Interior Designer là gì? Interior Designer và Interior Decorator khác nhau chỗ nào?

5/5 - (1 vote)

Interior Designer là gì?

Interior Designer hay còn được biết là chuyên viên thiết kế nội thất. Hiểu một cách đơn giản, Interior Designer là người lên kế hoạch thiết kế phần nội thất cho các tòa nhà như nhà ở, bệnh viện, khách sạn, ngân hàng,… Một số Interior Designer cũng đảm nhận việc thiết kế nội thất tàu thuyền hoặc máy bay. 

Interior Designer 1

Interior Designer không chỉ vận dụng bộ óc sáng tạo bên trong các tòa nhà mà còn phải chú ý đến bề ngoài của chúng. Thuật ngữ “nội thất” trên thực tế bao gồm việc thiết kế những bố cục chặt chẽ logic, cũng như đảm bảo tính thẩm mĩ của cả trong lẫn ngoài nhà. Interior Designer thường làm việc cho công ty thiết kế nội thất, công ty kiến trúc hoặc một bộ phận thiết kế của các doanh nghiệp lớn. Trong một số trường hợp, các interior designer đủ giỏi cũng lựa chọn tự mở công ty và làm chủ doanh nghiệp của mình. 

? Xem thêm: UX Designer là gì? Làm thế nào để phân biệt UI và UX

Công việc của một Interior Designer

Interior Designer thường làm việc với các kiến trúc sư. Các công việc chính của một interior designer bao gồm:

Khảo sát công trình

Những chuyên viên thiết kế nội thất rõ ràng không thể chỉ ngồi làm việc với các bản vẽ, họ phải đến tận nơi để hiểu rõ hơn tình hình thực tại. Để trở thành một interior designer giỏi, bạn luôn phải tới tận nơi để đo đạc và lấy những thông số kỹ thuật cần thiết. Việc làm này đảm bảo thiết kế thực sẽ không bị sai lệch so với bản vẽ.

Tìm hiểu nhu cầu và đặc điểm của khách hàng

Tìm hiểu insight khách hàng luôn là bước tối quan trọng bất kể bạn làm trong loại hình doanh nghiệp nào đi chăng nữa. Thị hiểu của khán giả luôn thay đổi, cách thức nghiên cứu sở thích của họ ngày càng đa dạng. Việc phân tích nhân khẩu theo các đặc điểm giới tính, lứa tuổi,… đã không còn như 5, 10 năm trước. Hiểu được insight khách hàng sẽ giúp các interior designer nhanh chóng cập nhật tư duy thiết kế của mình và cho ra các sản phẩm hợp thời hơn.

Xác định phong cách chủ đạo

Nhà của một người cũng phản ánh chính xác con người họ. Các khách hàng thường khao khát được “nhìn thấy chính mình” qua thiết kế căn nhà. Vậy nên việc xác định phong cách chủ đạo của khách hàng chính là điều các interior designer đều phải làm được. Bạn phải xác định liệu ngôi nhà sẽ có phong cách cổ điển, hiện đại, đơn giản, cách tân, hay trẻ trung đầy sức sống.

Thiết kế màu sắc, vật liệu

Dựa trên phong cách, sở thích của khách hàng cũng như đặc điểm của tường ở khu vực nhà ở, interior designer sẽ phải lựa chọn màu sắc chủ đạo cho toàn bộ không gian. Bạn sẽ phải áp dụng triệt để những kiến thức về màu sắc, vật liệu hoàn thiện  ở bước này. Do đó, để trở thành một interior xuất sắc, bạn phải thường xuyên đọc và nghiên cứu về từng loại vật liệu khác nhau, tính năng, đặc điểm nổi bật của chúng như thế nào để tạo ra những sản phẩm nội thất đẹp về mẫu mã, đảm bảo về chất lượng.

? Xem thêm: tuyển ui ux designer

Lựa chọn vật dụng nội thất

Interior Designer 2

Cuối cùng, quyết định dẫn đến sự thống nhất của toàn bộ không gian là lựa chọn vật dụng nội thất như bàn, ghế, giường, tủ… Chúng không chỉ là vật dụng hữu ích mà còn là những vật dụng tô điểm cho ngôi nhà của bạn. Bởi vậy nên hình dáng không phù hợp hoặc chất liệu không tương xứng của vật dụng nội thất này sẽ làm phá vỡ kết cấu thống nhất của toàn bộ không gian sống nhà bạn.

