Làm việc trong môi trường độc hại được hưởng chế độ như thế nào?

Đánh giá post

Môi trường làm việc được xem là tiêu chí đánh giá hàng đầu trong chất lượng công việc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân lao động phải công tác trong môi trường làm việc độc hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bản thân. Liệu họ sẽ được hưởng những chế độ ưu đãi như thế nào? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Lao động độc hại có quyền lợi gì?
Lao động độc hại có quyền lợi gì?

Mức lương của người lao động làm trong môi trường độc hại

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động và người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với nhau về nội dung công việc, điều kiện lao động tiền lương, tiền công cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đồng thời cũng quy định rõ ràng đối với những trường hợp người dân lao động phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì tiền lương cho họ phải cao hơn đối với mặt bằng chung những người làm việc trong môi trường bình thường.

? Xem thêm: 7 yếu tố tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng

Cách nhận biết môi trường làm việc độc hại

Nhận biết môi trường làm việc độc hại
Nhận biết môi trường làm việc độc hại

Dưới đây là một số danh mục trong thông tư của Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết môi trường làm việc độc hại

Trước 01/03/2021: Đối với các ngành nghề, lĩnh vực, công việc mang tính chất nguy hiểm, độc hại được áp dụng theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH

Từ ngày 01/03/2021: Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH chính thức được phê duyệt và có hiệu lực, các danh mục nghề nghiệp có yếu tố nguy hiểm, độc hại sẽ được áp dụng theo thông tư này.

Danh mục các nghề nặng nhọc, độc hại 2021

tải về danh mục nghề độc hại

Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH đã quy định 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, chia thành 42 lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số lĩnh vực trong đó:

danh mục nghề độc hại 1

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm liên quan đến ngành Cơ khí, luyện kim theo điều kiện lao động loại IV:

Quyền lợi của lao động khi làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm

Quyền lợi đặc biệt của người lao động làm việc độc hại
Quyền lợi đặc biệt của người lao động làm việc độc hại

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH người sử dụng lao động và các tổ chức, cơ quan liên quan phải có trách nhiệm đảm bảo cho người dân lao động làm trong môi trường độc hại được hưởng chế độ bảo hộ lao động và quyền lợi chính đáng mà luật pháp Việt Nam đã ban hành. Theo đó, những người lao động làm trong môi trường độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng những chế độ sau:

Chế độ bảo hộ, chăm sóc sức khỏe

Thứ nhất: Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/ lần cho người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên hoặc cao tuổi

Thứ hai: Đặc biệt khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm có cơ hội được điều dưỡng phục hồi sức khỏe

Chế độ bảo hiểm, hưu trí

Chế độ ốm đau

Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 26 tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: Người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng 40 ngày nghỉ nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nghỉ nếu đã đóng đủ 15 năm – dưới 30 năm và 70 ngày nghỉ đối với những đối tượng đã đóng đủ từ 30 năm trở lên

Chế độ hưu trí

Đối với người lao động làm việc trong ngành nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm thì độ tuổi nghỉ hưu sẽ được ưu tiên hơn theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  • Người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với quy định 
  • Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân đội nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân, chiến sĩ công an, học viên quân đội được hưởng sinh hoạt phí nếu đóng đủ bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên và có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 05 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu quy định.

Mức lương đãi ngộ

Theo Khoản 3, Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, mức lương thấp nhất của người lao động làm những công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm được xác định cao hơn ít nhất 5% so với lao động bình thường

Qua đây có thể thấy, đối với những người dân lao động phải làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm sẽ luôn có những chế độ đãi ngộ được nhà nước, pháp luật ưu tiên. Do đó, nếu những trường hợp người sử dụng thực hiện không đúng, không đầy đủ sẽ bị xử phạt hành chính nghiêm ngặt.

? Xem thêm: Môi trường làm việc 4.0: Môi trường làm việc của tương lai

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về những chế độ, quyền lợi có được khi công tác trong môi trường làm việc độc hại. Hãy theo dõi JobsGO để có thêm thật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: