9/80 là một trong những mô hình làm việc được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Vậy hình thức làm việc 9/80 là gì? Nó có ưu, nhược điểm như thế nào? Và làm sao để thực hiện mô hình này một cách hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ được JobsGO giải đáp trong bài viết dưới đây.
Hình thức làm việc 9/80 là gì?
Hình thức làm việc 9/80 có thể hiểu là làm việc 80 giờ trong vòng 9 ngày thay vì 80 giờ 10 ngày như tiêu chuẩn. Theo đó, các ngày làm việc trong hình thức này sẽ được chia thành 8 ngày 9 giờ và 1 ngày 8 giờ (thực hiện 2 tuần 1 lần). Điều này có nghĩa là, vào tuần làm việc đầu tiên, các nhân viên sẽ phải làm tổng 44 giờ. Số giờ làm thêm sẽ được dồn sang tuần thứ 2. Khi làm việc theo hình thức 9/80, nhân viên sẽ có thêm 2 ngày nghỉ/tháng.
Ví dụ: lịch trình làm việc của một nhân viên trong công ty A với hình thức 9/80 như sau:
Tuần đầu tiên
Thứ 2: 8h sáng đến 6h tối (nghỉ trưa 1 tiếng) Thứ 3: 8h sáng – 6h tối Thứ 4: 7h sáng – 5h chiều Thứ 5: 7h sáng – 5h chiều Thứ 6: 8h sáng – 6h tối Thứ 7: Nghỉ Chủ nhật: Nghỉ Tuần thứ hai Thứ 2: 8h sáng – 6h tối (nghỉ trưa 1 tiếng) Thứ 3: 8h sáng – 6h tối Thứ 4: 7h sáng – 5h chiều Thứ 5: 7h sáng – 5h chiều Thứ 6: Nghỉ Thứ 7: Nghỉ Chủ nhật: Nghỉ |
👉 Xem thêm: Giải đáp WFH là gì? Tất tần tất những điều cần biết về Work From Home
Ưu điểm của hình thức 9/80
Hiện nay, hình thức làm việc 9/80 được áp dụng ở khá nhiều doanh nghiệp bởi nó có những ưu điểm lớn, mang lại lợi ích như:
Giúp cân bằng công việc với cuộc sống
Một trong những ưu điểm của hình thức làm việc 9/80 đó là giúp tạo nên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên. Mỗi người sẽ được đảm bảo có thêm 2 ngày nghỉ/tháng, điều đó có nghĩa là họ sẽ có thể dành nhiều thời gian cho bản thân, gia đình, bạn bè,…
Bên cạnh đó, số giờ làm việc hàng ngày cũng chỉ tăng thêm 1 tiếng, không phải là quá nhiều so với những ngày làm việc thông thường theo tiêu chuẩn. Công ty cũng sẽ ít nhận được các lá đơn xin nghỉ phép từ nhân viên vì họ không có thời gian nghỉ trong tuần khi có việc đột xuất.
Cải thiện sự tập trung, tăng năng suất làm việc
Làm thêm 1 tiếng mỗi ngày dù không nhiều, song nó có thể rất cần thiết để nhân viên tập trung vào nhiệm vụ và hoàn thành công việc một cách dứt điểm.
Hơn nữa, khi có nhiều ngày nghỉ hơn, nhân viên sẽ có đủ thời gian nghỉ ngơi, từ đó họ cảm thấy thoải mái, tràn đầy năng lượng để làm việc. Lúc này, họ sẽ dễ tập trung và tăng năng suất làm việc.
Tạo tính linh hoạt cho nhân viên
Với hình thức làm việc 9/80, công ty có thể phân chia một nửa nhân sự nghỉ vào thứ 6, một nửa còn lại nghỉ vào thứ 2. Điều này tạo nên tính linh hoạt cho nhân viên, mọi người đều được nghỉ cuối tuần 3 ngày và công ty thì vẫn có thể làm việc đủ 5 ngày/tuần.
Đặc biệt, với những công việc cá nhân như đi ngân hàng, làm thủ tục, hồ sơ hành chính,… thì hình thức làm việc này sẽ rất phù hợp, mang lại lợi ích cho nhân viên.
Hạn chế việc đi lại
Cắt giảm 2 ngày làm việc trong tháng dù có vẻ không ảnh hưởng quá lớn, tuy nhiên nó cũng tạo nên sự khác biệt, nhất là với nhân viên ở xa, di chuyển vất vả. Họ có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian lái xe, tiền xăng xe hay giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi do ùn tắc giao thông mỗi ngày.
👉 Xem thêm: 5 xu hướng làm việc mới nhất năm 2022 mà bạn nên biết
Hạn chế của hình thức 9/80
Bên cạnh những ưu điểm trên, hình thức làm việc 9/80 cũng vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như:
Không phù hợp với tất cả mọi người
Đối với những nhân viên thường xuyên cảm thấy không hứng thú, phải vật lộn với ca làm việc 8 tiếng/ngày thì chắc chắn sẽ khó chịu được việc phải tăng thêm 1 tiếng/ngày. Một số nhân viên có thể bị cạn kiệt năng lượng trước ca làm việc. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, hiệu quả của công việc.
Hơn nữa, có những người muốn trở về nhà ăn tối vào một giờ nhất định, phải đi đón con, lo cơm nước gia đình,… thì hình thức này là không phù hợp.
Khó khăn trong việc làm bảng lương
Dù không phải vấn đề quá lớn với nhân viên, song với công ty, đặc biệt là bộ phận nhân sự, kế toán thì việc làm bảng lương, tính lương sẽ khá khó khăn. Số giờ làm việc không khớp nhau theo từng tuần, tuần hiển thị 44 giờ, tuần hiển thị 36 giờ,… sẽ khiến họ có thể bị nhầm lẫn trong quá trình thống kê, tính toán.
Các hạn chế về quản lý nhân sự
Áp dụng hình thức 9/80, ngay cả khi các ngày nghỉ được xen kẽ nhau, công ty vẫn khó mà sắp xếp, đáp ứng được yêu cầu của toàn bộ nhân viên. Ví dụ như 1 nửa nhân viên nghỉ thứ 6, nửa còn lại nghỉ thứ 2. Vậy sẽ ra sao nếu cả 2 đều thông báo nghỉ ốm vào thứ 6?
Vậy nên, hình thức này sẽ gây khó khăn khá lớn với những doanh nghiệp quy mô nhỏ.
👉 Xem thêm: Mô hình làm việc linh hoạt, xu hướng làm việc hiện đại
Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc hình thức 9/80 là gì cùng những ưu, nhược điểm của hình thức này. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp các quản lý doanh nghiệp có thể lựa chọn, áp dụng hình thức làm việc phù hợp, hiệu quả nhất.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)