày tỏ quan điểm, đóng góp xây dựng trong công việc.
Việc này giúp họ cảm thấy như khoảng cách kiến thức giữa mình với mọi người được xóa bỏ. Họ cảm thấy không bị tách biệt với những thành viên nhỏ tuổi, tài năng trong công ty. Phương pháp quản lý hiệu quả các cuộc họp nhóm là bạn cần chuẩn bị thật kỹ chủ đề, nội dung, các hoạt động cần thiết và biết cách thể hiện bản lĩnh dẫn dắt của mình tại các cuộc họp.
? Xem thêm: Yếu tố nào giữ chân nhân viên?
Bài viết trên đây là những bí quyết giúp người sếp trẻ tuổi có thể quản lý cấp dưới lớn tuổi hơn một cách chuyên nghiệp, hiệu quả. Công việc của một người lãnh đạo, quả thật khó khăn, đòi hỏi sự kiên nhẫn, bản lĩnh. JobsGO chúc bạn thành công đảm nhiệm vị trí này và tiến xa hơn trong tương lai.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)