CMO là một chức vụ rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay, giúp cho hoạt động Marketing, quảng cáo, phát triển thương hiệu được duy trì tốt. Vậy CMO là gì? CMO cần có những tốt chất, kỹ năng nào? Cùng JobsGO tìm hiểu đáp án qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Mục lục
1. CMO là gì?
CMO là gì? Là từ viết tắt của “Chief Marketing Officer” – Giám đốc Marketing. Đây là một chức vụ quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp hiện đại.
Công việc của CMO liên quan đến các hoạt động phát triển sản phẩm – kênh phân phối, truyền thông, quảng cáo, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, quan hệ công chúng, chăm sóc khách hàng,… Cụ thể, họ có nhiệm vụ chính là:
- Hoạch định chiến lược, lên các kế hoạch, giải pháp để tổ chức hoạt động Marketing cho doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thị trường, xây dựng các công cụ nhằm đo lường hiệu quả Marketing.
- Tham mưu, đóng góp ý kiến cho ban Giám đốc về Marketing, quảng cáo, phát triển thương hiệu.
- Thiết lập hệ thống đối tác, cơ quan báo chí truyền thông để phục vụ cho hoạt động Marketing.
- Đào tạo đội ngũ nhân sự bộ phận Marketing thuộc phạm vi phụ trách.
>> Xem thêm: CIO là gì?
2. Vai trò của CMO
CMO đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Họ góp phần:
2.1 Xây dựng, phát triển thương hiệu
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều rất chú trọng đến việc xây dựng, phát triển thương hiệu. Và người sẽ chịu trách nhiệm chính cho hoạt động này là CMO.
Giám đốc Marketing có vai trò đưa ra những ý tưởng, chiến lược mới để nâng cao giá trị thương hiệu, giúp cho sản phẩm, dịch vụ cũng như tên tuổi của doanh nghiệp được nhiều người biết đến, yêu quý.
>> Xem thêm: COO là gì?
2.2 Nắm bắt các xu hướng Marketing mới
Làm Marketing thì việc “chạy theo trend” là rất cần thiết. Nó góp phần tăng tương tác, hiệu quả cho hoạt động quảng cáo, truyền thông. Và với một người thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, cập nhật xu hướng như CMO thì việc nhanh chóng tiếp cận, áp dụng phù hợp cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp là điều không quá khó khăn.
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing
CMO là người đứng đầu mọi hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Họ sẽ nắm rõ thông tin liên quan đến kế hoạch, quá trình triển khai và có vai trò đo lường hiệu quả dựa trên các con số cụ thể như doanh số, doanh thu bán hàng,…
Thông qua những đánh giá này, Giám đốc Marketing sẽ đưa ra được phương án điều chỉnh phù hợp cho những chiến lược sau, đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.4 Thấu hiểu khách hàng
Marketing không phải là bộ phận trực tiếp bán hàng cho doanh nghiệp mà chỉ là trung gian, kết nối khách hàng với bộ phận kinh doanh. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, CMO cũng đóng vai trò là một người bạn, tìm cách để thấu hiểu nhu cầu khách hàng, mong muốn của họ như thế nào để từ đó đưa ra những trải nghiệm tốt nhất đến họ. Điều này góp phần mang đến lượng khách hàng lớn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Tố chất và kỹ năng cần có của CMO
Với một vị trí cao như CMO thì chắc chắn các yêu cầu về tố chất, kỹ năng sẽ rất nhiều. Cụ thể, một CMO sẽ cần đảm bảo được 3 yếu tố chính là kiến thức, kỹ năng và thái độ.
3.1 Kiến thức
- Am hiểu về kinh doanh, Marketing: để xây dựng các chiến dịch Marketing hiệu quả, CMO sẽ phải nắm rõ các kiến thức liên quan đến Marketing, tài chính, luật kinh doanh, quản trị kinh doanh,… Từ đó vận dụng vào quá trình làm việc để đạt được mục tiêu đề ra.
- Hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật số: đây là những kiến thức không thể thiếu với CMO trong thời đại công nghệ số hiện nay. Bởi hầu hết mọi người đều đang sử dụng thiết bị di động, máy tính để làm việc, giải trí,… Nếu không biết được cách thức hoạt động, tính năng của chúng thì chắc chắn việc triển khai kế hoạch Marketing trên các nền tảng này sẽ không đạt hiệu quả.
3.2 Kỹ năng
- Giao tiếp: tính chất công việc của CMO là thường xuyên phải trao đổi, làm việc với cấp trên, nhân viên, đối tác,… Do đó, giao tiếp tốt là điều cần thiết, giúp các CMO có thể truyền đạt thông tin, ý tưởng một cách rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục.
- Tạo dựng các mối quan hệ: là quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, CMO chắc chắn sẽ phải có khả năng xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác truyền thông báo chí. Bởi nhờ đó mà hoạt động Marketing của doanh nghiệp được thuận lợi, hiệu quả hơn.
- Tư duy logic, khả năng phân tích, xử lý vấn đề tốt: sự cố, tình huống xảy ra trong quá trình làm việc là điều khó tránh khỏi. Những lúc như vậy, CMO sẽ cần biết cách để phân tích, tư duy và đưa ra giải pháp xử lý nhanh nhất, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp.
- Kỹ năng đưa ra quyết định: là một lãnh đạo, CMO sẽ cần thường xuyên xem xét, duyệt ý tưởng, kế hoạch từ nhân viên và lựa chọn ra đề xuất tốt, phù hợp nhất. Tất cả mọi quyết định từ Giám đốc Marketing đều phải mang tính khách quan, làm sao có lợi nhất cho doanh nghiệp ở thời điểm đó.
- Sáng tạo, bứt phá trong công việc: để tạo nên sự khác biệt, nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp so với các đối thủ, hoạt động Marketing sẽ cần phải độc đáo, mới lạ. Và đây chính là kỹ năng cần phải có ở một Giám đốc Marketing.
- Kỹ năng phản biện: đặc thù của công việc Marketing chính là phải họp, làm việc nhóm, đưa ra các ý tưởng, kế hoạch mới liên tục. Là người đứng đầu một bộ phận, CMO sẽ phải có khả năng phản biện, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau để đưa ra phương án tối ưu nhất cho từng thời điểm.
- Kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc: CMO sẽ phải làm rất nhiều việc khác nhau, từ giám sát chung đến nhiệm vụ riêng. Bởi vậy, kỹ năng này là không thể thiếu đối với họ.
3.3 Thái độ
- Luôn đam mê với nghề: làm Marketing sẽ có rất nhiều thách thức, khó khăn. Với sự thay đổi “nhanh đến mức chóng mặt” của ngành, CMO sẽ phải có niềm đam mê mãnh liệt để liên tục cập nhật, học hỏi, phát triển vốn kiến thức của bản thân, vượt qua những trở ngại.
- Có một “cái đầu lạnh”: làm lãnh đạo thì không thể để yếu tố tình cảm tác động quá nhiều. Đôi khi, CMO sẽ cần giữ cho mình sự cứng rắn, lý trí, đưa ra các quyết định khách quan nhất.
- Dũng cảm, bứt phá: nếu không bước ra khỏi vùng an toàn, không ai có thể phát triển, thành công được. Với CMO cũng vậy, nếu cứ mãi đi theo lối mòn, không chịu bứt phá, thay đổi thì sẽ khó đạt được những mục tiêu lớn.
4. Các chức danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO là gì?
Ngoài CMO, trong doanh nghiệp còn có rất nhiều chức danh khác nhau, đôi khi còn khiến chúng ta nhầm lẫn. Vậy hãy cùng JobsGO tìm hiểu để nắm rõ hơn về các vị trí này bạn nhé.
4.1 CEO là gì?
CEO (Chief Executive Officer) được hiểu là Giám đốc/Tổng giám đốc điều hành. Đây là chức vụ điều hành cao nhất trong một công ty, tập đoàn. CEO có vai trò quản lý toàn bộ hoạt động, phát triển các chiến lược, chính sách theo chỉ thị từ hội đồng quản trị.
Xem thêm: CEO Là Gì? 8 Tố Chất Quan Trọng Nhất Mà Người Lãnh Đạo Phải Có
4.2 CFO là gì?
CFO (Chief Financial Officer) là Giám đốc tài chính. Người nắm giữ vị trí này sẽ phụ trách quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp như nghiên cứu, phân tích, xây dựng kế hoạch, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đề phòng rủi ro,…
Xem thêm: Chief Financial Officer Là Gì? So Sánh CFO, CEO, CPO, CHRO, CCO, CMO
4.3 CPO là gì?
CPO (Chief Product Officer) được biết đến là Giám đốc sản xuất. Đây là người sẽ chịu trách nhiệm chính cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Cụ thể, CPO sẽ vận hành để quá trình sản xuất diễn ra đúng kế hoạch, dựa trên năng lực hiện tại của doanh nghiệp cùng các đối tác, nhà cung cấp để đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng.
4.4 CCO là gì?
CCO (Chief Customer Officer) là Giám đốc kinh doanh – một chức danh lớn và quan trọng với các doanh nghiệp hiện nay (thậm chí là chỉ sau CEO).
Nếu như CEO là người điều phối hoạt động của tất cả các phòng ban thì CCO sẽ quản lý riêng bộ phận kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp. Họ có vai trò mang lại nguồn doanh thu với các doanh nghiệp hiện nay.
4.5 CHRO là gì?
CHRO là gì? CHRO (Chief Human Resources Officer) chính là Giám đốc nhân sự. Đây là người đứng đầu trong hoạt động quản lý, sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. CHRO có vai trò lập kế hoạch, đưa ra chiến lược phát triển nhân lực cho công ty, cụ thể là tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện,… đội ngũ nhân sự.
Bài viết trên đây đã giải đáp toàn bộ thắc mắc về “CMO là gì?” cùng các chức vụ trong công ty khác. Hy vọng rằng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã nắm rõ thông tin và phân biệt được các thuật ngữ này nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)