Nhắc đến việc làm lĩnh vực kế toán – kiểm toán thì bạn đâu thể bỏ qua KPMG, một trong BIG4 thống trị. Nếu bạn đang là một ứng viên tìm kiếm cơ hội phát triển đừng bỏ qua vài viết dưới đây. Hôm nay jobsgo sẽ gợi ý kinh nghiệm phỏng vấn KPMG hỗ trợ bạn cạnh tranh với các ứng cử viên mạnh.
Mục lục
Nắm rõ quy trình phỏng vấn KPMG theo vòng
Giống như các công ty kế toán – kiểm toán hàng đầu khác nếu bạn đang muốn trở thành ứng viên chính thức tại KPMG thì bạn sẽ cần trải qua các vòng phỏng vấn. Thông thường KPMG sẽ có 4 vòng thi tuyển và khoảng thời gian tuyển dụng là tháng 8 đến tháng 12 hàng năm.
Đối tượng KPMG lựa chọn cũng vô cùng đa dạng và không có bất kỳ sự phân biệt nào. Chỉ cần ứng viên đủ điều kiện dự tuyển cho các vị trí là có thể tham gia.
Vòng 1: Nhận và xét hồ sơ
Giống với quy trình tuyển dụng thông thường KPMG sẽ nhận hồ sơ ứng tuyển online vào khung thời gian trên. Đơn giản là bạn hãy chuẩn bị một hồ sơ xin việc kèm CV ấn tượng đưa ra điểm nổi bật của bản thân cả về học tập và làm việc trước đó. Tìm cách để nhà tuyển dụng KPMG “nhớ” tới bạn ngay từ lần đầu tiên.
Bạn không cần quá lo lắng về việc KPMG có giới hạn hay không? Vì KPMG nhận đa dạng hồ sơ dù là bạn học trường gì và ngành nào? Điểm số có phần thấp cũng có thể vượt qua được vòng sơ tuyển này nhé.
Riêng CV xin việc có lưu ý chút ít là cẩn trọng hơn khi viết. CV sẽ là yếu tố kết hợp cho kết quả tiến tới buổi phỏng vấn và làm việc chính thức sau này.
Vòng 2: Test năng lực ứng viên
KPMG và PwC có lẽ là 2 BIG nổi tiếng dễ tính vì không đưa chuyên ngành vào đề tài test. Tuy nhiên một vài năm gần đây thì 2 môi trường đã dần thay đổi và gia tăng độ khó qua việc thêm kiến thức chuyên ngành. Nơi thi tuyển của thí sinh đó là tại văn phòng với 20 hoặc 30 người 1 ca thi sắp xếp linh hoạt.
Vòng thi test đề được cho là không quá khó chỉ là ứng viên cần đáp ứng tốc độ làm bài nhanh. Hơn nữa cũng chẳng có bài essay vì 30 phút tương ứng với 32 câu trắc nghiệm. Nội dung đề chỉ xoay quanh khái niệm về lĩnh vực kế toán – kiểm toán, thuế, đạo đức làm việc. Một phần nhỏ khác sẽ là câu hỏi mang tính EQ còn thứ tự ưu tiên tính điểm do thí sinh sắp xếp.
Bởi vậy mới thấy KPMG thi không quá khó khăn đúng không? Các thí sinh có nền tảng chuyên ngành chỉ cần bổ sung thêm chút kiến thức ngoại ngữ là tự tin hoàn thành. Nói vậy không phải thiên vị vì các thí sinh khác có thể bổ sung kiến thức qua các khóa học về Audit and Assurance.
👉 Xem thêm: [Tổng hợp] Những kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán bạn cần nắm rõ
Vòng 3: HR phỏng vấn trực tiếp
Sau khi vượt qua vòng 2 các thí sinh được chọn phỏng vấn. Có lưu ý là sẽ có danh sách thí sinh cân nhắc khi một ứng viên trước phỏng vấn xin việc không đạt bạn vẫn còn cơ hội.
Người phỏng vấn tại vòng 3 này sẽ là một ứng viên của bộ phận nhân sự, thời gian phỏng vấn chỉ khoảng 10 – 15 phút mà thôi. Dù thời gian ngắn nhưng với kinh nghiệm họ có thể lựa chọn được thí sinh phù hợp theo yêu cầu.
Thực tế HR cũng không khó tính quá đâu, ở KPMG họ rất thân thiện bạn có thể thoải mái trả lời. Câu hỏi phỏng vấn đơn giản xoay quanh tâm lý, các vấn đề cuộc sống. Ví dụ như team bạn có một người lười bạn sẽ làm gì? Bạn bị giám đốc đánh giá làm không tốt cách xử lý ra sao?,… Các câu hỏi nhằm mục đích đánh giá kỹ năng xử lý tình huống nên bạn cứ suy nghĩ kỹ tránh trả lời theo khuôn mẫu, logic kèm chất riêng.
Một phần nữa trong vòng này HR còn đưa ra một vài câu hỏi gắn liền nội dung CV bạn đã trình bày. Khi câu trả lời không nhất quán bạn sẽ bị hỏi thêm lồng ghép chuyên ngành nhưng đơn giản để xét điểm GPA CV. Các ứng viên khác chuyên môn thì chỉ là câu hỏi khái niệm đánh giá khả năng tìm hiểu.
Vòng 4: Partner trực tiếp phỏng vấn
Khoảng thời gian phỏng vấn tại vòng này sẽ kéo dài hơn 25 – 40 phút tùy thí sinh. Tất nhiên nếu bạn đã vượt qua 3 vòng thì cơ hội làm nhân viên chính thức rất lớn hoặc không bạn sẽ trở thành thực tập sinh.
Partner phỏng vấn sẽ đưa ra các câu hỏi về cá nhân ứng viên, xem xét định hướng nghề nghiệp. Đôi khi là có các câu hỏi về chuyên ngành theo lĩnh vực bạn theo học, kế toán – kiểm toán chắc chắn sẽ hỏi sâu hơn. Mức độ câu hỏi có cả khó và dễ kiểm tra tư duy cũng như khả năng bạn gắn bó với công việc.
Nhìn chung kết quả sau 4 vòng phỏng vấn tại KPMG sẽ có khoảng 48 ứng viên được chọn. Vậy nên, bạn hãy chuẩn bị tinh thần thật tốt để nắm bắt cơ hội cho mình.
👉 Xem thêm: Sau buổi phỏng vấn việc làm, bước tiếp theo là gì?
Một vài lưu ý khi tham gia phỏng vấn tại KPMG
Bởi KPMG là 1 trong 4 hãng kiểm toán lớn thế giới nên sự chuẩn bị cũng khá giống kinh nghiệm phỏng vấn EY và PwC phỏng vấn. KPMG cũng sẽ là môi trường tốt hỗ trợ bạn trau dồi, phát triển thăng tiến cho bản thân. Vậy nên khi bạn đã lựa chọn ứng tuyển vào đây sẽ cần chuẩn bị thật kỹ càng.
- Vòng sơ tuyển ban đầu bạn cần tạo ra một hồ sơ ấn tượng thu về điểm cao. Số điểm nhỉnh hơn với CV ngắn gọn, nêu bật ưu điểm và thành tựu tức bạn có lợi.
- Chuẩn bị kiến thức ôn lại nhiều lần về lĩnh vực kế toán kiểm toán và kết hợp các kiến thức xã hội, ngoại ngữ, phân tích dữ liệu.
- Bạn có thể tìm hiểu về đề thi năm trước hoặc thông qua việc xin kinh nghiệm ứng viên đang làm việc.
- Các kỹ năng là vô cùng cần thiết, bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng yêu thích ứng viên biết lắng nghe và hợp tác nhóm.
- Khi bản thân có điểm yếu hãy khéo léo dẫn dắt cuộc phỏng vấn để bù đắp.
- Luôn là chính mình đừng nói dối hay như biến một câu chuyện không có thành có vì bạn sẽ gặp phải áp lực bởi người phỏng vấn xác minh.
👉 Xem thêm: [Tổng hợp] Kinh nghiệm vượt qua phỏng vấn lần 2 dễ dàng
Tựu chung có thể thấy môi trường làm việc tại KPMG vô cùng chuyên nghiệp. Cùng đó mức lương tại KPMG cũng tương đương mức lương ở PwC Việt Nam mà quá trình sàng lọc dễ dàng hơn. Mong rằng kinh nghiệm phỏng vấn KPMG trên sẽ có ích giúp bạn đưa ra quyết định chính xác với công việc như ý.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)