Kỹ năng yêu cầu của một Interior Designer

Kỹ năng sáng tạo

Có lẽ không có gì phải ngạc nhiên khi nói rằng một interior designer rất cần có khả năng sáng tạo.  Phải biết sáng tạo trong cách thiết kế các công trình thì bạn mới có thể tạo ra giá trị riêng và khẳng định vị trí bản thân trong ngành nghề đầy cạnh tranh này. Khả năng sáng tạo thường được thể thiện trong cách sử dụng các họa tiết, màu sắc và hệ thống chiếu sáng trong một không gian.

? Xem thêm: 7 việc làm hữu ích khi bí ý tưởng sáng tạo

Kỹ năng lắng nghe

Bất cứ nghề nào liên quan đến từ “design” đều đòi hỏi kỹ năng lắng nghe khách hàng. Có thể đôi lúc khách hàng rất vô lí và làm quá lên, nhưng bạn vẫn luôn có thể học được điều gì đấy từ việc nỗ lực đáp trả kì vọng của họ. Nếu muốn thành công với tư cách là một interior decorator, bạn cần đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm cuối cùng.

Kỹ năng giao tiếp

Để trở thành một interior designer được nhiều người tin tưởng, bạn phải có khả năng truyền tải những nội dung mang tính “chuyên môn khó nhằn” sang ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu. Cái người tiêu dùng muốn là một sản phẩm hữu hình, có tính thẩm mỹ, phù hợp với nhu cầu của mình.Với kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ chắc chắn được tác phẩm của mình chính là những gì khách hàng mong muốn.

Ngoài ra, không chỉ đối với khách hàng, bạn còn phải liên kết với các nhà cung ứng, các cung cấp dịch vụ trong quá trình làm việc,… Vậy nên việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp dúng lúc đúng chỗ là rất quan trọng.

? Xem thêm: Kỹ năng đặt câu hỏi giúp tăng hiệu quả giao tiếp

Kỹ năng lập kế hoạch

Khả năng lập kế hoạch hiệu quả là đặc trưng không thể thiếu của dân thiết kế nội thất. Vì khối lượng công việc của một interior designer không hề ít, bạn cần lên kế hoạch để giải quyết tốt từng đầu công việc. Kế hoạch thiết kế thường bao gồm toàn bộ thông tin chi tiết, không chỉ là một bài thuyết trình về sản phẩm cuối cùng mà còn phải phân tích về mặt chi phí và khoảng thời gian tiến hành.

Kỹ năng quản lý

Trong mọi ngành kinh doanh nói chung cũng như thiết kế nội thất nói riêng, bạn cần đáp ứng deadline, thiết kế lịch biểu và hiểu rõ cách sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Một interior designer cần biết cách quản lý dự án hiệu quả. Kiến thức về chiến lược quản lý sẽ luôn là lợi thế của bạn trên con đường phát triển sự nghiệp interior designer.

Kỹ năng làm việc tỉ mỉ

Là một Interior Designer, bạn cần chú ý đến từng chi tiết để tạo không gian trong nhà vừa thiết thực vừa mang tính thẩm mỹ cao. Đây cũng một trong những đức tính khách hàng thường xuyên tìm kiếm ở các chuyên viên thiết kế nội thất.

Interior Designer 3

Mức lương của một Interior Designer

Ở Mỹ, mức lương của một interior designer giàu kinh nghiệm có thể lên tới 60.000$/năm. Tại Việt Nam, mức lương trong nghề thiết kế nội thất hay thiết kế đồ họa dao động khá lớn. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ và nơi làm việc, thu nhập của chuyên viên thiết kế giàu kinh nghiêm có thể lên đến 30-40 triệu/tháng.

Tuy nhiên, với những nhân viên trẻ tuổi mới ra trường thì mức lương của họ chỉ dao động từ 8-12 triệu/tháng.

? Xem thêm: Làm gì để cải thiện khả năng giao tiếp?

Sự khác nhau giữa Interior Designer và Interior Decorator

Interior Designer (Thiết kế nội thất) và Interior Decorator (Trang trí nội thất) là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn. Điều này cũng dễ hiểu bởi giữa hai công việc cũng tồn tại nhiều sự tương đồng. Tuy nhiên, bạn nên phân biệt được sự khác biệt giữa hai công việc này để có thể lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn, hoặc nhờ đến sự tư vấn chính xác hơn khi cần. Sau đấy, JobsGO sẽ chỉ cho bạn sự khác biệt trong hai công việc.

Interior Designer (Thiết kế nội thất)

  • Học vấn: Thiết kế nội thất là một nghề đòi hỏi phải đi học cụ thể và đào tạo chính quy. Các công việc thiết kế nội thất liên quan thường đa dạng và khá phức tạp, bao gồm: nghiên cứu màu sắc, chất liệu đồ vật, đào tạo thiết kế hỗ trợ máy tính, vẽ, quy hoạch không gian, thiết kế nội thất, kiến ​​trúc, v.v…
  • Công việc: Interior Designer không chỉ giúp gia tăng tính thẩm mĩ, họ còn giúp tăng cường chức năng của một căn phòng.
  • Đối tác: Các nhà thiết kế nội thất thường làm việc chặt chẽ với các kiến ​​trúc sư và nhà thầu để giúp đạt được vẻ ngoài mà khách hàng mong muốn. Một interior designer sẽ thường làm việc với những đối tác cố định, ít thay đổi dù với bất kỳ đối tượng khách hàng nào.

 Interior Decorator (Trang trí nội thất)

  • Học vấn: Các interior decorator không cần phải đào tạo chính thức vì họ chỉ tập trung chủ yếu vào thẩm mỹ và không tham gia vào việc cải tạo hoặc quy hoạch cấu trúc.
    Công việc: Interior Decorator thiên hẳn về chăm chút tính thẩm mỹ cho không gian căn nhà.
  • Đối tác: Một interior decorator không phải lúc nào cũng cần làm việc với các kiến trúc sư hay nhà thầu mới có thể đưa ra lời khuyên mang tính thẩm mỹ. Họ thường tự làm chủ các công ty, cửa hàng bán đồ nội thất hoặc trang trí nội thất. Interior decorator thường xuyên tư vấn, tương tác trực tiếp với chủ nhà để tìm một phong cách trang trí đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Interior Designer 4

Học ở đâu để làm Interior Designer?

Việt Nam hiện đã có nhiều trường đại học có đào tạo các ngành học liên quan tới thiết kế nội thất, trong đó có một số trường học mà bạn có thể tham khảo:

  • Đại hoc Kiến trúc Hà Nội
  • Đại học Kiến trúc HCM
  • Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Mỹ thuật Hà Nội
  • v.v…

Ngoài ra, nếu bạn là một sinh viên trái ngành nhưng lại rất yêu thích lĩnh vực thiết kế nội thất này, bạn cũng có thể tự học. Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều khóa học trực tuyến, lớp học cấp tốc để bạn có thể bổ sung bất cứ một kỹ năng, kiến thức nào bạn muốn.

? Xem thêm: Top 6 đại học dạy thiết kế đồ họa tại Việt Nam hiện nay

Tìm việc Interior Designer ở đâu?

Apply trực tiếp vào các công ti thiết kế, xây dựng

Interior Designer là một công việc rất “hot”. Do đó, các cơ hội tìm việc cũng nhiều vô kể. Bạn có thể cân nhắc làm việc trong các studio hoặc cửa hàng từ nhỏ cho đến lớn, bình dân cho đến cao cấp khi họ đăng tuyển designer. Giờ làm việc của các designer không cố định và thường phải chịu áp lực đáp ứng deadline.

Tìm việc qua các trang web, app tuyển dụng

Bên cạnh đó, sử dụng các website tìm việc cũng là một lựa chọn lí tưởng. Bạn vừa được giới thiệu công việc chi tiết, vừa được tư vấn miễn phí cách trình bày CV, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp,… Trong các website tìm việc ở nước ta, trang tuyển dụng JobsGO được đánh giá là lựa chọn hàng đầu vì khả năng liên tục tìm và giới thiệu các việc làm hấp dẫn, chất lượng cao; đội ngũ tư vấn hiểu sâu, kĩ vấn đề của người tìm việc để đưa ra các đánh giá, phân tích hướng nghiệp sâu sát nhất. 

Nếu bạn đang mong muốn tìm một công việc phù hợp, có nhiều khả năng thăng tiến thì JobsGO chắc chắn là sự lựa chọn số một. Hãy nhanh chóng lướt qua các cơ hội việc làm và tìm cho mình một vị trí thích hợp nhất nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: