Kiến trúc cảnh quan thuộc khối ngành kiến trúc và được xem là một ngành học thú vị, đầy tiềm năng. Bạn có tò mò ngành này có đặc điểm gì và ra trường làm gì không? Nếu có thì hãy cùng JobsGO tìm hiểu nhé!
Mục lục
Tìm hiểu chung về kiến trúc cảnh quan
Kiến trúc cảnh quan là gì?
Thuật ngữ “Kiến trúc cảnh quan” trở thành một ngành nghề sau khi được nhắc đến bởi Frederick Law Olmsted. Thời điểm đó cũng là lúc ông thiết kế Công viên Trung tâm ở Mỹ.
Tên chuyên ngành của thuật ngữ này là Landscape Architecture. Đây là ngành học nghiên cứu và thiết kế, tổ chức không gian theo các yêu cầu về giá trị thẩm mỹ, môi trường và văn hóa. Không chỉ là thiết kế kiến trúc, ngành này còn quy hoạch không gian và tạo ra giá trị sử dụng cho không gian đó. Những không gian mở được thiết kế còn mang yếu tố hài hòa với thiên nhiên, thuận lợi sử dụng.
Phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan xoay quan 3 lĩnh vực chính: quy hoạch, thiết kế và quản lý không gian đô thị. Chính vì vậy nên, yêu cầu đối với một kiến trúc sư cảnh quan tương đối cao. Nhưng tiềm năng của ngành nghề này lại rất rộng mở.
? Xem thêm: 6 điều bạn nhất định phải biết khi theo đuổi ngành kiến trúc
Sản phẩm của kiến trúc cảnh quan
Sản phẩm từ những kỹ sư ngành này tạo ra xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Bạn bước ra đường, từng lối đi, khuôn viên, con phố, vị trí các tòa nhà,… Cách mà chúng phân bố, được sắp xếp ra sao chính là kết quả của kiến trúc cảnh quan.
Mục tiêu mà nó hướng tới là sự thuận tiện, nét đẹp trong không gian sống. Hơn nữa, họ cũng phải đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên trên.
Ngành kiến trúc cảnh quan học gì?
Kiến thức ngành này rất rộng. Không chỉ là kiến thức chuyên môn. Các kiến thức chung về văn hóa, xã hội, luật phát,… cũng rất quan trọng. Vậy một kiến trúc sư cảnh quan sẽ được đào tạo những gì?
Kiến thức chuyên môn
Kiến thức chuyên môn của ngành nghề này bao gồm các kỹ thuật kiến trúc tổng hợp sau:
- Kỹ thuật công trình xây dựng
- Kiến thức và kỹ thuật quy hoạch đô thị
- Thiết kế cảnh quan
- Kỹ thuật tổ chức các yếu tố cảnh quan như bất động sản, thực vật, không gian văn hóa,…
- Kiến thức về tiêu chuẩn quản lý cảnh quan
- Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo xây dựng, bố trí cảnh quan
- Và nhiều kiến thức và kỹ năng liên quan
Kiến thức bổ trợ công việc
Kiến thức bổ trợ tuy không liên quan nhiều đến chuyên môn nhưng lại rất quan trọng trong quá trình làm việc:
- Kiến thức nghệ thuật, thẩm mỹ, hội họa không gian
- Kiến thức về môi trường tự nhiên và xã hội
- Kiến thức về pháp luật, chính trị liên quan đến bất động sản, xây dựng, quy hoạch đô thị,…
- Kiến thức về văn hóa xã hội trong môi trường đô thị
- Kiến thức về bảo tồn môi trường tự nhiên, các công trình văn hóa,… Và một số kiến thức kinh tế-xã hội khác
Kỹ năng cần có để theo đuổi ngành kiến trúc cảnh quan
Một kiến trúc sư cảnh quan để học tập và thành nghề cần có nhiều kỹ năng và phẩm chất đặc biệt:
Kỹ năng phân tích
Để sản phẩm tạo ra tốt nhất thì kiến trúc sư phải hiểu được từng con số trong bản thiết kế. Kỹ năng phân tích còn nằm ở bước đánh giá cấu trúc thực tế của địa hình, môi trường,… Bạn phải nắm rõ được mọi điều kiện xung quanh thì thiết kế xây lên mới đảm bảo hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp
Người kiến trúc sư cảnh quan sẽ có sự tương tác với các bộ phận khác: bên xây dựng, quản lý nguyên vật liệu,… Chính vì vậy, sự giao tiếp chia sẻ thông tin là bắt buộc. Có kỹ năng giao tiếp sẽ giúp họ dễ dàng giải thích ý tưởng, xử lý vấn đề bất đồng quan điểm. Chỉ khi có sự thống nhất giữa các bộ phận thì công trình tạo ra mới đạt được mục tiêu ban đầu.
? Xem thêm: 7 cuốn sách “siêu hấp dẫn” sinh viên kiến trúc nên đọc
Sáng tạo
Sáng tạo là điều không thể thiếu ở một kiến trúc sư. Sự sáng tạo của một kiến trúc sư không chỉ là sáng tạo cái mới. Họ cần nhiều ý tưởng cải biên cái cũ vì công việc của học đối diện nhiều với tình huống như vậy. Riêng với kiến trúc sư cảnh quan, sự sáng tạo còn đi kèm với giá trị thực tế. Họ có nhiệm vụ bảo vệ cảnh quan và tạo ra giá trị nghệ thuật đi kèm với văn hóa – xã hội.
Tư duy trực quan
Đôi khi chỉ cần nhìn tổng quan thiết kế là người kiến trúc sư đã có thể hình dung công trình khi hoàn thành. Đây chính là tư duy trực quan. Trí tưởng tượng tốt cùng phán đoán logic về cấu trúc sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành nghề này.
Kỹ năng về công nghệ
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm công cụ hỗ trợ tạo và mô phỏng thiết kế như thật. Những bản thiết kế 2D, 3D này sẽ giúp công việc trôi chảy hơn và giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó còn nhiều hệ thống về phân tích địa lý, cấu trúc địa hình,… Kiến trúc sư cảnh quan cần biết cách sử dụng chúng.
Học kiến trúc cảnh quan ra làm gì?
Tiềm năng và việc làm ngành kiến trúc này đang trong giai đoạn phát triển mới. Không chỉ là sự phát triển về số lượng, chất lượng ngành nghề cũng rất được chú trọng.
Tiềm năng phát triển ngành kiến trúc cảnh quan
Hiện nay, nhu cầu về phát triển hạ tầng đô thị, cảnh quan đang rất cao. Mọi quốc gia đều hướng tới những thành phố phát triển, đường xá cao ốc thuận tiện. Điều này thúc đẩy tầm quan trọng của hệ thống kiến trúc.
Trên thực tế, kiến trúc liên quan đến cảnh quan xung quanh trước nay phát triển mạnh theo hướng quy hoạch đô thị. Ngày nay, các kiến trúc ngày càng chú trọng hơn không gian ngoài. Yếu tố sáng tạo và thẩm mỹ ngày càng được chú trọng hơn. Vậy nên, bên cạnh một kiến trúc sư, doanh nghiệp không thể không cần một kiến trúc sư cảnh quan trong quá trình xây dựng công trình. Lĩnh vực này đặc biệt phát triển trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn,…
Cơ hội việc làm ngành kiến trúc cảnh quan
Một số “địa chỉ” làm việc của ngành kiến trúc cảnh quan:
- Các cơ quan quy hoạch, thiết kế, xây dựng và phát triển đô thị
- Cơ quan quản lý quy hoạch của nhà nước
- Cơ quan nghiên cứu, đào tạo về kiến trúc
- Các doanh nghiệp, đơn vị tư vấn kiến trúc
- Bạn có thể tự mở một công ty cho riêng mình
- …
Đối với ngành này, bạn có thể cân nhắc làm việc tại một số vị trí như:
Kiến trúc sư cảnh quan
Nhiệm vụ chính của bạn sẽ là nghiên cứu thực tế, lập kế hoạch và bản vẽ thiết kế. Vị trí này sẽ là mấu chốt của toàn bộ công trình.
? Xem thêm: Mô tả công việc Kiến trúc sư cảnh quan
Nhân viên thiết kế cảnh quan
Làm việc chính với kiến trúc sư, vị trí này sẽ trực tiếp dùng công cụ phần mềm để mô phỏng thiết kế. Do đó, yêu cầu bắt buộc chính là thành thạo các phần mềm như: AUTOCAD, SKETCHUP, PHOTOSHOP, INDESIGN,…
Quản lý xây dựng
Quản lý xây dựng sẽ là người định hướng, giám sát từ đầu tới cuối của dự án. Họ phải quản lý về cả thời gian, ngân sách cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh.
Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư xây dựng sẽ chịu trách nhiệm chính trong công tác thực thi dự án. Không còn là những bản thảo nữa, họ sẽ trực tiếp có mặt tại công trường thi công. Là sự kết hợp giữa thực tế và nghệ thuật, kỹ sư xây dựng sẽ biến thiết kế trên giấy thành sự thật.
Trường đại học đào tạo kiến trúc cảnh quan
Một số trường chuyên về kiến trúc và kiến trúc cảnh quan mà các bạn có thể tham khảo:
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Kiến trúc TP.HCM Phân hiệu
- Đại học Lâm nghiệp, Đồng Nai
Các trường đại học này xét tuyển các khối A, A1, C15, D1, V, V1. Điểm chuẩn ngành này thường ở mức 19-22 điểm.
Hy vọng bạn đã có cái nhìn đầy đủ nhất về ngành kiến trúc cảnh quan. Đây hứa hẹn là một ngành nghề ngày càng cần thiết với nhu cầu tuyển dụng cao. Chúc bạn sớm tìm được định hướng đúng đắn cho bản thân.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)