Startup luôn được nhắc đến với nền văn hóa năng động, sáng tạo, không khí làm việc vui vẻ, thoải mái. Điều đó rất phù hợp với những bạn trẻ, có cá tính, phong cách làm việc độc lập, tự do. Tuy nhiên, chính mô hình này lại tiềm ẩn những nguy cơ, hạn chế khá lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Có thể thấy, văn hóa điển hình của các công ty startup (khởi nghiệp) dễ mang lại hiệu quả tốt nhờ sự linh động thời gian, cách làm việc. Khi nhân viên cảm thấy vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc hơn trong một số khía cạnh, tự khắc họ sẽ có hứng thú và làm việc năng suất hơn.
Thật vậy, văn hóa của các startup thường có nhiều niềm vui, nội bộ cởi mở, sẵn sàng giao tiếp, có nhiều trao đổi cá nhân hơn nên mọi thứ trong công việc sẽ được triển khai nhanh chóng. Và khách hàng chắc chắn cũng sẽ thấy thích thú, ấn tượng tốt hơn về những công ty mới mà làm việc hiệu quả, đầy sức sống như vậy.
Tuy nhiên, mô hình văn hóa này không hẳn phù hợp với tất cả mọi doanh nghiệp mới. Có rất nhiều hạn chế, mối nguy hại tiềm ẩn mà nhiều nhà lãnh đạo startup không ngờ tới. Vậy hãy cùng JobsGO tìm hiểu rõ hơn về những mối nguy cơ này nhé.
Mục lục
Thuê nhân sự chỉ vì vẻ bên ngoài
Các công ty startup thường quá đặt nặng về cá tính, sự phù hợp trong văn hóa khi tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên, đây thực chất không phải là điều quan trọng và tiên quyết nhất. Vấn đề mà họ cần quan tâm chính là làm sao để tìm kiếm những người có thể giúp cho công ty thành công, phát triển mạnh mẽ. Nếu chỉ thuê nhân sự dựa vào vẻ thu hút bên ngoài, chắc chắn đội ngũ của công ty sẽ bị yếu đi.
👉 Xem thêm: Những vấn đề khiến Startup kinh doanh thất bại
“Vung tay quá trán”
Đối với một môi trường có văn hóa vui vẻ thì các thiết bị liên quan đến giải trí, sự thoải mái như máy pha cà phê, bàn chơi bida, không gian nghỉ ngơi, trò chuyện,… sẽ cần đầu tư nhiều để tạo điều kiện cho quá trình tương tác giữa mọi người. Và nhiều công ty khởi nghiệp tin rằng, những thứ này sẽ giúp cho họ tạo được uy tín, danh tiếng, dễ dàng tiếp cận số lượng lớn nhân sự giỏi hay khách hàng mới.
Thực chất, điều này có phần đúng, song các công ty không nên ưu tiên hàng đầu. Bởi nếu quá sa đà vào chuyện này, vung tay quá trán thì công ty sẽ phải tốn rất nhiều tiền. Trong khi đó, các sản phẩm, dịch vụ chính thì vẫn chưa được quan tâm, đầu tư chỉn chu, chưa tạo được niềm tin cho các khách hàng tiềm năng.
Các quyết định mang nhiều cảm tính
Khi duy trì một không khí làm việc thoải mái, thân mật và thường xuyên trao đổi trực tiếp, nhân viên trong công ty sẽ có thể giảm bớt được những căng thẳng, áp lực của công việc. Điều này cũng mang lại một số lợi ích cho công ty, cải thiện mối quan hệ công sở, song nó cũng có thể khiến người lãnh đạo mắc sai lầm, dễ đi đến những quyết định cảm tính.
Ví dụ như sếp ngại sa thải một nhân viên năng lực kém vì anh ta là bạn của mình hay tránh thay đổi cách vận hành doanh nghiệp vì nó có thể gây ra nhiều áp lực cho nhân viên, ảnh hưởng đến môi trường làm việc,…
👉 Xem thêm: Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp như thế nào?
Không có sự phân cấp, quyền rõ ràng
Hầu hết các công ty startup đều không có ranh giới rõ ràng cho các cấp, quyền. Bởi sự ưa chuộng văn hóa thoải mái nên mối quan hệ giữa quản lý, nhân viên thường khá mờ nhạt. Chẳng hạn như sáng lập viên và giám đốc là cấp trên, là người ký bảng lương nhân viên, nhưng trong công việc hàng ngày, tiếng nói của mọi người dường như có trọng lượng như nhau.
Thông thường, cách tiếp cận đề cao dân chủ sẽ làm cho mọi người cảm thấy vui vẻ. Vậy nhưng, khi có vấn đề xảy ra mà không xác định rõ ràng được ai là cấp trên, ai cấp dưới thì mọi thứ sẽ vô cùng khó khăn.
Bỏ quên vấn đề lợi nhuận
Đối với các công ty startup, bước khởi đầu chắc chắn sẽ khó khăn, gian truân. Vì vậy, nhiều đơn vị đặt việc xây dựng văn hóa, làm sao để thu hút được sự quan tâm, biết đến của mọi người lên hàng đầu. Điều này không sai, tuy nhiên nếu không có đủ doanh thu, doanh nghiệp sẽ mãi giậm chân ở nền văn hóa tốt mà không thể phát triển, thành công hơn nữa.
Khi điều hành một công ty có văn hóa thoải mái, nhiều nhà lãnh đạo dễ quên đi điểm cốt yếu là kinh doanh, bán hàng, thu về lợi nhuận. Họ rất dễ xoay quanh câu chuyện từ năng suất đến tìm kiếm sự ngưỡng mộ từ mọi người. Thực tế, so với sức mạnh như đúng thời điểm, đúng ý tưởng kinh doanh, nguồn vốn,… thì văn hóa công ty là chuyện nhỏ hơn, cần đưa về phía sau.
👉 Xem thêm: Startup thành công phải trải qua những vòng gọi vốn nào?
Như vậy, một công ty startup dù mang đến cảm giác tự do, năng động, sáng tạo, mọi người thoải mái với nhau nhưng cũng dễ tồn tại những hạn chế, nguy cơ tiềm ẩn. Những điều này nếu kéo dài thì sẽ giống như con mối mọt, ăn mòn tận sâu bên trong, khiến doanh nghiệp có nguy cơ sụp đổ lúc nào không hay.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)