Đã bao giờ bạn ấp ủ kế hoạch mở công ty của riêng mình? Bạn mong muốn thành lập doanh nghiệp nhỏ hay công ty Startup? Bạn muốn lập nghiệp hay khởi nghiệp? Trong bài viết này JobsGO sẽ định nghĩa về thuật ngữ lập nghiệp và chỉ ra điểm khác biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp.
Mục lục
Định nghĩa về lập nghiệp
Lập nghiệp trong tiếng anh là Entrepreneur có nghĩa là khởi sự doanh nghiệp. Đây là quá trình người lập nghiệp tiến hành kiến tạo, xây dựng một doanh nghiệp của riêng họ. Bắt đầu là công ty nhỏ, người lập nghiệp là ông chủ điều hành công ty. Tất cả mọi người đều có thể lập nghiệp, một vài hình thức về lập nghiệp như:
- Mở hàng nước, mở quán cafe giống những mô hình quán cafe trên thị trường.
- Nhập quần áo về bán hay nhập sản phẩm để kinh doanh.
Đặc điểm của lập nghiệp là sản phẩm kinh doanh không có gì mới, mô hình kinh doanh không có sự đột phá mà là những điều đã có sẵn trên thị trường.
Người lập nghiệp được gọi là doanh nhân (entrepreneur). Công ty có họ được gọi là doanh nghiệp nhỏ khi mới bắt đầu. Mục tiêu chính của kiểu doanh nghiệp này là lợi nhuận. Không giống với công ty Startup, mục tiêu và định nghĩa của hai kiểu công ty này hoàn toàn khác biệt.
Khởi nghiệp là gì? Điểm khác biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp
Khởi nghiệp trong tiếng anh là Startup. Khởi là bắt đầu, nghiệp là sự nghiệp ý nghĩa là bắt đầu sự nghiệp. Thuật ngữ này được dùng để chỉ những công ty mới bắt đầu hành trình kinh doanh. Trước kia, khởi nghiệp thường gắn liền với các công ty công nghệ. Hiện nay từ ngữ này được sử dụng phổ biến hơn, áp dụng với hầu hết các ngành nghề. Sự bùng nổ của các công ty khởi nghiệp, các chương trình về khởi nghiệp trên tivi như Shark tank đã thu hút nhiều bạn trẻ dấn thân vào lĩnh vực này. Khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa lập nghiệp và khởi nghiệp. Thông thường họ đánh đồng hai thuật ngữ này là một. Thực tế không phải vậy, khởi nghiệp và lập nghiệp có nhiều sự khác biệt rõ ràng.
? Xem thêm: Con trai nên học nghề gì để lập nghiệp thành công?
Về tính đổi mới
- Lập nghiệp: Bạn sẽ mở một công ty, một nhà hàng, một tiệm cắt tóc… Mô hình kinh doanh của bạn không có gì mới lạ, đã có sẵn trên thị trường. Ví dụ như bạn là hộ chăn nuôi, bạn mua lợn và chăn nuôi lợn sau đó bán lấy thịt như các hộ gia đình khác.
- Khởi nghiệp: Khởi nghiệp chú trọng tính đổi mới, đột phá trong cách thức hoạt động cũng như sản phẩm. Ví dụ: Cũng là chăn nuôi lợn, bạn tìm cách phối giống mới, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, tìm hướng chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi. Nhờ đó tăng năng suất và lợi nhuận của trang trại cao hơn hẳn các hộ gia đình khác.
Về khả năng tăng trưởng
- Lập nghiệp: Doanh nghiệp nhỏ thường được vận hành trong một quy mô nhất định, được giới hạn bởi người sáng lập. Nói cách khác người lập nghiệp không mở rộng quy mô phát triển của công ty mà chỉ giới hạn trong mức độ nhất định.
- Khởi nghiệp: Các công ty khởi nghiệp sẽ đi gọi vốn, và đặt tham vọng tăng trưởng nhiều nhất có thể. Mục tiêu của họ là tạo sự ảnh hưởng lớn với thị trường, trở thành người khai phá thị trường.
Về tốc độ tăng trưởng
- Lập nghiệp: Khi lập nghiệp bạn sẽ muốn doanh nghiệp của mình càng ngày càng phát triển, nhưng điều quan tâm đầu tiên của bạn sẽ là tạo ra lợi nhuận. Chỉ khi đạt được mục tiêu chính này, bạn mới quan tâm tới bước tăng trưởng.
- Khởi nghiệp: Công ty khởi nghiệp mong muốn sự tăng trưởng diễn ra càng nhanh càng tốt. Chính vì vậy họ xây dựng một mô hình kinh doanh tập trung nhiều vào tính tăng trưởng.
Nguồn vốn
- Lập nghiệp: Khi bắt đầu lập nghiệp, người chủ sẽ tự bỏ tiền của bản thân, vay từ gia đình, bạn bè, vay ngân hàng để mở công ty. Có thể có thêm một vài cộng sự chung tay góp vốn.
- Khởi nghiệp: Cũng giống như lập nghiệp, nguồn vốn có thể đến từ bản thân người sáng lập, hay từ gia đình, bạn bè, vay ngân hàng. Một điểm khác biệt của khởi nghiệp là công ty khởi nghiệp sẽ gọi vốn từ các nhà đầu tư hay từ cộng đồng đầu tư (crowdfunding). Phần lớn các công ty khởi nghiệp sẽ gọi vốn từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp (Venture Capital) hay những nhà đầu tư “thiên thần” (angel investors).
Một công ty khởi nghiệp có thể có nhiều vòng gọi vốn khác nhau. Lý giải cho điều này là vì mục tiêu của công ty khởi nghiệp là sự tăng trưởng, họ cần nhiều vốn để công ty phát triển công ty, thúc đẩy sự tăng trưởng. Việc phải làm việc với nhiều nhà đầu tư sẽ gây ra nhiều khó khăn cũng như áp lực đối với công ty Startup. Những nhà đầu tư mong đợi nguồn lợi nhuận khổng lồ do đó người sáng lập (founder) sẽ bị nhiều áp lực.
? Xem thêm: Sự nghiệp là gì? Bí quyết để làm chủ sự nghiệp
Vòng đời công ty
- Lập nghiệp: 32% doanh nghiệp nhỏ được thống kế sẽ thất bại trong khoảng thời gian đầu lập nghiệp.
- Khởi nghiệp: 80% các startup sẽ thất bại trong năm đầu.
Đọc đến đây, liệu doanh nghiệp nhỏ có trở thành công ty startup hoặc ngược lại được không? Một người lập nghiệp có thể trở thành người khởi nghiệp? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Ngày nay rất nhiều người vừa lập nghiệp vừa khởi nghiệp. Lựa chọn lập nghiệp hay khởi nghiệp phụ thuộc vào chính bản thân nhà sáng lập (mục tiêu, tầm nhìn, kế hoạch trong tương lai) và các yếu tố khách quan sẽ ảnh hưởng như cầu thị trường, hành vi người tiêu dùng, bối cảnh kinh tế hiện thời.
>>>Đọc thêm: Những bài học kinh doanh hay cho người lập nghiệp
Làm sao để lập nghiệp thành công?
Đối với những người ước mơ lập nghiệp, chắc hẳn ai cũng nung nấu ý định xây dựng một sự nghiệp thành công. Trên quá trình lập nghiệp bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, kế hoạch cụ thể thì thất bại là điều dễ hiểu. Vậy trước khi lập nghiệp nên lưu ý điều gì để thành công?
Lập kế hoạch rõ ràng
Việc đầu tiên khi bắt đầu làm bất cứ điều gì là lên kế hoạch thật chi tiết và cẩn thận. Bản kế hoạch nên được phác thảo một cách tỉ mỉ từng bước một. Từ việc tìm nguồn hàng ở đâu, cách đặt giá sản phẩm, bạn lựa chọn kinh doanh online hay offline, tìm kiếm địa điểm phù hợp, đến việc xác định nguồn vốn… Có rất nhiều điều phải liệt kê và xem xét vì thế hãy đảm bảo rằng bạn xây dựng một bản đồ rõ ràng đối với công việc này.
Nghiên cứu thị trường
Bước nghiên cứu thị trường là bước vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu công việc kinh doanh. Hãy thực hiện cuộc nghiên cứu và quan sát xung quanh xem ngày nay khách hàng đang ưa chuộng sản phẩm gì, sản phẩm nào có nhiều tiềm năng. Sai lầm của nhiều người khi bắt đầu lập nghiệp là chỉ bán những gì mình thích mà không hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng. Cho dù sản phẩm của bạn tốt thế nào đi nữa mà khách hàng không có nhu cầu thì cũng chẳng ai mua.
>>>Tìm hiểu thêm: Doanh nghiệp khởi nghiệp là gì?
Hãy luôn cởi mở để học hỏi thêm nhiều kiến thức mới
Khi bắt đầu hành trình lập nghiệp bạn sẽ phải học hỏi nhiều khía cạnh khác nhau trong kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần đổi mới mỗi ngày để không bị chậm lại phía sau. Xã hội ngày càng phát triển, những cách làm cũ hay định kiến ngày xưa có thể không phù hợp với thời đại hiện nay. Chính vì thế, bạn hãy loại bỏ quan điểm, định kiến cũ, chủ động tiếp thu quan điểm, góp ý của người xung quanh. Bên cạnh đó, luôn học hỏi, tìm kiếm điều mới, nắm bắt xu hướng sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Sau bài viết này, JobsGO mong rằng khi nắm rõ định nghĩa lập nghiệp và khởi nghiệp bạn sẽ xác định hướng đi ban đầu phù hợp nhất. Chúc bạn thành công với quyết định của riêng mình.
? Xem thêm: Tại sao nên tìm việc trong công ty Startup
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)