Thiết kế đô thị là lĩnh vực rất quan trọng, mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Vậy bạn đã hiểu thiết kế đô thị là gì chưa? Những quy chuẩn về ngành này như thế nào? Hoạt động chính của ngành này như thế nào? Nếu còn nhiều khúc mắc trong các câu hỏi này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây bạn nhé!
Mục lục
Tổng quan ngành thiết kế đô thị
Thiết kế đô thị là gì?
Thiết kế đô thị hay Urban design là nội dung xuyên suốt quá trình quy hoạch và xây dựng đô thị. Thông qua đó tạo ra không gian đô thị đảm bảo công năng, thẩm mỹ, hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội lẫn tự nhiên.
Có thể nói đây là một ngành nghệ thuật về tổ chức cơ cấu, tạo lập không gian nhân tạo cho đô thị. Nó được tiến hành thông qua tổ chức mặt bằng, cơ cấu tổ chức và hình khối để mang đến sự thống nhất các phần kiến tạo theo yêu cầu về thẩm mỹ, cũng như công năng của đô thị.
Thiết kế đô thị chính là nội hàm trong quy hoạch xây dựng. Đồng thời nó cũng là cây cầu kết nối cơ sở với kiến trúc xây dựng thông qua vị trí, hình thái, màu sắc, phong cách, tinh chất,.. Nhờ vậy mà tạo nên một cảnh quan đô thị hiện đại, đồng nhất và có tính thẩm mỹ cao.
Ví dụ: Thiết kế khu đô thị Linh Đàm thì kiến trúc sư phải thiết kế toàn bộ cảnh quan, khu vực xung quanh khu đô thị đó. Từ những khu vực vui chơi, khu sinh hoạt chung, đường đi, cho đến những khu vực chức năng khác. Nó thống nhất và đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với công trình.
👉 Xem thêm: 6 điều bạn nhất định phải biết khi theo đuổi ngành kiến trúc
Ngành thiết kế đô thị là gì?
Đây là một ngành học đào tạo kỹ sư, thông qua đó, các bạn không chỉ có lý thuyết mà còn có kỹ năng nghề nghiệp để quy hoạch từ tổng quan cho đến chi tiết khi xây dựng đô thị. Sinh viên theo học còn nắm được các hoạt động tổ chức không gian chức năng bên ngoài công trình, tạo cảnh quan, thiết kế bố cục và trang trí đô thị.
Hiện nay, đây là một ngành học đang thu hút rất nhiều bạn trẻ lựa chọn trong lĩnh vực xây dựng. Cơ hội nghề nghiệp, tìm việc làm thiết kế đô thị cho sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng cực kỳ đa dạng như:
- Kỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị
- Kiến trúc sư cảnh quan đô thị
- Chuyên viên quản lý đô thị
Thiết kế đô thị là một ngành “hái ra tiền” tùy vào vị trí làm việc mà thu nhập của bạn có thể lên đến con số hàng chục triệu/tháng. Những sinh viên mới ra trường có thể đạt mức lương từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, nếu có kinh nghiệm trên 3 năm bạn có thể lên mức thu nhập từ 20 – 30 triệu đồng/tháng, thậm chí còn cao hơn.
👉 Xem thêm: Kiến trúc cảnh quan là gì? Cơ hội nghề nghiệp ngành kiến trúc cảnh quan
Đối tượng thiết kế đô thị
Đối tượng của thiết kế đô thị chính là toàn bộ không gian đô thị bao gồm: Hệ thống chiếu sáng, tượng đài, quảng cáo,.. nhưng trừ công trình kiến trúc. Nó được chia thành 3 cấp độ đối tượng cụ thể như sau:
- Thiết kế vùng lãnh thổ: Xác định các khu vực chức năng, tổ chức không gian và đặc thù cảnh quan riêng theo từng khu vực.
- Thiết kế tổng thể: Thiết kế không gian tạo nên hệ thống các khu chức năng có sự liên kết với nhau trong đô thị.
- Thiết kế đô thị khu vực: Thiết kế riêng cho từng khu chức năng chẳng hạn như: Không gian trống để sinh hoạt cộng đồng, quảng trường, trục được di chuyển,.. của đô thị.
Nắm rõ đối tượng của thiết kế đô thị chính là một trong những bí quyết giúp bạn phát triển với nghề được dài lâu. Đặc biệt những bạn đang tìm hiểu về ngành này để định hướng nghề nghiệp cho bản thân thì cần hiểu về nó.
Thực trạng về ngành thiết kế đô thị
Ngay sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, công cuộc xây dựng trên khắp các đô thị ở nước ta đã có điều kiện phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn. Dần dần, ngày càng có nhiều sự thay đổi da thịt về thiết kế đô thị khi các công trình được xây dựng khang trang, mỹ quan, hài hòa hơn. Đến thời điểm hiện tại, có thể xem thiết kế đô thị ở nước ta đã đi lên và hoàn thiện. Song, vẫn cần có sự sáng tạo mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao chất lượng đô thị.
Mặt khác, hiểu được tầm quan trọng của thiết kế đô thị, Nhà nước đã đặt ra các quy chuẩn, quy định liên quan. Đây được coi là lĩnh vực cần nghiên cứu chuyên sâu bởi nó cụ thể hóa nội dung quy hoạch, từ không gian tổng thể của hệ thống hạ tầng đô thị đến các chi tiết của cảnh quan đô thị. Chúng ta không thể chỉ vẽ ra các chi tiết thiết kế mà còn phải tính toán kỹ lưỡng, xem xét, xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh, chuyên nghiệp.
Thiết kế đô thị không đơn thuần chỉ là những gì mà người ta nhìn thấy hàng ngày. Nếu được xem xét một cách chi tiết, nó còn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như như kinh tế đô thị, xã hội học đô thị,… Mặc dù phức tạp và nghiêm ngặt nhưng kết quả cuối cùng của nó lại rất đơn giản, là cái mà người ta cảm thụ được, nó hiện hữu hàng ngày trong môi trường sống của đô thị. Nó tác động đến con người trong mọi không gian, thời gian.
Tóm lại, thiết kế đô thị là tổng hòa giữa mỹ thuật và kỹ thuật. Bởi nó không chỉ đẹp, hài hòa mà còn mang đến cảm giác thoải mái, có tính ứng dụng thực tế cao. So với thời gian trước đây thì tình hình thiết kế đô thị nước ta hiện nay đã có tầm nhìn xa hơn, hiện đại, được đầu tư nhiều hơn.
Những quy chuẩn về thiết kế đô thị
Quan trọng là thế, song những quy chuẩn về thiết kế đô thị vẫn chưa được chú trọng nhiều. Có ý kiến đề xuất Nhà nước nên ban hành thành văn bản quy định các tiêu chuẩn trong mảng này một cách đầy đủ hơn. Nhưng cũng có người cho rằng cần linh hoạt với từng dự án. Vì nếu chỉ dựa trên nguyên tắc chung thì sẽ khó phát triển bền vững trong tương lai.
Trong Thông tư “Hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị – số 06/2013/TT-BXD – ngày 13/5/2013” của Bộ Xây Dựng đã đề cập rất đầy đủ, rõ ràng về tiêu chuẩn của thiết kế đô thị. Từ những yêu cầu chung đến đồ án quy hoạch chi tiết. Đây là một thông tư với những nội dung rất mở, không ràng buộc hay làm khó các nhà chuyên môn. Điều quan trọng là trách nhiệm của những người trong cuộc khi thực hiện xây dựng, thiết kế đô thị.
Thực tế, trong quy hoạch xây dựng nói chung đều sẽ phải trải qua các giai đoạn, các bước thiết kế, từ tổng thể đến chi tiết, cụ thể hóa. Đây là nguyên tắc kinh điển, nếu áp dụng tốt thì sẽ mang đến các khu đô thị chất lượng.
👉 Xem thêm: Học kiến trúc ra làm gì? – 6 công việc tiềm năng cho SV kiến trúc
Hoạt động chính của ngành thiết kế đô thị là gì?
Hiện nay, ngành thiết kế đô thị được xem là ngành có yêu cầu rất cao, nghiêm ngặt trong quá trình thiết kế. Những người làm việc trong lĩnh vực này cần có trách nhiệm khi xây dựng các chiến lược, giúp khu đô thị ngày càng phát triển, hiện đại và văn minh hơn nữa.
Theo đó, các kiến trúc sư thường sẽ đưa ra nhiều phương án thiết kế, hướng ứng dụng vào thực tiễn, dự đoán trước về những vấn đề tiêu cực,… trong quá trình thiết kế, tạo sự can thiệp sâu sắc với nền kinh tế. Kiến trúc sư làm gì cũng cần có căn cứ. Mục đích hoạt động của họ là tạo nên hệ thống luật phát triển để việc quản lý đô thị được hiệu quả.
Ngoài ra, họ cũng trở thành những cố vấn đắc lực cho lực lượng quản lý đô thị, đưa ra phương án quản lý, duy trì khu đô thị luôn ở mức tốt nhất.
Mặt khác, người tham gia ngành này cũng cần có mắt thẩm mỹ cao, vốn kiến thức sâu rộng. Những điều luật quản lý đô thị sẽ được thực hiện dựa trên thông tin cố vấn của người thiết kế.
Mức lương ngành thiết kế đô thị
Bởi yêu cầu cao và khắt khe nên mức lương của ngành thiết kế đô thị cũng rất tốt, xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra. Tùy vào từng vị trí, tính chất công việc mà mức lương sẽ có sự khác nhau, cụ thể là:
- Kỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị: khoảng 30 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên quản lý đô thị: khoảng 12 triệu đồng/tháng.
- Kiến trúc sư cảnh quan đô thị: khoảng 35 triệu đồng/tháng.
- Giảng viên ngành thiết kế đô thị: khoảng 12 triệu đồng/tháng.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu thiết kế đô thị là gì? Không những thế còn cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích có liên quan. Hy vọng chia sẻ này sẽ là định hướng nghề nghiệp quý báu với những bạn trẻ đang phân vân không biết có nên theo ngành học này hay không.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)