Truyền thông bẩn là gì? Ví dụ về truyền thông bẩn

Đánh giá post

Truyền thông bẩn là gì? Truyền thông bẩn là một trong những vấn đề nghiêm trọng đang gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân, doanh nghiệp, xã hội,… Trên thực tế, có rất nhiều ví dụ về truyền thông bẩn đã ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của cá nhân, tổ chức; khiến người dân hoang mang, lo sợ; ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa người với người,… Vì vậy, chúng ta cần phải tìm ra các giải pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng truyền thông bẩn và đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế – xã hội.

1. Truyền thông bẩn là gì?

truyền thông bẩn là gì
Khái niệm truyền thông bẩn là gì?

Truyền thông bẩn là gì? Thuật ngữ “truyền thông bẩn” thường được sử dụng để chỉ hình thức lan truyền thông tin, hình ảnh, video, âm thanh,… không đúng sự thật, thiếu minh bạch và có thể gây hại cho các bên liên quan.

Truyền thông bẩn thường được sử dụng để gây tranh cãi hoặc tác động đến tư tưởng, hành vi của công chúng. Các ví dụ về truyền thông bẩn điển hình là tin tức giả mạo, thông tin sai lệch, chủ đề gây tranh cãi không có căn cứ, thông tin vi phạm đạo đức và quyền riêng tư của người khác.

Việc lan truyền thông tin sai lệch và không minh bạch có thể gây ra sự hiểu lầm, tạo sự tò mò, cảm xúc tiêu cực và ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh của đời sống, xã hội. Do đó, việc giám sát, ngăn chặn truyền thông bẩn là rất quan trọng.

2. Ví dụ về truyền thông bẩn

2.1. Câu chuyện trong trường Quân đội tháng 1/2023

Mới đầu năm nay, tôi đã từng bắt gặp một ví dụ về truyền thông bẩn, gây ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo đó, một clip ngắn đã được lan truyền nhanh chóng chỉ sau một đêm trên Facebook, Twitter với nội dung, cô gái đi học nghĩa vụ quân sự ở một trường quân đội đã bị 12 học viên trường này cưỡng bức và tự sát không thành. Điều này khiến cả cộng đồng hoang mang, mất đi lòng tin với quân đội; hàng ngàn bài viết được đăng tải với mong muốn lấy lại công bằng cho cô gái. Những kẻ phản động tận dụng thời cơ lan truyền thông tin giả, nhằm chống phá nhà nước.

Nhưng đây hoàn toàn là thông tin sai sự thật và được lan truyền mạnh mẽ bởi những kẻ chống phá Nhà nước. Dù thông tin đã được bác bỏ, người đăng clip đã đứng lên xin lỗi trên truyền hình, nhưng những hệ lụy vẫn còn kéo dài về sau. Không ít kẻ phản động tuyên truyền rằng “thông tin đã bị bẻ cong, giấu diếm”.

2.2. Truyền thông bẩn để gây chú ý cho sản phẩm âm nhạc

Vụ việc của nghệ sĩ H.V.K năm 2018 là một ví dụ về truyền thông bẩn trong Showbiz. Nghệ sĩ này đã sử dụng chiến lược truyền thông bẩn bao gồm tung ra các clip nhạy cảm để thu hút sự chú ý của khán giả trên mạng xã hội. Không chỉ thế, anh này còn thường xuyên tạo ra các scandal giả để tạo sự chú ý cho bản thân và sản phẩm âm nhạc của mình.

Hành động của H.V.K đã bị phản đối mạnh mẽ bởi cộng đồng mạng. Hành vi của anh ta đã ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị văn hóa, đạo đức và nhân phẩm của người Việt Nam.

2.3. Ví dụ về truyền thông bẩn trong kinh doanh – Vụ việc Sữa Danlait năm 2013

Tháng 2/2012, người dân Việt Nam đã vô cùng hoang mang với nguồn tin cho rằng Công ty TNHH Mạnh Cầm đã phân phối sữa Danlait (Pháp) giả với giá đắt “cắt cổ”. Hàng loạt bài viết về thông tin này đã được đăng tải trên các diễn đàn như Lamchame, Webrtretho, sau đó phủ rộng sang các trang mạng xã hội.
Người ta đồn đoán Sữa dê DanLait giả, thiếu đạm, bao bì như hàng Trung Quốc,… Sau đó, Công ty Mạnh Cầm đã bị tạm thu 5600 hộp sữa dê và bị tẩy chay trên mọi mặt trận.

Song, thực chất là đến tháng 4/2013, Viện Pasteur TPHCM đã có văn bản thừa nhận nhầm lẫn trong tính toán kết quả kiểm nghiệm loại sữa này. Viện Pasteur TPHCM cũng đã đưa ra thông tin đính chính kết quả về hàm lượng protein trong mẫu kiểm nghiệm là 13,2% thay vì 4,13%. Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cũng đã đưa ra kết luận sữa DanLait đảm bảo đúng tiêu chuẩn đăng ký trên nhãn mác.

Mặc dù thông tin đã được đính chính, nhưng Công ty Mạnh Cầm đã phải chịu một tác động rất lớn. Kinh doanh đình trệ, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Và những người thích chỉ trích chỉ tin vào những gì họ muốn, đồng thời cho rằng “thông tin đính chính” là được “dùng tiền mua”.

3. Mục đích của truyền thông bẩn là gì?

ví dụ về truyền thông bẩn
Truyền thông bẩn được thực hiện với mục đích gì?

Truyền thông bẩn có thể được thực hiện bởi chính cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có trong câu chuyện; hoặc được sản sinh, thúc đẩy bởi một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp “bí ẩn” nào đó. Tùy theo việc thông tin sai lệch được lan truyền bởi ai mà mục đích của truyền thông bẩn cũng khác biệt.

Khi truyền thông bẩn được tạo nên bởi chính người trong câu chuyện, thì mục đích nó được triển khai là vì người hoặc tổ chức, doanh nghiệp đó tin rằng lan truyền những thông tin sai lệch là cách để thu hút sự chú ý của công chúng một cách nhanh chóng, hiệu quả; từ đó gia tăng độ nổi tiếng của bản thân. Chiến lược này thường được thực hiện bởi những người trong Showbiz.

Khi truyền thông bẩn được tạo nên bởi một người “bí ẩn”, thì những thông tin sai lệch sẽ gây hại cho người trong câu chuyện và mang lại lợi ích cho kẻ tạo ra câu chuyện sai trái. Lúc này, truyền thông bẩn sẽ hướng đến đối tượng A và giúp che giấu thông tin tiêu cực hoặc giảm thiểu tác động của những thông tin tiêu cực đến hình ảnh, danh tiếng của đối tượng B. Truyền thông bẩn cũng có thể được doanh nghiệp C sử dụng để đối phó với doanh nghiệp đối thủ D, khiến uy tín, doanh số,… của doanh nghiệp D suy giảm.

Ngoài ra, truyền thông bẩn cũng có thể được những kẻ phản động áp dụng nhằm mục đích bôi nhọ Nhà nước.

4. Tác hại của truyền thông bẩn

Truyền thông bẩn có tác hại nghiêm trọng đến cá nhân, xã hội, kinh tế,…

4.1. Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp

  • Ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự, uy tín: Thông tin sai lệch, xuyên tạc được phát tán sẽ khiến khách hàng, đối tác mất niềm tin vào cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong scandal.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, hoạt động kinh doanh: Khi mất lòng tin, khách hàng sẽ không muốn mua sản phẩm/dịch vụ do công ty cung cấp; đối tác cũng sẽ không muốn tiếp tục hợp tác. Điều này ảnh hưởng xấu đến công việc của cá nhân, hoạt động kinh doanh và sự phát triển của công ty.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý: Những thông tin sai lệch, xuyên tạc, kích động có thể gây ra lo lắng, stress và căng thẳng cho người tiếp nhận. Nếu xảy ra trong thời gian dài, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm, lo âu và rối loạn giấc ngủ.
  • Ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân: Truyền thông bẩn có thể xâm phạm đến quyền lợi cá nhân, đặc biệt là quyền riêng tư.

4.2. Đối với kinh tế

tác hại của truyền thông bẩn
Truyền thông bẩn không chỉ gây hại cho cá nhân mà còn gây hại cho kinh tế – xã hội

Khi khách hàng mất lòng tin vào sản phẩm/dịch vụ của một doanh nghiệp, doanh thu của doanh nghiệp đó sẽ sụt giảm. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục tiếp diễn trong thời gian dài, doanh nghiệp có thể phá sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế mà còn gây mất việc làm cho hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người lao động.

4.3. Đối với xã hội

  • Gây rối loạn trật tự công cộng: Những thông tin sai lệch, xuyên tạc, không có căn cứ khoa học đúng đắn có thể gây ra rối loạn trật tự công cộng. Chẳng hạn như những thông tin không chính xác về việc giãn cách xã hội thời Covid-19 đã khiến rất nhiều người cảm thấy lo lắng, đổ xô tới siêu thị mua thực phẩm, từ đó khiến tình hình kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn.
  • Ảnh hưởng đến quan hệ xã hội: Truyền thông bẩn có thể ảnh hưởng đến quan hệ xã hội, dẫn đến sự phân hóa và xung đột giữa các nhóm người, tạo ra sự bất đồng giữa các bên liên quan. Nếu truyền thông bẩn được sử dụng để tác động đến chính trị hoặc xúc phạm đến những giá trị cốt lõi của một nền văn hóa, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sự ổn định của quốc gia.

5. Làm thế nào để ngăn chặn truyền thông bẩn?

Để ngăn chặn truyền thông bẩn, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau:

5.1. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức

Giáo dục và nâng cao nhận thức là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn truyền thông bẩn. Người dân cần được trang bị các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để nhận biết và đối phó với truyền thông bẩn.

5.2. Thúc đẩy truyền thông chính thống

Truyền thông chính thống là một cách để ngăn chặn truyền thông bẩn. Chúng ta cần xây dựng, phát triển các phương tiện truyền thông chính thống; qua đó cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy và trung thực cho công chúng.

5.3. Kiểm soát nội dung truyền thông

ngăn chặn truyền thông bẩn
Cần có nhiều biện pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng truyền thông bẩn

Chúng ta có thể ứng dụng công nghệ trong việc kiểm soát nội dung. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và máy học có thể được sử dụng để phát hiện và ngăn chặn truyền thông bẩn.

5.4. Đưa ra các điều luật và xử phạt người lan truyền thông tin giả

Cá nhân và tổ chức cần chịu trách nhiệm về những gì họ đăng tải và phát tán. Chính phủ cần đưa ra các điều luật chặt chẽ liên quan đến việc xử phạt những cá nhân, tổ chức lan truyền thông tin sai sự thật; đồng thời cảnh báo cho những người khác về hậu quả của việc sử dụng truyền thông bẩn.

Kết luận

Bạn đã hiểu “truyền thông bẩn là gì?” rồi đúng không? Truyền thông bẩn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả đất nước. Để ngăn chặn tình trạng này cần có sự đồng lòng của chính phủ, các tổ chức xã hội và cả cộng đồng. Chỉ khi chúng ta có sự phối hợp và hành động đồng đều, chúng ta mới có thể đánh bại được truyền thông bẩn và xây dựng một xã hội bền vững.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: