Deputy Manager là gì? Mô tả công việc của Deputy Manager

Đánh giá post

Deputy Manager là vị trí chức vụ khá quen thuộc trong bộ máy hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Nhưng để hiểu rõ về Deputy Manager là gì, cũng như những công việc mà Deputy Manager cần thực hiện thì chưa hẳn ai cũng biết. Vì vậy, hãy cùng JobsGO đi tìm câu trả lời cho những vấn đề này nhé!

Deputy Manager là gì?
Deputy Manager là gì?

Deputy Manager là gì?

Deputy Manager dịch ra tiếng Việt nghĩa là phó phòng. Đây là người sẽ cố vấn cho trưởng phòng để đưa ra những chiến lược khả thi để đem lại hiệu quả công việc tốt nhất. Đồng thời, Deputy Manager cũng cần phải sát sao với công việc và phát triển những kỹ năng lãnh đạo với định hướng trở thành trưởng phòng trong tương lai.

? Có thể bạn quan tâm: CFO là gì? Sự khác biệt giữa CFO – CEO – COO

Công việc của một phó phòng Deputy Manager là gì?

Phó phòng sẽ chịu trách nhiệm các công việc sau:

Phó phòng phải có trách nhiệm hoạch định và đưa ra giải pháp xử lý tốt nhất
Phó phòng phải có trách nhiệm hoạch định và đưa ra giải pháp xử lý tốt nhất
  • Lên kế hoạch và thực hiện các dự án trong khoảng thời gian và ngân sách cho phép
  • Chịu trách nhiệm về các công việc, đưa ra các giải pháp và hướng xử lý cho phù hợp
  • Đưa ra những chiến lực thực thi, kinh doanh mới để phục vụ nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
  • Bám sát những thay đổi trong việc thực hiện kế hoạch, quản lý nhân viên và hỗ trợ thực hiện công việc tổng thể.
  • Xây dựng, duy trì mối quan hệ với lãnh đạo, nhân viên cũng như khách hàng của công ty nhằm nâng tỷ lệ thành công của các dự án cao hơn.
  • Hỗ trợ nhân viên triển khai và hoàn thành kế hoạch, mục tiêu đã đề ra.
  • Thực hiện giám sát, quản lý công việc của nhân viên. Đồng thời, cần phải hỗ trợ và hướng dẫn cũng như đào tạo khi cần thiết.
  • Tuyển dụng và có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn các nhân viên mới.

Những tố chất cần thiết để trở thành người lãnh đạo giỏi

Tố chất và kỹ năng cần thiết để trở thành người lãnh đạo giỏi
Tố chất và kỹ năng cần thiết để trở thành người lãnh đạo giỏi

Khi đã hiểu rõ “Deputy Manager là gì?” cũng như những công việc của một phó phòng thì các bạn cần phải biết trang bị cho bản thân những tố chất và kỹ năng cần thiết. Bởi để làm được vị trí phó phòng hay những vị trí cao cấp hơn thì bạn cần phải không ngừng phát triển bản thân, nếu không bạn sẽ bị đào thải. 

Do đó, để giữ vững chiếc ghế và có cơ hội thăng tiến cao hơn thì bạn cần phải không ngừng học hỏi và phấn đấu. Đặc biệt, đừng quên vận dụng những kỹ năng sau để công việc trở nên thuận lợi hơn:

Khả năng lãnh đạo

Khả năng lãnh đạo là tố chất quan trọng mà bất cứ người quản lý nào cũng phải có và vận dụng một cách thành thạo. Trong mọi tình huống, vấn đề xảy ra trong công việc thì bạn cần phải thể hiện được mình là người lãnh đạo tốt.

Với khả năng lãnh đạo tốt sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được tối đa những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Nếu chưa sở hữu khả năng lãnh đạo thì bạn nên tham gia các khóa học về quản lý để hoàn thiện bản thân nhằm đáp ứng hiệu quả cho công việc.

? Có thể bạn quan tâm: COO là chức gì? COO đảm nhiệm những công việc gì?

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp - chìa khóa giúp công việc của bạn thuận lợi hơn
Kỹ năng giao tiếp – chìa khóa giúp công việc của bạn thuận lợi hơn

Kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần trang bị. Bởi giao tiếp không chỉ có tác dụng lớn trong cuộc sống hàng ngày, mà nó còn là công cụ hữu ích để giúp công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn. 

Nhờ có kỹ năng giao tiếp mà bạn sẽ tạo dựng được các mối quan hệ với đồng nghiệp tốt hơn, tạo thiện cảm với đối tác, khách hàng.  Điều này rất tốt cho sự hợp tác sắp tới của cả 2 bên.

? Có thể bạn quan tâm: việc làm Trợ Lý Ban Giám Đốc

Kỹ năng hoạch định

Kỹ năng hoạch định và đưa ra những chiến lược là kỹ năng vô cùng quan trọng không thể thiếu của một Deputy Manager. Kỹ năng này sẽ giúp bạn có được cơ hội thăng tiến nhanh chóng nếu đây là một chiến lược “đắt giá”.

? Có thể bạn quan tâm: CEO là gì? Vai trò của CEO với sự thành công của doanh nghiệp

Những yêu cầu đối với một phó phòng kinh doanh

Phó phòng là người chịu trách nhiệm cố vấn và thay mặt cho trưởng phòng khi trưởng phòng vắng mặt. Bên cạnh yêu cầu về kiến thức về chuyên môn thì phó phòng còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khác như:

  • Trình độ từ Đại học trở lên và tốt nghiệp các ngành quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính,…
  • Có ít nhất 2 – 3 năm làm ở vị trí tương đương hoặc có kinh nghiệm làm công việc trong lĩnh vực đó.
  • Tinh thần trách nhiệm cao cũng như khả năng chịu áp lực cao, đa nhiệm trong công việc.
  • Trình độ tiếng Anh tốt, đặc biệt là các kỹ năng viết và nói
  • Sử dụng thành thạo công cụ văn phòng và phần mềm hỗ trợ kinh doanh, quản lý kinh doanh khác
  • Tư duy logic cùng kỹ năng phân tích, thu thập dữ liệu, thông tin hiệu quả
  • Có kỹ năng phân công và quản lý công việc khoa học và hiệu quả
  • Có kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo tốt
  • Có khả năng xử lý vấn đề một cách quyết đoán, nhanh chóng
  • Chuyên nghiệp, tự tin và có sự quyết tâm mạnh mẽ trong công việc.

Kết

Chắc hẳn với những chia sẻ của JobsGO đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “Deputy Manager là gì?”. Nói chung, hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ hội thăng tiến cao hơn thì bản thân mỗi người cần phải trang bị cho những tốt chất và kỹ năng cần thiết để hoàn thiện và phát triển bản thân.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: