Phỏng vấn Stress interview và những áp lực của ứng viên

Đánh giá post

Trong số tất cả hình thức phỏng vấn, Stress interview thường khiến nhiều ứng viên lo lắng. Nhà tuyển dụng sẽ liên tục đặt ra câu hỏi đặc biệt, đưa ứng viên vào tình thế khó xử. Trong bài viết dưới đây JobsGO sẽ chia sẻ về phỏng vấn Stress interview và những áp lực của ứng viên. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Stress interview là gì?

Stress interview là gì?
Stress interview là gì?

Trong hầu hết các cuộc phỏng vấn thì nhà tuyển dụng là người quyết định câu hỏi tình huống và cách đánh giá ứng viên. Stress interview là người phỏng vấn sẽ đưa ra những câu hỏi vô cùng khó, tạo áp lực lên ứng viên. Từ đó để thử sự nhanh nhạy và khả năng ứng biến, đối mặt với vấn đề của ứng viên như thế nào. 

Một số câu hỏi tình huống có thể gặp như “Bạn giải quyết thế nào khi đơn hàng bị kiện và công ty không có bằng chứng?” hay “Tại sao bạn bị sa thải?” , “Bạn làm gì khi cấp dưới có hành vi trộm cắp?” Thậm chí nhiều nhà phỏng vấn còn cố tình dựng tình huống như thể hiện sự căng thẳng, không đồng tình với câu hỏi của bạn…. Tất cả muốn gây áp lực lên người ứng tuyển. 

Ngoài ra, cách bạn trả lời, ứng biến trong Stress interview thể hiện trí thông minh logic, cách bạn xử lý tình huống bất ngờ. Nhiều công ty dựa vào đó để đánh giá khả năng làm việc dưới áp lực, và tiềm năng trong tương lai của người ứng tuyển. Tuy nhiên Stress interview mang đến nhiều tiêu cực nên ngay cả những ứng viên thành công nhất cũng sẽ gặp áp lực. Họ có xu hướng từ chối cuộc phỏng vấn kiểu này. 

Phỏng vấn Stress interview và những áp lực của ứng viên

Những áp lực của ứng viên trước cuộc phỏng vấn Stress interview
Phỏng vấn Stress interview và những áp lực của ứng viên

Đối với những ứng viên khi mới lần đầu đi phỏng vấn hay chưa có kinh nghiệm khi gặp Stress interview sẽ bị bối rối, lo sợ hay không thể giữ bình tĩnh. Từ đó dẫn đến câu trả lời lắp bắp, run sợ hoặc câu trả lời không đúng trọng tâm. Một số hệ quả từ việc này là ứng viên có thể bị ám ảnh, mất niềm tin vào bản thân mình thậm chí là sợ đi phỏng vấn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến con đường sự nghiệp tương lai của họ. 

👉 Xem thêm: Nói dối khi phỏng vấn xin việc? Nên nói gì và không nên nói gì?

Nguyên tắc để vượt qua Stress interview

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đang cảm thấy hơi lo lắng về Stress interview. Tuy nhiên lo lắng không thể giúp ích được gì đối với bạn. Dưới đây là một số cách đơn giản để chuẩn bị trước Stress interview. 

Chuẩn bị trước câu trả lời

Trước Stress interview bạn nên dành thời gian tìm hiểu thật kỹ về doanh nghiệp bạn ứng tuyển. Tiếp theo, bạn hãy dành thời gian chuẩn bị câu trả lời đối với những câu hỏi “kinh điển”. Câu hỏi có thể tìm được trên Internet, trang chuyên về tuyển dụng hay hội nhóm facebook, thậm chí cả tiktok. Bạn có thể sưu tầm câu hỏi, lưu về một file của riêng mình và chuẩn bị trước phương án trả lời. Khi có sự chuẩn bị từ trước, bạn sẽ bớt run, tự tin hơn khi bước vào cuộc phỏng vấn. 

Thực hành trước và lắng nghe lời phản hồi

Nguyên tắc để vượt qua Stress interview
Nguyên tắc để vượt qua Stress interview

Cách tốt nhất để xoá bỏ sự lo lắng trước Stress interview là hãy thực hành. Bạn có thể tự thực hành một mình hoặc nhờ sự giúp đỡ từ người khác. Bạn có thể nhờ anh chị nhân sự lớn tuổi hơn, hay bạn bè có kinh nghiệm trong ngành phỏng vấn thử. Sau đó, bạn hãy xin ý kiến phản hồi, đóng góp thêm từ họ để có sự chuẩn bị tốt nhất.  

👉 Xem thêm: Để buổi phỏng vấn thành công, đừng quên 5 điều cơ bản sau 

Giữ bình tĩnh

Chìa khoá để vượt qua quá trình căng thẳng này là giữ tâm thế bình tĩnh, một cái đầu lạnh và không tỏ ra lo lắng trong suốt cuộc phỏng vấn. Bạn đừng để bản thân cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi. Tất cả cách thức người phỏng vấn đưa ra chỉ là một phần của quá trình thử thách. Dẫu sao nhà tuyển dụng cũng là con người giống chúng ta, không có gì đáng sợ cả. 

Làm rõ câu hỏi 

Giả sử phỏng vấn viên hỏi câu mà bạn không hiểu hoặc thiếu dữ kiện, bạn đừng ngại ngùng yêu cầu họ làm rõ nghĩa câu hỏi. Trong lúc đó bạn vừa có thêm thời gian để suy nghĩ vừa hiểu câu hỏi hơn. Đối với câu hỏi thiếu thông tin, bạn hãy yêu cầu thông tin chi tiết trước khi trả lời. Nếu câu nói không rõ ràng, bạn sẽ không thể trả lời đúng trọng tâm. 

Tập trung vào phương pháp 

Khi bạn nhận được câu hỏi tình huống từ phía công ty, thay vì cố gắng đưa ra một câu trả lời đúng, hãy tập trung vào giải pháp. Bạn nên chú ý vào chi tiết cách thức giải quyết vấn đề phù hợp với nguồn lực của công ty. 

Đưa quan điểm vào câu trả lời của bạn

Đưa quan điểm vào câu trả lời của bạn
Đưa quan điểm vào câu trả lời của bạn

Một lần nữa, câu trả lời đúng không nhất thiết phải là mục tiêu của kiểu phỏng vấn này. Thay vào đó, bạn nên hướng câu trả lời theo hướng đặt dấu ấn cá nhân của bản thân trong đó. Nó giống kiểu chỉ mỗi mình bạn mới có cách trả lời độc đáo như vậy. Điều này sẽ giúp bạn nổi bật và gây ấn tượng sâu sắc với công ty. 

👉 Xem thêm: “Bỏ bùa” nhà tuyển dụng với 7 cụm từ “mạnh mẽ” này!

Bài viết trên là chia sẻ từ JobsGO về phỏng vấn Stress interview và những áp lực của ứng viên cùng cách vượt qua. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn phần nào trên con đường đi tìm việc, đi phỏng vấn trong tương lai. Để đọc thêm những bài viết hữu ích từ JobsGO bạn hãy truy cập vào trang Blog JobsGO nhé. 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: