Thiết kế game là gì? Học những gì? Công việc của Game Designer

Đánh giá post

Game online cho phép mọi người bước vào thế giới mới và trở thành những người lính siêu phàm, những tay chơi tennis lão luyện, những vị cứu tinh của thế giới… Bạn có biết những thế giới này được tạo ra bởi ai không? Chúng được hình thành và phát triển bởi nhà thiết kế game – người chịu trách nhiệm chính về nội dung, nhân vật và quy tắc của các trò chơi.

Tổng quan về ngành thiết kế game?

Ngành thiết kế game là gì?

VIỆC LÀM thiết kế game

Thiết kế game (Game Design) là một lĩnh vực rộng lớn, kết hợp của khoa học máy tính/lập trình, sáng tạo nội dung và thiết kế đồ họa.

Hiểu một cách đơn giản, thiết kế game là quá trình phát triển một trò chơi, từ một ý tưởng đơn giản trở thành một trò chơi hoàn chỉnh. Trò chơi, luật chơi, nhân vật, cách chơi,.. tất cả đều được tạo ra trong quá trình thiết kế game.

3 yếu tố chính trong Game Design là:

  • Mục tiêu (Goal): Mỗi trò chơi được tạo ra cho một đối tượng cụ thể, với nhiều mục đích khác nhau bao gồm giải trí, giáo dục, nâng cao kỹ năng,…
  • Luật chơi (Rule): Trò chơi luôn có quy tắc; khi người chơi thực hiện đúng cách họ sẽ dành chiến thắng và ngược lại, thực hiện sai cách họ sẽ thua.
  • Thử thách (Challenge): Đây là yếu tố hấp dẫn, lôi kéo người chơi.
thiết kế game
Nghề thiết kế Game là gì?

Người thiết kế game là gì?

Người thiết kế game (Game Designer) được coi là người mang lại linh hồn cho game. Họ có nhiệm vụ lên ý tưởng, tạo ra cốt truyện, thiết kế khái niệm, quy tắc, tương tác giữa các nhân vật,… Họ cần truyền đạt ý tưởng và phối hợp với các chuyên gia khác (như nhà phát triển, họa sĩ,…) để tạo ra trò chơi hoàn chỉnh.

Game Designer thường am hiểu rất nhiều lĩnh vực từ sáng tạo nội dung, thiết kế đồ họa cho đến công nghệ thông tin. Chẳng những thế, họ còn phải có kiến thức về tâm lý để tạo nên một trò chơi hấp dẫn người chơi.

👉 Xem thêm: Game Developer là gì? 7 kỹ năng cần thiết để trở thành Game Developer

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi ngành thiết kế game

Cơ hội

Giai đoạn 2019 – 2021, các startup Việt Nam trong lĩnh vực nội dung số, đặc biệt là ngành game đã chứng kiến mức tăng doanh thu cực kỳ ấn tượng, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tại Việt Nam, cả cộng đồng khởi nghiệp đã “đứng hình” khi biết Axie Infinity, game do Sky Mavis sản xuất tại Việt Nam, mang về tổng vốn hóa 2,4 tỷ USD, đây là kỷ lục trong cộng đồng công nghệ châu Á.

Thống kê từ App Annie 2020 cho thấy các doanh nghiệp game Việt Nam xếp thứ 7 về số lượng game được tải xuống nhiều nhất trên thế giới. Google cũng cho thấy trong số các công ty có lượng game được tải xuống nhiều nhất ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, có 5 công ty đến từ Việt Nam.

Rõ ràng, game là một ngành béo bở, kích thích các doanh nghiệp tham gia đầu tư. Điều đó đồng nghĩa với việc, cơ hội việc làm cho các nhân sự ngành game bao gồm nhà thiết kế game đang ngày càng rộng mở, đặc biệt là trong lĩnh vực tuyển designer.

Ngành thiết kế game
Ngành game đang ngày càng phát triển, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ.

Thách thức

Một trong những thách thức lớn nhất mà các bạn trẻ phải đối mặt khi theo đuổi ngành thiết kế game là yêu cầu về kiến thức, kỹ năng. Để trở thành một Game Designer, người trẻ phải học hỏi rất nhiều kiến thức bao gồm biên tập màn chơi, dựng chuyển động hoạt hình, lập trình, kiến thức thiết kế, kỹ thuật phần mềm, âm thanh,… Mặc dù không phải học chuyên sâu tất cả, nhưng nhà thiết kế game vẫn phải có vốn kiến thức cơ bản. Bởi họ là người có cái nhìn toàn diện và phải phối hợp với những thành viên khác trong nhóm để sản phẩm được phát triển đúng hướng.

Không chỉ thế, các Game Designer còn phải đối mặt là sự thay đổi liên tục của nền tảng cũng như xu hướng về thể loại game hiện hành. Điều này yêu cầu người trẻ phải liên tục đổi mới và nhanh nhạy với sự biến đổi thị trường.

👉 Xem thêm: Thiết kế đồ họa: Có bao nhiêu nghề Designer?

Kiến thức cần học để trở thành một người thiết kế game

Để trở thành một Game Designer, bạn cần học các kiến thức cơ bản về Game Design và kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế.

Kiến thức cơ bản về Game Design

  • Thuật ngữ thiết kế game: để hiểu quá trình phát triển trò chơi điện tử.
  • Nguyên lý thị giác: để phát triển khả năng tư duy hình ảnh, nâng cao mắt thẩm mỹ – đây là tiền để cho khả năng sáng tạo có bố cục, logic, hệ thống.
  • Thiết kế đồ họa: giúp người học có được cái nhìn tổng thể về thiết kế nền tảng số.
  • Điêu khắc và giải phẫu học: giúp ích cho quá trình khắc họa nhân vật.
  • Cơ quan và chuyển động: có ích cho việc phát triển các đối tượng có khả năng di chuyển trong game.
  • Ánh sáng, máy quay, kết xuất: các yếu tố giúp tạo ra trò chơi có tính thực tế, thân thiện với người dùng.

👉 Xem thêm: ux designer tuyển dụng

Kỹ năng sử dụng phần mềm

Quá trình thiết kế game gắn liền với việc sử dụng các phần mềm. Vì vậy, nâng cao kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế là điều rất quan trọng đối với một Game Designer.

Các phần mềm thường được nhà thiết kế game sử dụng bao gồm:

  • Maya: phần mềm đồ họa 3D, thường được sử dụng để phát triển các đối tượng mô hình động trong không gian 3 chiều bao gồm nhân vật game.
  • Sketch: trình chỉnh sửa đồ họa vector, giúp thiết kế giao diện người dùng (UI).
  • GameMaker Studio: công cụ phát triển trò chơi cho phép bạn tạo các trò chơi điện tử với nhiều tính năng hữu ích như thư viện hoạt hình, vật liệu mô hình 3D,…
  • Unity: phần mềm làm game đa nền tảng. Phần mềm này có khả năng phát triển các video game cho máy tính, consoles, điện thoại.
  • Construct: công cụ thiết kế làm game dựa trên ngôn ngữ HTML.

Tố chất để trở thành một Game Designer?

Ngoài những kiến thức chuyên môn, một Game Designer còn cần sở hữu những tố chất như:

  • Khả năng sáng tạo: giúp tạo ra các game hấp dẫn, thu hút người chơi.
  • Tư duy logic: để biến ý tưởng thành thực tế.
  • Khả năng diễn đạt, làm việc nhóm: để giải thích ý tưởng và phối hợp tốt với lập trình viên, chuyên viên thiết kế,…
  • Xử lý vấn đề: trong quá trình phát triển game không tránh khỏi gặp các trục trặc kỹ thuật, lúc này, nhà thiết kế phải biết cách giải quyết để quá trình phát triển game có thể tiếp tục diễn ra.
  • Nhanh nhạy với xu hướng mới: một trò chơi chỉ được coi là thành công khi được nhiều người đón nhận.

Các vị trí trong nghề thiết kế game

Nghề Game Design hiện nay có rất nhiều các vị trí công việc khác nhau cho các bạn lựa chọn. Bật mí các vị trí hấp dẫn cùng mức lương cụ thể như sau:

Vị trí Gameplay Designer

Gameplay Designer không phải là nghề thiết kế nhân vật game mà nó là việc thiết kế ra những lối chơi cho game. Vai trò của họ trong việc tạo nên một con game rất quan trọng, họ đảm nhận việc xây dựng lên các Game Element với yêu cầu kỹ năng như:

  • Am hiểu chuyên sâu về các thể loại game trên thị trường
  • Có lối tư duy logic và khoa học
  • Có cảm quan tốt về game để thiết kế lối chơi hấp dẫn

Mức thu nhập cho vị trí Gameplay Designer đối với những người có kinh nghiệm tại Việt Nam hiện nay dao động từ 20 triệu – 30 triệu đồng/tháng.

thiết kế game là gì
Vị trí Gameplay Designer.

Vị trí System Designer

System Designer làm thiết kế game về mảng hệ thống trong game. Công việc chính khi bạn là một thiết kế hệ thống game sẽ bao gồm: Thiết kế lên hệ thống cốt lõi, định hướng cho Metagame và Game Economy, thiết kế Gamefowl và Coreloop.

Vị trí này yêu cầu bạn cần có các kỹ năng như:

  • Viết Technical Writing
  • Kỹ năng thiết kế hệ thống trò chơi một cách tổng quát
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu thị trường

Hiện nay, vị trí System Designer có mức thu nhập dao động từ 25 triệu – 35 triệu đồng/tháng. Tuỳ vào kinh nghiệm và khả năng mà thu nhập của các bạn có thể còn cao hơn.

Vị trí Scripting Designer

Scripting Designer là vị trí quan trọng trong thiết kế game. Nó đòi hỏi bạn phải có tính sáng tạo thực sự để biến ý tưởng thành hiện thực trong game. Một Scripting Designer hiện nay sẽ thực hiện các công việc như: Thiết kế và xây dựng lên các bản mẫu trò chơi thô, đưa ra bản demo các tính năng trong game, phát triển module,…

Scripting Designer là vị trí sẽ yêu cầu với các kỹ năng như:

  • Hiểu biết về ngôn ngữ lập trình
  • Sử dụng thành thạo Unity, Unreal,… để lập trình game
  • Có khả năng đọc code, hiểu và có bí quyết truyền đạt thông qua kỹ thuật lập trình

Scripting Designer là vị trí có thể khiến bạn nhấn được mức thu nhập cực khủng. Hiện nay tại Việt Nam, vị trí này nhận được mức thu nhập từ 30 triệu – 40 triệu đồng/tháng.

Game Designer
Vị trí Scripting Designer.

Vị trí Level Designer

Level Designer là người thực hiện đưa ra ý tưởng để tạo nên các màn chơi khác nhau trong game. Họ phải am hiểu tâm lý người chơi để xây dựng các level phù hợp và cuốn hút. Hiện nay, một Level Designer cần có những kỹ năng như:

  • Biết cách để phân tích dữ liệu và hành vi người dùng
  • Có kỹ năng sắp xếp bố cục khoa học
  • Kỹ năng phân tích tâm lý của game thủ

Mức lương của Level Designer hiện nay dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Vị trí UX Designer

Vị trí UX Designer có liên quan với nghề thiết kế đồ họa game. Công việc chính của họ đảm nhận là thiết để liên quan đến trải nghiệm của người dùng thông qua nhìn, nghe, thao tác và cảm nhận,… về trò chơi. UX Designer cần những kỹ năng như:

  • Am hiểu về trải nghiệm người dùng
  • Có tính tỉ mỉ, cẩn thận và tư duy logic
  • Có khả năng Creative Writing

Mức lương của UX Designer hiện nay dao động từ 15 triệu – 25 triệu đồng/tháng.

Vị trí Operation Designer

Trong nghề thiết kế game tại Việt Nam hiện nay, vị trí Operation Designer được tuyển dụng phổ biến nhất. Họ là những người đảm nhận thiết kế các tính năng giúp game vận hành suôn sẻ, biết cách xây dựng hệ thống nhằm duy trì người chơi trong game và thực hiện dẫn dắt cộng động game thủ.

Operation Designer yêu cầu cần có các kỹ năng như:

  • Kỹ năng thống kê, toán xác suất
  • Kỹ năng cân bằng game thông qua các chỉ số về vận hành
  • Phân tích dữ liệu người chơi tốt

Mức lương của Operation Designer hiện nay dao động từ 18 triệu – 25 triệu đồng/tháng. Thu nhập còn có thể cao hơn.

Game Designer là gì
Vị trí Operation Designer.

👉 Xem thêm: Top 10 công ty lĩnh vực game hàng đầu hiện nay

Học Game Designer ở đâu?

Nếu bạn muốn trở thành một Game Designer, bạn có thể tự học tại nhà, đăng ký tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc trở thành sinh viên ngành thiết kế game tại các trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc.

Tự học thiết kế game tại nhà

Ưu điểm Nhược điểm
  • Tiết kiệm
  • Chủ động về thời gian, địa điểm học
  • Thoải mái khi học
  • Được chủ động lựa chọn những gì muốn học
  • Không có định hướng
  • Dễ học sai kiến thức
  • Kiến thức tìm thấy thường là kiến thức cũ

Học tại trung tâm/ trường đại học

Ưu điểm Nhược điểm
  • Được học với các chuyên gia hàng đầu trong ngành
  • Có định hướng, lộ trình học rõ ràng
  • Kiến thức chính thống, cập nhật
  • Có cơ hội mở rộng mối quan hệ với những người trong nghề
  • Bằng cấp có giá trị, dễ xin việc
Chi phí cao.

Dưới đây là một số đơn vị, trường đại học có khóa/ngành thiết kế game để bạn tham khảo.

  • Khóa học thiết kế game 3D tại FPT Arena
  • Chương trình cử nhân Thiết kế Game tại RMIT

Ngoài ra, bạn cũng có thể theo học các ngành học liên quan như:

  • Công nghệ đa phương tiện tại trường Học viện Công nghệ bưu chính Viễn thông
  • Công nghệ đa phương tiện tại Đại học Quốc tế Bắc Hà
  • Công nghệ đa phương tiện tại Đại học Hòa Bình
  • Công nghệ đa phương tiện tại Đại học Cửu Long
  • Mỹ thuật đa phương tiện tại Arena Multimedia

Kết luận

Ngành game đang ngày càng phát triển và mở ra cho các bạn trẻ nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Click ngay để tìm hiểu 10.000+ việc làm thiết kế game lương cao đang có mặt trên JobsGO 👇👇👇

VIỆC LÀM thiết kế game

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: