Phỏng vấn sâu – một hình thức phỏng vấn được các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng với vị trí cấp cao. Vậy bạn có biết phỏng vấn sâu là gì? Quy trình thực hiện nó ra sao? Hãy dành chút thời gian để cùng JobsGO tìm hiểu trong bài viết.
Mục lục
Phỏng vấn sâu là gì?
Phỏng vấn sâu được biết đến là kỹ thuật nghiên cứu định tính có liên quan đến việc phỏng vấn chuyên sâu người nào đó. Trong đó, người trả lời sẽ thể hiện quan điểm cá nhân của họ với tình huống cụ thể.
Ví dụ: Trong buổi phỏng vấn, bạn đưa cho khách hàng một tình huống cụ thể và hỏi họ có suy nghĩ gì về trường hợp đó? Cách xử lý ra sao? Cách giao tiếp như thế nào?
Có rất nhiều cách khác nhau để bạn thu thập được câu trả lời này thế nhưng phỏng vấn sâu lại giúp bạn có được nhiều thông tin đa dạng bao gồm cả sở thích, tính cách của ứng viên. Thông thường trong phỏng vấn sâu người hỏi và người trả lời có quyền khám phá theo hướng mới hoặc thay đổi hướng khi cần.
👉 Xem thêm: [Tổng hợp] Các hình thức phỏng vấn thông dụng nhất hiện nay
Một số đặc điểm của phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu sẽ có những đặc điểm như sau:
- Cấu trúc linh hoạt: Phỏng vấn sâu không cần cấu trúc quá phức tạp thế nhưng nó vẫn phải bao gồm một số chủ đề phù hợp với mục đích.
- Tương tác: Người hỏi sẽ phải tiến hành xử lý số liệu được tổng hợp thông tin từ phỏng vấn. Vì vậy mà ngay từ khi bắt đầu bạn nên đặt ra các câu hỏi tích cực, khuyến khích đối phương trả lời rõ ràng.
- Chuyên sâu: Để cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả cao nhất thì người hỏi phải đạt độ chuyên sâu. Tức là bạn cần biết đưa ra các câu hỏi theo trình tự để có được nhiều góc độ đa chiều hơn.
- Tìm kiếm thêm ý tưởng mới: Tương tác với người hỏi nhiều hơn để khai thác thông tin mới mẻ. Ví dụ: Khi phỏng vấn bạn có thể hỏi thêm về sở thích, thói quen của ứng viên để hiểu rõ về con người họ.
👉 Xem thêm: Phỏng vấn ngược là gì? Lợi ích khi áp dụng phỏng vấn ngược trong xin việc
Phỏng vấn sâu có vai trò như thế nào trong việc khai thác thông tin ứng viên?
Phỏng vấn sâu được diễn ra một cách trực tiếp. Vì thế nhà tuyển dụng hoàn toàn có đủ thời gian để hiểu rõ tính cách, năng lực, sự phù hợp của ứng viên với công ty.
Với hình thức này, người hỏi có thể đưa ra các câu hỏi mở phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau, từ đó tạo cảm giác gần gũi. Ứng viên cũng dễ thích nghi và thoải mái hơn trong trả lời câu hỏi. Bên cạnh đó, để thu thập nhiều dữ liệu quan trọng, nhà tuyển dụng cần để ý đến ngôn ngữ cơ thể, sắc thái của ứng viên để đưa ra câu hỏi.
Hình thức phỏng vấn sâu hoàn toàn giúp nhà tuyển dụng loại bỏ ứng viên qua loa, đại khái, chưa thật sự coi trọng công việc. Đây cũng là lý do khiến nhiều nhà tuyển dụng cho rằng phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin hiệu quả.
Quy trình phỏng vấn sâu hiệu quả
Quy trình phỏng vấn sâu được thực hiện như sau:
- Cần phải có thông tin về ứng viên và hoàn cảnh mà họ làm việc.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi có liên quan đến chủ đề, vị trí mà doanh nghiệp tuyển dụng. Khi làm được điều này sẽ rất dễ đưa thêm câu hỏi khác khi cần thiết.
- Lên lịch phỏng vấn ứng viên.
- Nhà tuyển dụng cũng cần đưa ra câu hỏi rõ ràng, thoải mái, tạo không gian phỏng vấn mở giúp ứng viên trả lời tốt nhất.
- Đưa ra thời gian phỏng vấn dự kiến để ứng viên không cảm thấy quá áp lực hay quá tải.
- Cần quan sát, ghi chép lại biểu hiện, hành động của ứng viên trong quá trình phỏng vấn.
- Phỏng vấn cần được thực hiện một cách khách quan, trung thực, công bằng.
👉 Xem thêm: Top những câu hỏi phỏng vấn hành vi thường gặp và gợi ý trả lời
Ưu nhược điểm của phỏng vấn sâu
Đối với bất kỳ một phương pháp phỏng vấn nào cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định. Điều quan trọng là người thực hiện phải biết phát huy hết điểm mạnh của cách đó.
Ưu điểm
- Tiếp cận sâu, thu thập được nhiều thông tin hữu ích
- Thu thập được thêm thông tin bổ sung cho câu hỏi phụ
- Nắm rõ được thái độ của ứng viên với công việc, môi trường, văn hóa công ty
- Theo dõi, quan sát được thay đổi của ứng viên
Nhược điểm
- Phỏng vấn sâu tốn khá nhiều thời gian của nhà tuyển dụng và ứng viên. Bởi mỗi cuộc phỏng vấn diễn ra từ 30 – 45 phút, bên cạnh đó nhà tuyển dụng còn phải ghi chép câu trả lời và phân tích nó.
- Nếu người thực hiện phỏng vấn không có nhiều kinh nghiệm thì sẽ không đưa ra được câu hỏi phù hợp. Như vậy kết quả cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng.
- Tổ chức phỏng vấn sâu tốn nhiều chi phí hơn.
Trên đây là một số ưu điểm, nhược điểm của phỏng vấn sâu. Dựa vào từng hoàn cảnh, đối tượng mà nhà tuyển dụng có thể lựa chọn các cách phỏng vấn thích hợp nhất, đặc biệt cũng nên tham khảo thêm các mẫu phỏng vấn sâu để đạt hiệu quả nhất.
👉 Xem thêm: Phỏng vấn Stress interview và những áp lực của ứng viên
Như vậy với bài viết trên đây chắc chắn bạn đã hiểu phỏng vấn chuyên sâu là gì? Trong tuyển dụng, cần biết đặt các câu hỏi trọng tâm, câu hỏi mở một cách linh hoạt để khai thác triệt để ứng viên.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)