[Bỏ túi ngay] Những điều cần biết khi đi phỏng vấn xin việc làm

5/5 - (1 vote)

Phỏng vấn là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình tuyển dụng hiện nay. Đây cũng là vòng quyết định phần lớn đến kết quả cuối cùng trên hành trình chinh phục việc làm của ứng viên. Vậy những điều cần biết khi đi phỏng vấn là gì? Làm sao để “đánh gục” nhà tuyển dụng? Hãy bỏ túi ngay những thông tin hữu ích được JobsGo chia sẻ dưới đây nhé.

Cần chuẩn bị những gì trước khi đi phỏng vấn

Đối với một vòng phỏng vấn xin việc làm, công tác chuẩn bị đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp các bạn tự tin và dễ dàng vượt qua thử thách. Vậy trước khi tham gia phỏng vấn, điều ứng viên cần quan tâm là gì?

Nắm chắc kiến thức chuyên môn

Cần chuẩn bị những gì trước khi đi phỏng vấn
Cần chuẩn bị những gì trước khi đi phỏng vấn

Không ít ứng viên cho rằng, thông tin về trình độ, năng lực chuyên môn đều đã được thể hiện trong CV xin việc. Do đó, trong vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ không đề cập đến vấn đề này quá nhiều nên không cần chuẩn bị. Tuy nhiên, đây lại là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Thực tế, việc các nhà tuyển dụng sắp xếp thêm một buổi gặp mặt là để xác nhận những thông tin có trong CV có đúng hay không? Họ muốn biết được tính cách, con người và khả năng xử lý các vấn đề chuyên môn của ứng viên như thế nào? Chính vì vậy, các bạn tuyệt đối không được bỏ qua bước tìm hiểu, nghiên cứu và củng cố kiến thức chuyên môn của mình. Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi chuyên sâu để từ đó đánh giá năng lực thực sự của ứng viên.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bạn nên biết

Tìm hiểu về nhà tuyển dụng

Mặc dù năng lực, trình độ là vấn đề được quan tâm hàng đầu nhưng các nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao hơn những ứng viên quan tâm về doanh nghiệp của mình. Cụ thể, họ sẽ đặt ra một số câu hỏi có liên quan đến văn hóa công ty, quy mô, quá trình hoạt động,… để xem ứng viên có thực sự tìm hiểu, mong muốn được làm việc hay có phù hợp với doanh nghiệp không?

Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu trước các thông tin về công ty ứng tuyển là rất cần thiết. Điều đó vừa giúp các bạn tự tin hơn trong quá trình trả lời phỏng vấn, vừa là điểm cộng để chinh phục nhà tuyển dụng.

Chuẩn bị trang phục phù hợp

Chuẩn bị trang phục phù hợp
Chuẩn bị trang phục phù hợp

Hình thức bên ngoài cũng là một tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá các ứng viên khi tham gia phỏng vấn. Các bạn cần lựa chọn cho mình trang phục phù hợp, gọn gàng, nghiêm túc để tạo ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên.

Tùy vào từng công việc mà các bạn có thể lựa chọn trang phục sao cho tương xứng. Tuy nhiên, một lời khuyên dành cho các bạn là nên lựa chọn trang phục công sở như sơ mi có cổ cùng với quần tối màu/chân zuýp dài qua gối (đối với nữ), đi giày nghiêm chỉnh khi đến phỏng vấn.

👉 Xem thêm: Bí quyết chọn trang phục cho buổi phỏng vấn

Tính toán thời gian tham gia phỏng vấn

Thêm một lưu ý nữa mà các bạn cần nắm bắt trước khi đi phỏng vấn đó chính là tính toán thời gian. Các bạn cần biết quãng đường mình di chuyển đến địa điểm phỏng vấn là bao xa, đi hết bao nhiêu phút, có thường xuyên tắc đường không,… để chuẩn bị cho kịp giờ.

Các ứng viên nên đến phỏng vấn sớm khoảng 10 – 15 phút để chuẩn bị về tinh thần, ôn tập lại kiến thức, các câu hỏi phỏng vấn,… hay đơn giản là tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.

Những điều cần lưu ý trong quá trình phỏng vấn

Quá trình tham gia phỏng vấn đôi khi chỉ diễn ra khoảng 20 – 30 phút. Thế nhưng có rất nhiều vấn đề các bạn cần phải lưu ý nếu không muốn đánh mất cơ hội việc làm. Vậy những điều cần biết khi đi phỏng vấn ở đây là gì?

Những điều cần lưu ý trong quá trình phỏng vấn
Những điều cần lưu ý trong quá trình phỏng vấn

Luôn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự

Khi bước vào buổi phỏng vấn, để tạo được phép lịch sự, tôn trọng nhà tuyển dụng thì các bạn nên đợi họ ngồi xuống trước rồi sau đó mới ngồi. Điều đặc biệt, hãy luôn tỏ ra hứng thú, vui vẻ với cuộc gặp gỡ, với những câu hỏi mà họ đưa ra. Đây sẽ là điểm cộng để nhà tuyển dụng đánh giá bạn đang rất mong muốn được làm việc ở vị trí ứng tuyển.

Lưu ý khi tham gia phỏng vấn chính là không để nhà tuyển dụng thấy bạn sợ hãi, lo lắng. Bạn cần thường xuyên nở nụ cười thân thiện, khiến buổi phỏng vấn bớt căng thẳng hơn.

Phong thái trả lời phỏng vấn cần tự tin

Tự tin chắc chắn là điều cần thiết đối với ứng viên khi tham gia phỏng vấn. Bởi thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người luôn sôi nổi, năng động, có chuyên môn trong công việc. Nhất là với những vị trí việc làm đòi hỏi giao tiếp tốt, làm việc với khách hàng nhiều thì sự tự tin sẽ là một tiêu chí để họ quyết định lựa chọn bạn hay không?

Phong thái trả lời phỏng vấn cần tự tin
Phong thái trả lời phỏng vấn cần tự tin

Chính vì vậy, trong suốt quá trình trả lời phỏng vấn, các bạn hãy thật tập trung, thần thái tốt, ngồi thẳng lưng, có sự giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể linh hoạt,… Các bạn có thể đặt câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng về những vấn đề mình quan tâm, thắc mắc. Với những câu hỏi thông minh thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao và giúp các bạn dễ dàng chinh phục vị trí việc làm.

Trong quá trình trả lời phỏng vấn, các bạn cần tuyệt đối khua chân múa tay, cúi mặt xuống hay đảo mắt liên tục. Điều này sẽ khiến các bạn càng thêm mất tự tin cũng như mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng đó nhé.

👉 Xem thêm: Vì sao bạn trả lời phỏng vấn rất ổn mà vẫn trượt?

Trả lời câu hỏi đúng trọng tâm

Có rất nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn bị mất bình tĩnh, trả lời vòng vo, dài dòng khiến nhà tuyển dụng không hài lòng. Cách trả lời đó cũng khiến nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lý vấn đề, tình huống của bạn kém, thậm chí là chuyên môn của bạn chưa tốt.

Chính vì vậy, hãy luôn luyện tập để trả lời đúng trọng tâm vào câu hỏi, vấn đề nhà tuyển dụng đề cập. Bạn hãy diễn giải làm sao ngắn gọn, dễ hiểu nhất, tạo sự tò mò, hứng thú tìm hiểu thêm từ nhà tuyển dụng.

>> Xem thêm: Áp dụng mô hình STAR trong trả lời phỏng vấn

Kết thúc buổi phỏng vấn bạn cần làm gì?

Kết thúc buổi phỏng vấn bạn cần làm gì?
Kết thúc buổi phỏng vấn bạn cần làm gì?

Bạn đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tham gia buổi phỏng vấn khá thành công. Tuy nhiên, điều đó chưa quyết định được việc bạn có được nhận hay không? Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá về năng lực cũng như sự chuyên nghiệp của bạn xuyên suốt quá trình ứng tuyển, tham gia và kết thúc vòng phỏng vấn. Do đó, ngay cả khi bạn đứng dậy ra về cũng cần lưu ý một số vấn đề để không bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé.

Hành động chuyên nghiệp khi kết thúc phỏng vấn

Khi đã hoàn thành buổi phỏng vấn, hãy đứng lên, chủ động bắt tay và cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian để gặp mặt và trò chuyện cùng bạn. Hãy luôn duy trì nụ cười thân thiện, sự vui vẻ cho đến khi rời khỏi công ty. Đây là hành động rất đơn giản nhưng lại thể hiện bạn lịch sự, chuyên nghiệp và chắc chắn sẽ giúp bạn đạt điểm cộng trong buổi phỏng vấn này.

Tự đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân

Khi kết thúc buổi phỏng vấn, các bạn cũng cần tự xem lại quá trình thể hiện của mình như thế nào? Liệu rằng bạn đã làm tốt và có cơ hội được đi tiếp vào vòng 2 hay được nhận làm việc hay không?

Điều quan trọng ở đây là các bạn có thể rút ra được kinh nghiệm, những điều còn thiếu sót của bản thân. Dù bạn không đạt được kết quả như kỳ vọng, mong muốn thì cũng cần lạc quan, nghĩ rằng mình đã học hỏi được rất nhiều điều sau buổi phỏng vấn đó.

👉 Xem thêm: Tìm hiểu gì về công ty trước buổi phỏng vấn việc làm?

Đừng quên gửi email cảm ơn đến nhà tuyển dụng

Đừng quên gửi email cảm ơn đến nhà tuyển dụng
Đừng quên gửi email cảm ơn đến nhà tuyển dụng

Một điều mà rất nhiều ứng viên không để ý sau khi tham gia phỏng vấn đó là cảm ơn nhà tuyển dụng. Các bạn thường cho rằng phỏng vấn không tốt, chắc chắn trượt thì cảm ơn có tác dụng gì? Thế nhưng đây lại là một suy nghĩ quá sai lầm.

Việc bạn gửi đến nhà tuyển dụng một email cảm ơn sau khi kết thúc phỏng vấn sẽ thể hiện bạn là người biết phép lịch sự, có quan tâm và yêu thích công việc. Trong thư, các bạn nên đề cập đến mong muốn của mình với công ty. Nó có thể sẽ không phải là yếu tố giúp các bạn thay đổi mọi kết quả nhưng cũng là điểm mà nhà tuyển dụng đánh giá cao khả năng ứng xử của bạn. Biết đâu rằng trong tương lai, công ty họ vẫn có nhu cầu tìm kiếm nhân viên cho vị trí đó và mời bạn tham gia phỏng vấn, làm việc thì sao?

Trên đây là tổng hợp những điều cần biết khi đi phỏng vấn xin việc làm dành cho các bạn. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết sẽ hữu ích và giúp các ứng viên có thể vượt qua vòng phỏng vấn, chinh phục vị trí việc làm mình mơ ước nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: