Video Editor Là Gì? Công Việc, Tố Chất, Mức Lương Của Video Editor Mới Nhất 2024

Đánh giá post

Khi các mạng xã hội video lên ngôi, nghề Video Editor cũng ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các bạn trẻ. Vậy Video Editor là gì, công việc, tố chất cũng như mức lương của công việc này ra sao? Hãy khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

1. Video Editor Là Gì?

Video Editor là người nắm giữ vai trò biên tập, chỉnh sửa phim, video, quảng cáo,… từ các đoạn quay thô ban đầu thành sản phẩm hoàn chỉnh. Để là được điều này, Video Editor cần vận dụng linh hoạt tất cả các yếu tố như kỹ thuật chỉnh sửa, cắt ghép, tạo hiệu ứng, lồng ghép nhạc,…

Xem thêm: Editor là gì? Yêu cầu công việc và cơ hội nghề nghiệp của editor

video editor là gì
Video Editor Là Gì?

2. Video Editor Làm Công Việc Gì?

Công việc của Video Editor hiện nay không hề bị gò bó theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào. Tuy nhiên, phần lớn những người làm biên tập video sẽ tập trung vào các nhóm nhiệm vụ chính dưới đây:

2.1. Nhận Video Từ Khách Hàng

Để tạo nên được các đoạn video hoàn chỉnh, hấp dẫn người xem, Video Editor sẽ nhận video từ phía khách hàng. Song song với đó là lắng nghe và lưu lại toàn bộ yêu cầu của khách để tạo ra sản phẩm phù hợp nhất.

2.2. Tham Gia Định Hướng Nội Dung Video

Trong một số trường hợp, chẳng hạn như các dự án lớn cần kỹ thuật đặc biệt nhằm thuận lợi cho quá trình chỉnh sửa, Video Editor sẽ trực tiếp tham gia buổi ghi hình, làm việc với đạo diễn và quay phim. Nếu có ý kiến và góp ý xây dựng nội dung, Video Editor có thể trao đổi trực tiếp với ekip để đưa ra quyết định tốt nhất.

2.3. Cắt Ghép Video

Đây có thể nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của một Video Editor. Từ những phân đoạn video ban đầu, họ sẽ phải sử dụng các phần mềm để cắt ghép, chỉnh sửa nhằm tạo ra thành phẩm mạch lạc, khoa học và có ý nghĩa về mặt nội dung.

2.4. Chèn Âm Thanh Và Chỉnh Sửa Màu Sắc, Ánh Sáng

Cắt ghép video mới chỉ hoàn thành khoảng 50% công việc. Để tạo nên sự ấn tượng cho sản phẩm, các Video Editor sẽ tiếp tục chèn âm thanh, đồng thời chỉnh sửa màu sắc, ánh sáng. Ở bước này, biên tập video càng chắc tay thì sản phẩm càng dễ thu hút người xem từ những giây đầu tiên.

2.5. Thêm Đồ Họa, Hiệu Ứng Và Phụ Đề

Sau những giây phút cuốn hút vì màu sắc, ánh sáng, điều giữ chân khán giả chính là đồ họa, hiệu ứng và phụ đề. Video Editor cần dựa vào nội dung và thông điệp xuyên suốt để thêm đồ họa cuốn hút, nhấn nhá giúp video không bị nhàm chán. Phụ đề cũng là yếu tố không thể bỏ qua để người xem hiểu ý tưởng cũng như lời thoại nhân vật trong trường hợp nói tiếng nước ngoài, nói nhanh, sử dụng từ ngữ đặc biệt,…

video editor
Video Editor Làm Công Việc Gì?

3. Tố Chất Cần Có Để Làm Video Editor

Video Editor là một công việc mà đam mê thôi có lẽ chưa đủ. Theo đó, muốn trở thành biên tập video chuyên nghiệp, bạn cần có những tố chất sau:

3.1. Nhạy Bén Với Công Nghệ

Công nghệ có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với người làm Video Editor. Xuất phát từ tính chất công việc thường xuyên phải sử dụng các phần mềm biên tập video như Premiere, After Effects,…, Video Editor bắt buộc phải nhạy bén với công nghệ. Càng am hiểu, nhạy bén với các xu hướng công nghệ cao, công việc của Video Editor càng nhanh chóng, hiệu quả, thậm chí là nâng lên một tầm cao hoàn toàn mới.

3.2. Khả Năng Tư Duy Về Mặt Nội Dung

Không chỉ kỹ thuật, một Video Editor chuyên nghiệp còn cần tư duy nhanh nhạy về mặt nội dung. Có khả năng này, công việc quả họ không chỉ đơn giản hơn mà sản phẩm tạo ra cũng chất lượng, ý nghĩa chứ không phải sở hữu hàng loạt hiệu ứng, kỹ xảo cầu kỳ mà vô nghĩa, sáo rỗng.

3.3. Năng Khiếu Về Âm Nhạc, Hình Ảnh Và Màu Sắc

Âm nhạc, hình ảnh và màu sắc là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một video hay và lôi cuốn người xem. Trên thực tế, Video Editor không cần quá xuất sắc về từng mảng. Quan trọng là trong công việc, họ có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố để thể hiện ý đồ đạo diễn và khai thác cảm xúc của khán giả.

3.4. Cẩn Trọng, Tỉ Mỉ Và Chú Ý Từng Chi Tiết Nhỏ

Công việc của Video Editor gần như là những bước cuối cùng trước khi đem sản phẩm đến gần hơn với khán giả. Theo đó, họ cần phải thật cẩn trọng, tỉ mỉ từng chút để tránh những sai sót có thể gây ảnh hưởng tới công sức chung của tất cả ekip. Cẩn trọng, tỉ mỉ tưởng chừng như một tố chất không quá khó để trau dồi nhưng chẳng phải Video Editor cũng làm được. Nhất là khi khối lượng công việc quá nhiều, quá dồn dập.

3.5. Kiên Trì, Nhẫn Nại

Nếu thực sự đam mê với công việc Video Editor, bạn cần chắc chắn mình có đủ sự kiên nhẫn. Bởi việc ngồi hàng giờ đồng hồ trước màn hình máy tính là điều quen thuộc và lặp lại hàng ngày với Video Editor. Chưa kể, không phải sản phẩm nào tạo ra cũng hoàn hảo ngay nên có những trường hợp Video Editor sẽ phải biên tập, chỉnh sửa đi chỉnh sửa lại một lỗi cho đến khi được chấp thuận.

công việc của editor
Tố Chất Cần Có Để Làm Video Editor

4. Mức Lương Của Video Editor Bao Nhiêu?

Theo các khảo sát dựa trên 588 mẫu lương việc làm Video Editor của JobsGO, mức lương của trung bình của vị trí này hiện nay là 11,9 triệu đồng/tháng. Khoảng lương phổ biến của Video Editor có 1 – 2 năm kinh nghiệm dao động từ 9 – 15 triệu đồng/tháng.

Mức lương tối đa tính đến quý 4/2023 giảm khá nhiều so với thời điểm quý đầu năm 2022, từ 25 triệu đồng xuống còn khoảng 16 triệu đồng. Số lượng việc làm cũng giảm khá nhanh cho thấy một năm khó khăn của thị trường việc làm. Để có thể đi lâu dài với nghề, các Video Editor cần học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và định hướng lại công việc một cách thật nghiêm túc.

5. Lộ Trình Nghề Nghiệp Của Một Video Editor

Lộ trình nghề nghiệp của một Video Editor chuyên nghiệp không quá gian nan, vất vả, nhưng cũng không hề đơn giản. Nếu muốn trở thành một Video Editor nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tham khảo định hướng cơ bản dưới đây:

  •  Theo học một ngành nghệ thuật, có được bằng cấp liên quan và tham gia một các lớp chỉnh sửa video.
  • Theo học một trưởng chuyên về kỹ thuật dựng phim để trang bị kỹ năng cần thiết cho quá trình tìm việc sau này.
  • Tham gia các khóa học trực tuyến để cập nhật xu hướng thiết kế, chỉnh sửa mới có thể chưa được dạy tại trường lớp.
  • Đi thực tập để thực hành, luyện tập nâng cao kỹ năng và rèn luyện sự chuyên nghiệp, tác phong chuẩn chỉnh.
  • Tìm kiếm các công việc Freelancer để tích lũy thêm kinh nghiệm và làm đẹp Portfolio cho quá trình tìm việc sau này.
  • Ứng tuyển vị trí Video Editor tại một công ty nếu bản thân đáp ứng được các yêu cầu trong mô tả công việc.

Xem thêm: Lộ trình sự nghiệp là gì? Hướng dẫn cách xây dựng lộ trình sự nghiệp

Video editor là gì trong tiếng Anh
Lộ Trình Nghề Nghiệp Của Một Video Editor

6. Câu Hỏi Thường Gặp Về Video Editor

6.1. Video Editor Cần Biết Phần Mềm Nào?

  • Adobe Premiere Pro.
  • Lightworks.
  • Shortcut.
  • Blender.
  • Sony Vega Pro.

6.2. Video Editor Có Thể Học Ngành Gì?

  • Ngành truyền thông đa phương tiện.
  • Ngành đạo diễn điện ảnh – truyền hình.
  • Khóa đào tạo dựng phim chuyên nghiệp.

6.3. Tìm Việc Làm Video Editor Ở Đâu Chất Lượng?

Mức độ cạnh tranh việc làm Video Editor hiện nay khá cao. Để tìm được việc làm chất lượng, bạn có thể tham khảo JobsGO. Với mạng lưới kết nối các doanh nghiệp rộng lớn, số lượng việc làm đa dạng, bạn có thể dễ dàng tạo CV và tìm được công việc phù hợp theo hình thức trực tuyến.

Như vậy, JobsGO đã giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc nghề Editor Video là gì. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho tương lai.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: