Kiến trúc là một trong những ngành học không bao giờ lỗi thời. Tuy nhiên, bạn có thực sự biết học kiến trúc ra làm gì không? Mức lương của ngành này như thế nào? Tìm hiểu ngay với JobsGO nhé.
Mục lục
1. Ngành Kiến Trúc Là Gì?
Ngành kiến trúc là lĩnh vực khoa học, nghệ thuật liên quan đến việc thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình xây dựng như nhà ở, công trình công cộng, công trình thương mại, công nghiệp hay các không gian đô thị. Kiến trúc kết hợp giữa mỹ thuật, kỹ thuật, công nghệ cùng sự hiểu biết về nhu cầu con người để tạo ra những không gian sống và làm việc hài hòa, bền vững, thẩm mỹ.
2. Ngành Kiến Trúc Học Gì?
Ngành kiến trúc sẽ cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về lịch sử, công nghệ, luật xây dựng, kỹ năng phân tích lẫn tính toán.
Dưới đây là các môn học và kiến thức chính trong chương trình học ngành kiến trúc:
- Cơ sở lý thuyết và lịch sử kiến trúc
- Thiết kế kiến trúc
- Kỹ thuật xây dựng
- Công nghệ và phần mềm
- Quy hoạch đô thị và thiết kế cảnh quan
- Bền vững và môi trường
- Quản lý dự án và kinh tế
- Kỹ năng mềm và giao tiếp
- Thực tập và dự án thực tế
- Nghiên cứu và phát triển
3. Học Kiến Trúc Ra Làm Gì?
Với câu hỏi “học kiến trúc ra làm gì?”, chúng ta thường nhận được câu trả lời là “kiến trúc sư”. Câu trả lời này không sai, nhưng chưa đủ. Vì trên thực tế, ngành kiến trúc sư được chia ra thành rất nhiều nhánh nhỏ như: kiến trúc sư công trình, kiến trúc sư nội thất, kiến trúc sư cảnh quan,…
Sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc còn có thể trở thành giám sát công trình, kỹ sư quy hoạch đô thị và giảng viên kiến trúc tại các trường cao đẳng, đại học,…
3.1 Kiến Trúc Sư Cảnh Quan
Vẻ đẹp ngày càng được đề cao, chính vì vậy, không có gì lạ khi nghề kiến trúc sư cảnh quan trở thành một trong những nghề “hot” nhất trong lĩnh vực kiến trúc. Các kiến trúc sư cảnh quan hướng tới việc cải thiện chất lượng môi trường bằng cách thiết kế và quản lý các không gian mở xung quanh chúng ta. Họ kết hợp các kỹ năng nghệ thuật với kiến thức về hoạt động của con người và môi trường tự nhiên để thiết kế các khu vực công cộng ở thị trấn, thành phố và nông thôn.
Đây là ngành nghề quan trọng trong các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn. Các công trình công cộng như bảo tàng, công viên, khu giải trí cũng rất cần sự tham gia của các kiến trúc sư cảnh quan.
3.2 Kiến Trúc Sư Công Trình
Khi các tòa nhà xuất hiện ngày một nhiều cũng là lúc kiến trúc sư công trình ngày càng bận rộn. Vì thế mà nhu cầu cho chuyên ngành này ngày càng cao.
Trong kiến trúc, kiến trúc sư công trình chịu trách nhiệm điều phối và quản lý một dự án kiến trúc từ giai đoạn thiết kế ý tưởng cho đến khi hoàn thành công trình.
Kiến trúc sư công trình vừa phải làm việc với vừa phải làm việc với nhà thầu, vừa phải làm việc với chủ đầu tư để đảm bảo cho công trình hoàn thành theo đúng kiến trúc và quy hoạch ban đầu. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc về mức lương kỹ sư thủy lợi trong ngành xây dựng, điều này cho thấy sự quan tâm đến các cơ hội nghề nghiệp khác nhau trong lĩnh vực này.
3.3 Kiến Trúc Sư Nội Thất
Học kiến trúc ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc, bạn có thể trở thành một kiến trúc sư nội thất.
Mọi người thường nhầm lẫn kiến trúc sư nội thất và nhà thiết kế nội thất. Thực tế, đây là 2 vị trí công việc hoàn toàn khác biệt. Theo đó, một kiến trúc sư nội thất thiết kế xây dựng nội thất và quy hoạch không gian. Trong khi nhà thiết kế nội thất chỉ tập trung vào trang trí các vật dụng trong nhà: bàn tủ, kệ, tivi,…. Điều này dẫn đến thắc mắc interior là gì, khi mà thuật ngữ này thường dùng để chỉ các yếu tố liên quan đến thiết kế và trang trí không gian bên trong một công trình hoặc ngôi nhà
Kiến trúc sư nội thất chịu trách nhiệm lớn hơn nhiều so với nhà thiết kế nội thất. Nếu nhà thiết kế nội thất chỉ cần đảm bảo về mặt thẩm mỹ cho một công trình, thì kiến trúc sư nội thất phải cân bằng được 2 khía cạnh: vẻ đẹp và tính thực tiễn. Kiến trúc sư nội thất phải tính đến chức năng, sự an toàn bên cạnh “diện mạo” của căn hộ.
Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên Thiết kế nội thất
3.4 Giám Sát Công Trình
Giám sát công trình còn được biết đến với những tên gọi như giám sát xây dựng, giám sát thi công.
Giám sát công trình đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ dự án xây dựng nào; dự án càng phức tạp thì vai trò của giám sát công trình càng lớn. Giám sát công trình có vai trò điều phối giữa chủ dự án/ chủ đầu tư và nhà thầu. Công việc chính của Giám sát công trình bao gồm:
- Theo dõi hiện trường, đảm bảo việc thi công, lắp đặt được thực hiện đúng theo hồ sơ thiết kế.
- Tìm và xử lý các chi tiết công việc mà nhà thầu, chủ đầu tư chưa nắm rõ.
- Hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế khắc phục các sai sót tại hiện trường.
- Báo cáo, cập nhật tình hình cho chủ đầu tư biết.
- Rà soát sổ sách, số liệu của ban quản lý chất lượng và tìm hiểu ban quản lý dự án là gì để phối hợp hiệu quả.
- Phân công công việc và nghiệm thu các hạng mục đạt tiêu chuẩn, chất lượng thi công.
- Thẩm định chất lượng kỹ thuật khi thi công công trình.
Xem thêm: Mô tả công việc Kỹ sư kết cấu
3.5 Kỹ Sư Quy Hoạch Đô Thị/ Quy Hoạch Vùng
Kiến trúc đô thị là gì? Quy hoạch đô thị hay quy hoạch vùng là một công việc mang tính hành chính. Người làm trong lĩnh vực quy hoạch sẽ không chỉ là người hiểu về kiến trúc. Họ được yêu cầu hiểu biết về xây dựng, bất động sản, luật đất đai, tư duy phát triển đô thị,… Kỹ sư quy hoạch cũng cần có kiến thức về văn hóa, xã hội, môi trường,…
Các nhà quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Đối với doanh nghiệp, họ có nhiệm vụ hoàn thành ý tưởng kiến trúc của doanh nghiệp với những điều kiện sẵn có. Đối với cơ quan quản lý, họ có trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch đô thị nói chung.
Các cơ quan nhà nước về đất đai, xây dựng có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư quy hoạch đô thị lớn hơn. Tuy nhiên, trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ tăng nhu cầu vị trí này. Lý do xuất phát từ sự phát triển mạnh về bất động sản của các doanh nghiệp lớn.
3.6 Giảng Viên Kiến Trúc
Nếu có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập, bạn sẽ có cơ hội trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học kiến trúc, xây dựng,… trên toàn quốc.
Để trở thành giảng viên, ngoài kiến thức chuyên ngành, bạn cần tham gia khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; đồng thời cần có trình độ ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn.
Theo đó, giảng viên đại học cần có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trình độ tin học cần đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
4. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Kiến Trúc
Để học và thành công trong ngành kiến trúc, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau đây:
4.1 Sáng Tạo
Sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong ngành kiến trúc. Kiến trúc sư cần có tư duy sáng tạo để nghĩ ra những ý tưởng mới độc đáo trong thiết kế. Điều này không chỉ giúp công trình trở nên khác biệt, hấp dẫn, mà còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hòa với môi trường xung quanh. Khả năng cảm nhận tốt về cái đẹp, hình dáng, màu sắc và không gian giúp kiến trúc sư tạo ra những thiết kế thu hút, ấn tượng.
4.2 Kỹ Năng Vẽ và Thiết Kế
Kỹ năng vẽ và thiết kế là nền tảng để hiện thực hóa ý tưởng của kiến trúc sư. Khả năng vẽ tay tốt giúp kiến trúc sư phác thảo nhanh chóng, rõ ràng những ý tưởng của mình. Bên cạnh đó, việc thành thạo các phần mềm thiết kế như AutoCAD, Revit, SketchUp, 3ds Max, và Photoshop là cần thiết để tạo ra các bản vẽ chi tiết và mô hình 3D chuyên nghiệp, hỗ trợ kiến trúc sư trong quá trình thiết kế, trình bày dự án.
4.3 Tư Duy Không Gian
Tư duy không gian là khả năng tưởng tượng; hình dung ra các không gian 3D từ bản vẽ hai chiều. Điều này giúp kiến trúc sư tổ chức, bố trí không gian một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo công năng sử dụng tối ưu cho công trình. Sự hiểu biết về không gian còn hỗ trợ kiến trúc sư tạo ra những thiết kế đẹp mắt, tiện nghi và phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
4.4 Kỹ Năng Kỹ Thuật
Hiểu biết về kỹ thuật xây dựng là một yếu tố không thể thiếu đối với kiến trúc sư. Theo mô tả công việc kiến trúc sư bao gồm việc nắm vững các nguyên lý và kỹ thuật xây dựng cơ bản, giúp họ thiết kế các công trình bền vững, an toàn. Bên cạnh đó, kiến thức về vật liệu xây dựng cùng cách sử dụng chúng trong thiết kế là cần thiết để chọn lựa những giải pháp xây dựng phù hợp, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường.
4.5 Kỹ Năng Quản Lý và Lãnh Đạo
Để phát triển trong lĩnh vực kiến trúc, kiến trúc sư còn cần có khả năng lãnh đạo, quản lý. Kỹ năng này giúp họ điều phối các dự án xây dựng một cách hiệu quả, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và trong ngân sách đã định.
4.6 Kỹ Năng Giao Tiếp
Với một công việc đòi hỏi phải phối hợp làm việc với khách hàng, đối tác và nhiều bộ phận khác nhau như kiến trúc sư thì kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng. Kiến trúc sư cần phải trình bày về giá trị của thiết kế, đảm bảo sự đồng thuận, ủng hộ từ các bên liên quan trong suốt quá trình thực hiện dự án.
4.7 Sự Nhạy Bén Với Xu Hướng
Sự nhạy bén với xu hướng giúp kiến trúc sư hiểu, nắm bắt kịp thời các xu hướng thiết kế mới và áp dụng chúng vào công việc của mình. Nhờ vậy, họ có thể tạo ra những thiết kế hiện đại, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Khả năng thích ứng với sự thay đổi và cập nhật liên tục các xu hướng mới cung rất quan trọng để kiến trúc sư duy trì sự sáng tạo và cạnh tranh trong ngành.
5. Mức Thu Nhập Của Ngành Kiến Trúc Như Thế Nào?
Nói chung, tùy thuộc vào vị trí và trình độ mà mức lương của kiến trúc sư sẽ khác nhau. Theo khảo sát và tổng hợp trên trang tuyển dụng jobsgo.vn thì mức lương của ngành kiến trúc thường dao động như sau:
Mức lương | Kiến trúc sư |
Lương trung bình | 15.300.000 VNĐ/ tháng |
Khoảng lương phổ biến | 11.000.000 – 21.000.000 VNĐ/ tháng |
Có thể nói, mức thu nhập của ngành kiến trúc so với nhiều ngành nghề khác thì đây không phải mức lương thấp. Tuy nhiên với công sức bỏ ra cùng những cạnh tranh khi xin việc thì đây là mức lương hoàn toàn xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra.
Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành kiến trúc của nước ta rất cao, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Hiểu một cách đơn giản, điều mà thị trường cần đó chính là những kiến trúc sư có khả năng đột phá và có phong cách riêng. Nếu các bạn làm được điều này thì mức thu nhập của bạn sẽ không bị giới hạn và có tiền đồ mở rộng.
6. Ngành Kiến Trúc Học Trường Nào?
Nếu bạn đang lăn tăn trong việc chọn trường thì bạn có thể tham khảo các trường đào tạo uy tín về ngành kiến trúc như:
Miền | Trường |
Miền Bắc |
|
Miền Trung |
|
Miền Nam |
|
Bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “học kiến trúc ra làm gì?” chưa? Hy vọng bài viết này của JobsGO đã cho bạn nhiều gợi ý hay ho về chuyên ngành kiến trúc tương lai.
Câu hỏi thường gặp
1. Tìm Việc Làm Kiến Trúc Ở Đâu?
Với sự phát triển của công nghệ, ứng viên có nhiều kênh thông tin tìm việc làm kiến trúc uy tín như: mạng xã hội, website/ fanpage tuyển dụng của công ty hay qua các trang web tìm việc online như JobsGO…
2. Học Kiến Trúc Có Khó Không?
Học kiến trúc đòi hỏi sự sáng tạo, kỹ năng kỹ thuật, khả năng làm việc chăm chỉ. Chương trình học thường khá nặng, yêu cầu sự tỉ mỉ, chi tiết. Tuy nhiên, với đam mê và nỗ lực, bạn hoàn toàn có thể vượt qua các thách thức và đạt được thành công trong ngành này.
3. Những Thách Thức Chính Trong Ngành Kiến Trúc Là Gì?
Những thách thức chính trong ngành kiến trúc bao gồm việc cân bằng giữa thẩm mỹ với chức năng của công trình, tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn xây dựng, quản lý ngân sách, tiến độ dự án, cập nhật các xu hướng, công nghệ mới và làm việc với nhiều bên liên quan khác nhau như khách hàng, nhà thầu, các cơ quan quản lý…
4. Kiến Trúc Sư Có Thể Làm Việc Quốc Tế Không?
Kiến trúc sư có thể làm việc quốc tế và tham gia vào các dự án ở nhiều quốc gia khác nhau. Việc hiểu biết về các tiêu chuẩn, quy định xây dựng của các quốc gia, khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa và thành thạo tiếng Anh là những yếu tố quan trọng để thành công trong môi trường quốc tế.
5. Kiến Trúc Sư Cần Sử Dụng Những Phần Mềm Nào?
Kiến trúc sư thường sử dụng các phần mềm thiết kế như AutoCAD, Revit, SketchUp, 3ds Max hay Photoshop. Những phần mềm này hỗ trợ trong việc tạo ra các bản vẽ chi tiết, mô hình 3D và trình bày dự án chuyên nghiệp.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)