Cập nhật mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất

Đánh giá post

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) nhưng lại không biết tìm ở đâu cũng như băn khoăn về các trường hợp sử dụng biểu mẫu này thì bài viết dưới đây chính xác là dành cho bạn. Hãy theo dõi trọn vẹn để có được câu trả lời ngay nhé.

Mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ là gì?

Mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ là văn bản quan trọng được áp dụng, sử dụng khi hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động hết hiệu lực. Trên thực tế, ngoài nội dung chính là thông báo về chấm dứt hợp đồng, biểu mẫu này cũng chứa các thông tin quan trọng để cả hai bên có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

👉 Xem thêm: Hết hạn hợp đồng có cần viết đơn xin nghỉ việc không?

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ là gì?

Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo quy định pháp luật

Hiện nay, hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động có thể chấm dứt theo nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Luật Lao động mới chỉ quy định một số trường hợp phổ biến như sau:

  • Hợp đồng lao động, thỏa thuận lao động, giao kết giữa người sử dụng lao động và người lao động hết thời hạn.
  • Người lao động cam kết thực nhưng không thực hiện các nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng lao động.
  • Người lao động ốm đau, tai nạn đã điều trị liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục.
  • Người lao động để tình trạng tồn đọng công việc xảy ra thường xuyên.
  • Các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh,… khiến hai bên không thể tiếp tục thực hiện dù thời hạn hợp đồng chưa chấm dứt.
  • Người lao động vắng mặt, từ chối tiếp tục ký kết hợp đồng lao động sau thời gian tạm hoãn.

Thủ tục chấm dứt HĐLĐ

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động
Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

Khi doanh nghiệp muốn chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên, không chỉ cần xem xét đầy đủ các điều kiện kể trên mà còn phải chú ý thực hiện đúng thủ tục theo quy định pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Xem xét kỹ càng điều kiện chấm dứt hợp đồng có vi phạm nguyên tắc, quy định của pháp luật hay không.
  • Nếu đúng theo các điều kiện pháp luật, doanh nghiệp tiến hành báo trước cho người lao động theo đúng thời hạn của từng loại hợp đồng lao động của Bộ Luật Lao động:
  • 45 ngày với hợp đồng không có thời hạn;
  • 30 ngày với hợp đồng có thời hạn;
  • 03 ngày làm việc với hợp đồng theo mùa vụ, theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng và với trường hợp người lao động ốm đau, tai nạn đã điều trị liên tục.

👉 Xem thêm: Nghỉ việc không báo trước phải bồi thường bao nhiêu?

Mục đích của thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Không chỉ có tác dụng thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động, thông báo chấm dứt hợp đồng lao động còn có tác dụng:

  • Ghi nhận thời điểm người sử dụng lao động và người lao động chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
  • Buộc hai bên thực hiện các nghĩa vụ còn lại trong thời hạn được báo trước khi nhận thông báo chính thức.
  • Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật trong quan hệ lao động.
  • Đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động có những hành vi cản trở hoặc xâm phạm lợi ích chính đáng.
  • Hạn chế hành vi lợi dụng quyền của người sử dụng lao động để gây khó dễ cho người lao động.
  • Có căn cứ để giải quyết, xử lý trong trường hợp có tranh chấp không mong muốn xảy ra trên thực tế.

👉 Xem thêm: Hợp đồng thời vụ là gì? Quy định về hợp đồng thời vụ 2021 mới nhất

Mục đích của thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
Mục đích của thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ

Để giúp bạn có thể hình dung dễ dàng hơn về mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ, chúng tôi đem đến một vài biểu mẫu cơ bản được pháp luật cho phép để bạn có thể tham khảo và áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên, hãy lưu ý những mẫu này chỉ có tính chất tham khảo nên bạn cần tham khảo kỹ và thay đổi chính xác các thông tin trước khi cần sử dụng để tránh các rắc rối không mong muốn sau này.

Mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động 4
Mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ khi người lao động vi phạm nghĩa vụ

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động vi phạm nghĩa vụ
Mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ khi người lao động vi phạm nghĩa vụ

Mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ gửi các phòng ban liên quan

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động gửi các phòng ban liên quan
Mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ gửi các phòng ban liên quan

Mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ của hợp đồng không xác định thời hạn

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động của hợp đồng không xác định thời hạn
Mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ của hợp đồng không xác định thời hạn

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về mẫu thông báo chấm dứt HĐLĐ theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể truy cập JobsGO để tra cứu các thông tin liên quan. Đừng quên chia sẻ bài viết để bạn bè cùng tham khảo thông tin bổ ích này.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: