[Tổng hợp] Những kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán bạn cần nắm rõ

Đánh giá post

Sau khi nhà tuyển dụng gửi email hẹn phỏng vấn, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng, kiến thức chuyên môn. Bởi đây là lúc thể hiện tài năng và chứng minh vị trí đó phù hợp với mình. Ngoài những kiến thức cần thiết, các ứng viên cũng cần tham khảo kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán để tăng thêm độ tự tin.

1. Tổng hợp các kinh nghiệm phỏng vấn kế toán

1.1. Tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin nhà tuyển dụng

kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán
Tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin nhà tuyển dụng

Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn xin việc, bạn cần phải hiểu về doanh nghiệp, vị trí ứng tuyển. Bởi ít nhiều nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi đến các câu hỏi như: “Bạn hiểu gì về chúng tôi?” hay “Bạn biết gì về công việc này?”,… Thông qua các câu hỏi đó để đánh giá mức độ tìm hiểu của ứng viên về công việc.

Bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn ứng viên hiểu về họ. Nếu như bạn chứng tỏ sự hiểu biết của mình về doanh nghiệp chắc chắn họ sẽ rất hài lòng và cảm thấy bạn thật sự quan tâm đến vị trí đó.

1.2. Chú ý đến thời gian buổi phỏng vấn diễn ra

Nhà tuyển dụng rất bận, họ sẽ không chờ đợi bất kỳ một ứng viên nào đến muộn. Đặc biệt nhà tuyển dụng cũng sẽ không có ấn tượng tốt với bạn và cho rằng bạn làm việc không chuyên nghiệp. Cũng chính vì thế mà bạn nên đọc lại lịch hẹn và chắc chắn rằng mình đến trước 10 -15 phút. Bạn không nên đến quá sớm và điều tối kỵ là không đến muộn.

Trong trường hợp đặc biệt phải đến muộn thì cần phải liên lạc trước với nhà tuyển dụng, nói rõ lý do đến muộn và mong họ thông cảm.

Việc đến trước phỏng vấn sẽ giúp cho bạn tự tin hơn, có thời gian chuẩn bị lại kiến thức, chuẩn bị lại hồ sơ và trang phục của mình.

kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán
Chú ý đến thời gian buổi phỏng vấn diễn ra

👉 Xem thêm: 3 mẫu bài test phỏng vấn kế toán không nên bỏ qua

1.3. Mặc gì trong buổi phỏng vấn?

Đây là một buổi phỏng vấn việc làm, bạn đang đứng ở vị trí người tìm việc. Vì thế mà cần phải thể hiện sự chỉn chu, cẩn thận để tạo ấn tượng tốt. Các bạn sinh viên mới ra trường hay có phong cách áo thun màu sắc lòe loẹt, hình thù kỳ dị,… Nó khiến cho nhà tuyển dụng cực kỳ khó chịu. Đặc biệt là với doanh nghiệp lớn, có môi trường văn hóa chuyên nghiệp. Tốt nhất nên thay đổi phong cách đó sang áo sơ mi, quần âu, quần jean hoặc chân váy tối màu.

Với các bạn nữ nên trang điểm, tô son một chút để tươi tắn hơn nhưng không nên trang điểm quá đậm. Các bạn nam có thể dùng keo vuốt tóc sao cho gọn gàng, lịch sự.

Nhìn chung, với vị trí kế toán thường yêu cầu ứng viên có tính cẩn thận, tỉ mỉ. Chính vì thế mà trang phục sẽ phần nào giúp bạn toát lên tinh thần làm việc chuyên nghiệp, dễ dàng tạo ấn tượng tốt.

kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán
Tham gia phỏng vấn cần mặc lịch sự, gọn gàng

1.4. Khi phỏng vấn kế toán, thái độ rất quan trọng

Đừng quên gửi một lời chào đến nhà tuyển dụng trước khi bước vào phỏng vấn chính thức. Luôn luôn có thái độ tự tin, thân thiện với mọi người. Như vậy sẽ khiến bạn trở nên nổi bật hơn.

Khi phỏng vấn diễn ra phải ngồi thẳng lưng, mắt nhìn về một hướng (mắt không nên đảo qua đảo lại). Tập trung nghe rõ các câu hỏi mà họ đưa ra, hạn chế tối đa hỏi lại hoặc chưa hiểu về câu hỏi. Đặc biệt nên trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, không nên vòng vo, nó khiến đối phương cảm thấy bạn đang không hiểu gì.

Sau khi kết thúc phỏng vấn trước khi ra khỏi phòng bạn nên gửi lời cảm ơn đến họ. Cho dù kết quả như thế nào cũng không được có thái độ khó chịu, bất mãn với mọi người ngay tại công ty.

kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán
Khi phỏng vấn kế toán, thái độ rất quan trọng

1.5. Đừng quên ôn tập kiến thức mình đã học

Với vị trí việc làm kế toán không những yêu cầu cần thận, tỉ mỉ, trung thực mà kiến thức chuyên môn cũng vô cùng quan trọng. Bạn không được chủ quan với kiến thức đã học. Để có buổi phỏng vấn hiệu quả, tốt nhất hãy ôn tập lại. Như vậy còn giúp bạn thêm tự tin và phô diễn được toàn bộ kỹ năng của mình trước nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên đem theo giấy bút và sổ ghi chép, sẽ có lúc cần dùng đến đó. Ngoài những kinh nghiệm trên đây, các ứng viên cũng nên tìm hiểu thêm về những câu hỏi nhà mà tuyển dụng thường xuyên hỏi đến.

kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán
Đừng quên ôn tập kiến thức mình đã học

2. Một số câu hỏi phỏng vấn kế toán nhà tuyển dụng thường xuyên dùng

Thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt để kiếm được một công việc đúng sở thích, đúng chuyên ngành quả thật rất khó khăn. Bạn không những phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mà còn phải làm hài lòng nhà tuyển dụng khó tính. Với những câu hỏi phỏng vấn kế toán mới ra trường sẽ giúp cho các bạn sinh viên tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hơn.

  • Câu 1: Bạn hãy giới thiệu đôi chút về bản thân mình? Những kinh nghiệm làm việc (nếu có)?
  • Câu 2: Theo bạn thì đâu là những kỹ năng mà một kế toán giỏi nên có?
  • Câu 3: Trước đây bạn đã sử dụng phần mềm kế toán chưa? Đó là những phần mềm nào? Tại sao?
  • Câu 4: Quy trình kế toán nào bạn đã viết hoặc đã chỉnh sửa?
  • Câu 5: Với công việc kế toán thì có những khó khăn nào?
  • Câu 6: Bạn đã gặp những khó khăn nào? Bạn giải quyết khó khăn đó ra sao?
  • Câu 7: Làm thế nào để không gặp phải những sai lầm trong công việc?
  • Câu 8: Nếu được tuyển dụng, bạn làm được gì cho doanh nghiệp chúng tôi?
  • Câu 9: Bạn hãy đưa ra 3 lý do khiến chúng tôi tuyển dụng bạn?
  • Câu 10: Theo bạn, kiến thức quan trọng nhất của một kế toán là gì?
  • Câu 11: Lý do gì khiến bạn nghỉ việc ở công ty cũ? Và tại sao bạn lại chọn chúng tôi?
  • Câu 12: Mục tiêu nghề nghiệp trong vài năm tới của bạn là gì?
  • Câu 13: Tình huống: Nếu cấp trên giao cho bạn thống kê báo cáo cuối tháng và bắt buộc phải chính xác tuyệt đối. Thế nhưng bạn lại sai và bị cấp trên cắt tiền thưởng. Trong trường hợp này bạn sẽ xử lý như thế nào?

    kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán
    Một số câu hỏi phỏng vấn kế toán nhà tuyển dụng thường xuyên dùng

Như vậy, bạn đã cùng JobsGO tìm hiểu xong về những kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán. Rất hy vọng kinh nghiệm này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và có được công việc tốt.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: