Sự nghiệp là gì? Tại sao mỗi người phải có sự nghiệp cho riêng mình?

Đánh giá post

Trong cuộc sống của người trưởng thành, luôn chất chứa những nỗi lo toan về công danh, sự nghiệp. Nhưng liệu rằng, sự nghiệp đã được hiểu đúng trong suy nghĩ của mọi người hay chưa Hay từ ấy chỉ được thốt ra như một thói quen mà chính người nói còn đang băn khoăn, chưa rõ. Thấu hiểu điều đó, trong bài viết này, JobsGO sẽ giúp bạn hình dung được “Sự nghiệp là gì” và bật mí cho bạn những bí quyết để làm chủ sự nghiệp của bản thân.

1. Vậy sự nghiệp là gì?

Chắc hẳn có không ít người nhầm lẫn giữa công việc, nghề nghiệp với sự nghiệp. Nên thì hãy cùng chúng mình phân biệt một chút nhé!

Nhắc tới công việc, người ta nghĩ đến những đầu việc mang tính chất ngắn hạn, thời vụ, không có sự ổn định. Còn nghề nghiệp là sự tích lũy kinh nghiệm, kiến thức tới một trình độ chuyên môn nhất định sau khi đã trải qua nhiều công việc.

Sự nghiệp là gì
Sự nghiệp là gì?

Sau công việc và nghề nghiệp, người ta còn nhắc tới một khái niệm khác nữa chính là sự nghiệp. Thực chất, sự nghiệp là gì? Sự nghiệp là đích đến cuối cùng của công việc và nghề nghiệp, là thứ mà con người ta phấn đấu theo đuổi trong suốt quãng thời gian lao động.

Khác với công việc và nghề nghiệp, sự nghiệp không chỉ nói lên bạn đã làm gì mà đó còn là thước đo cho cả quá trình phấn đấu, nỗ lực của bạn. Sự nghiệp càng thành công rực rỡ, càng chứng tỏ sự cống hiến có giá trị của bạn. Trong quá trình xây dựng sự nghiệp, đòi hỏi chúng ta cần có sự nhạy bén, linh hoạt, biết nắm bắt các cơ hội và thích nghi với nhiều môi trường nghề nghiệp khác nhau.

👉Xem thêm: Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách: Bạn phù hợp với công việc nào

2. Tại sao cần phải có sự nghiệp

Đã có bao giờ bạn thắc mắc rằng: “Tại sao người ta luôn nỗ lực để gây dựng sự nghiệp, thậm chí có những người dành cả đời để tạo dựng sự nghiệp cho bản thân” hay không. Nếu có thì hãy cùng chúng mình đi tìm câu trả lời nhé!

what is career
Tại sao cần có sự nghiệp?

Có lẽ bởi trong quá trình gây dựng sự nghiệp, con người ta được sống đúng đam mê và theo đuổi lý tưởng của bản thân mình. Vậy nên dù có khó khăn đến thế nào thì bạn cũng sẽ cống hiến cho đam mê ấy bằng tất cả khả năng, nhiệt huyết và sức lực của bản thân. Cuộc sống lúc này mới trở nên thật sự có ý nghĩa. Từ đó, có thể khẳng định, sự nghiệp là yếu tố quan trọng trong cuộc đời mỗi người.

Hơn nữa, có sự nghiệp, bạn có thể tự làm chủ cuộc đời của chính mình. Bạn có chỗ đứng trong xã hội, có sự đảm bảo về mặt kinh tế để tự ra cho mình những quyết định và lối đi riêng. Sống một cuộc đời không phụ thuộc, ai mà chẳng mơ ước đúng không ạ

Một điều nữa là, khi bạn nắm trong tay sự nghiệp, cuộc sống gia đình bạn sẽ được đảm bảo về mặt kinh tế. Chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao hơn và sẽ làm giảm được những áp lực trong cuộc sống gia đình.

👉Xem thêm: Khám phá nghề nghiệp phù hợp cùng trắc nghiệm MBTI

3. Bật mí bí quyết làm chủ sự nghiệp của bản thân

Làm thế nào để làm chủ sự nghiệp của bản thân Cùng JobsGO tìm hiểu ngay nào!

3.1 Hiểu được bản thân mình

sự nghiệp
Hiểu bản thân mình

Trong quá trình gây dựng sự nghiệp, trước hết, bạn phải hiểu và xác định rõ bản thân muốn gì và biết rõ khái niệm sự nghiệp là gì?. Thật khó để có thể phát triển bản thân khi mà bạn còn đang mông lung với những định hướng, chẳng biết mình muốn làm gì hay có đam mê, hứng thú trong lĩnh vực nào. Thay vì làm mỗi thứ một ít, bạn hãy tập trung vào một thứ mà bản thân xuất sắc nhất và có khả năng làm tốt nhất. Như vậy, bạn sẽ đầu tư được nhiều cơ hội hơn và loại bỏ những thứ làm bạn mất tập trung, xao nhãng với mục tiêu của mình.

👉Xem thêm: Tình yêu và sự nghiệp nên chọn cái nào?

3.2 Có một định hướng cụ thể

Sau khi đã xác định rõ điểm mạnh của bản thân, hãy vạch ra một kế hoạch, định hướng cụ thể cho mình để có thể tạo dựng thành công trên con đường gây dựng sự nghiệp. Bởi để đạt mục tiêu lớn đã đề ra không phải là chuyện ngày một ngày hai mà đó là cả một quá trình bền bỉ phấn đấu, nỗ lực không ngừng. Vì vậy, nếu không vạch ra một hướng đi cụ thể ngay từ lúc bắt đầu, chúng ta sẽ dễ đi lệch hướng trên con đường phát triển này.

Sự nghiệp la gì
Từng bước vươn tới mục tiêu

Một hướng đi cụ thể không nhất thiết phải được viết ra quá chi tiết, mà đó chỉ cần là một biểu đồ bạn tự vạch ra cho mình:

  • Công việc bạn muốn làm là gì
  • Bạn muốn làm việc ở một công ty như thế nào
  • Mức thu nhập mong muốn của bạn là bao nhiêu
  • Bạn muốn phát triển lên vị trí nào trong công ty

Chúng ta có thể thấy rằng, trên con đường gây dựng sự nghiệp, sẽ chẳng dễ dàng để vươn tới mục tiêu lớn ngay lúc bắt đầu. Vậy nên, hãy xác định cho bản thân những mục tiêu nhỏ, ngắn hạn để từng bước tiếp cận và vươn tới đích đến cuối cùng mà mình đặt ra. Càng phấn đấu đạt được nhiều mục tiêu nhỏ, bạn sẽ càng dễ dàng vươn tới thành công lớn.

👉Xem thêm: Bói sự nghiệp bằng đường chỉ tay

3.3 Đánh giá việc thực hiện mục tiêu

Sau mỗi mục tiêu nhỏ được hoàn thành, hãy đừng vội hài lòng. Bạn cần phải xem xét lại quá trình thực hiện mục tiêu ấy như thế nào, đã thực sự tốt hay chưa. Nếu đã làm tốt hãy tiếp tục phấn đấu cho những mục tiêu tiếp theo. Còn nếu quá trình ấy chưa tốt thì cần phải xem xét lại điểm chưa tốt và tự rút kinh nghiệm lại cho bản thân mình để tránh mắc phải những sai lầm tương tự.

Và trong quá trình thực hiện mục tiêu để vươn tới thành công trong sự nghiệp, sẽ có những tình huống phát sinh ngoài mong muốn và đôi khi làm cho những mục tiêu đã đề ra không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tế nữa. Vậy nên, đánh giá việc thực hiện những mục tiêu hiện tại có thể giúp bạn kịp thời điều chỉnh, chuyển hướng mục tiêu và xác định được hướng đi phù hợp nhất cho mình.

👉Xem thêm: Specialist là gì? Bạn có thể trở thành Specialist trong lĩnh vực nào

Kết

Một chút chia sẻ nho nhỏ này hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu được “Sự nghiệp là gì” và cũng hiểu rõ lý do tại sao con người ta luôn dốc lòng để tạo dựng sự nghiệp. JobsGO mong rằng, các bạn đọc ở đây sẽ sống một cuộc đời thật đáng sống, sống cho những ước mơ, hoài bão và lý tưởng của bản thân, sống với một sự nghiệp của riêng mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: