Dashboard là một công cụ đang được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng hiện nay bởi tính hiệu quả cao. Vậy Dashboard là gì? Vai trò của nó như thế nào và cách thức hoạt động ra sao? Cùng tìm hiểu với JobsGO ngay các bạn nhé.
Mục lục
1. Tìm hiểu chung về Dashboard
Trước hết, bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu Dashboard là gì cùng các khái niệm có liên quan dưới đây.
1.1 Dashboard là gì?
Hiểu đơn giản, Dashboard là một bảng điều khiển kỹ thuật số hoặc một giao diện số. Công cụ này có khả năng thu thập, tổng hợp, đồng thời phân tích các dữ liệu một cách hiệu quả cho doanh nghiệp.
Dashboard không chỉ cung cấp những dữ liệu chuyên sâu mà còn đưa ra những đánh giá khách quan về năng suất của từng vấn đề, bộ phận trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Mẫu báo cáo theo dõi tình hình nhân sự và quy trình tuyển dụng
1.2 Một số khái niệm liên quan đến Dashboard
Theo nghĩa phổ biến thì Dashboard là bảng điều khiển phân tích dữ liệu, tuy nhiên trong một số trường hợp, lĩnh vực khác, gắn liền với các thuật ngữ khác, Dashboard lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác.
Data Dashboard
Đây là một loại giao diện trong thiết kế đồ họa. Hoặc nó cũng có thể hiểu là một dạng báo cáo tiến độ theo kiểu trực quan hóa dữ liệu. Tức là công cụ này sẽ kết nối các nguồn dữ liệu, các tệp đính kèm, API,… để phân tích, hiển thị dữ liệu theo dạng biểu đồ, bảng.
- Hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp sử dụng Data Dashboard bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại:
- Giúp doanh nghiệp thấy được toàn diện các hoạt động.
- Cung cấp cái nhìn chuyên sâu về dữ liệu, giám sát được các bộ phận trong quá trình làm việc, từ đó nâng cao năng suất làm việc.
- Ngoài ra, Data Dashboard còn giúp xây dựng nên hệ thống quản lý riêng cho doanh nghiệp.
Business Dashboard
Đây là một loại công cụ báo cáo, giúp doanh nghiệp theo dõi được hoạt động kinh doanh một cách toàn diện nhất. Thông thường, Business Dashboard được các giám đốc điều hành sử dụng để:
- Theo dõi hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Đưa ra các quyết định KPI phù hợp cho từng bộ phận bằng việc tổng hợp, trực quan hóa các dữ liệu đã phân tích.
- Hỗ trợ cho quá trình tương tác với các dữ liệu được trực quan hóa.
KPI Dashboard
KPI Dashboard được hiểu là một bảng hiển thị kết quả KPI mà doanh nghiệp đặt ra cho từng bộ phận, cá nhân. Công cụ này sẽ hiển thị đầy đủ và trực quan nhất các kết quả quan trọng theo kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh các hoạt động một cách phù hợp nhất.
Hiện nay, các thông tin trong KPI Dashboard thường được khai thác từ ERP, DMS hay CRM,… sau đó hiển thị trên báo cáo.
Xem thêm: KPI là gì? Quy trình xây dựng hệ thống KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
Project Dashboard
Công cụ này dành cho các nhà quản lý, lãnh đạo, giúp theo dõi được tiến trình thực hiện các mục tiêu của chiến dịch kinh doanh. Thường những dữ liệu được Project Dashboard phân tích sẽ liên quan đến ngân sách, thời gian hoàn thành dự án.
2. Vai trò của Dashboard trong ngành phân tích dữ liệu
Dashboard có vai trò rất quan trọng trong ngành phân tích dữ liệu hiện nay, cụ thể đó là:
- Dashboard hiển thị dưới dạng các biểu đồ, hình ảnh trực quan sinh động nên các nhà phân tích dữ liệu sẽ dễ dàng quan sát hơn, từ đó các vấn đề được phát hiện nhanh chóng.
- Dashboard giúp các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp có thể biết được quá trình hoạt động và các vấn đề gặp phải trong triển khai kế hoạch, dự án, đồng thời theo dõi được nhân viên, các bộ phận làm việc có hiệu quả không.
- Công cụ Dashboard khá linh hoạt, cho phép người dùng dễ dàng tương tác, lựa chọn nhiều phương án khác nhau.
- Với Dashboard, người dùng có thể lập các form theo mẫu sẵn có, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức trong quá trình làm báo cáo.
Xem thêm: [Share Free] File KPI mẫu cho các bộ phận trong doanh nghiệp
3. Lợi ích của việc áp dụng Dashboard hiệu quả trong doanh nghiệp
Có thể thấy, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như hiện nay, việc áp dụng các công cụ phân tích dữ liệu như Dashboard là rất cần thiết. Đặc biệt là nếu áp dụng hiệu quả thì nó còn có khả năng giúp cho doanh nghiệp:
3.1 Theo dõi nhiều chỉ số cùng lúc
Việc áp dụng công cụ Dashboard hiệu quả sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể theo dõi, tổng hợp được toàn bộ thông tin theo thời gian, nắm được tiến độ thực hiện công việc của từng bộ phận một cách dễ dàng.
3.2 Trình bày số liệu dễ hiểu
Báo cáo từ Dashboard được trình bày theo dạng biểu đồ trực quan. Do đó, các số liệu sẽ hiển thị cụ thể và giúp cho người đọc dễ nắm bắt, hiểu thông tin hơn.
Bên cạnh đó, tất cả các biểu đồ, bảng biểu cũng được hiển thị ở cùng 1 trang, nhờ vậy mà việc phân tích báo cáo cũng hiệu quả, nhanh chóng hơn rất nhiều.
3.3 Dashboard hỗ trợ tính năng chia sẻ, cộng tác
Khi quản lý trên Dashboard, các nhân viên, bộ phận trong doanh nghiệp cũng có thể theo dõi, cập nhật dữ liệu hàng ngày. Điều này giúp nhà quản lý tiết kiệm được nhiều thời gian, tối ưu hiệu quả làm việc.
3.4 Tối ưu cho các thiết bị
Dashboard cho phép bạn truy cập bằng cả máy tính và điện thoại di động. Vì vậy mà bất cứ khi nào cần cập nhật thông tin, báo cáo, bạn hoàn toàn có thể làm được dù đang ở bên ngoài văn phòng.
Xem thêm: Mẫu báo cáo nội bộ doanh nghiệp mới nhất 2022
4. Phân biệt Dashboard với báo cáo truyền thống
So với báo cáo truyền thống, Dashboard có nhiều điểm khác biệt mà bạn cần nắm rõ đó là:
Tiêu chí so sánh | Dashboard | Báo cáo truyền thống |
Khái niệm | Công cụ trực quan hóa dữ liệu. Các số liệu, dữ liệu động hiển thị dạng biểu đồ, bảng, cột,… | Các tài liệu tĩnh ở dạng văn bản/bảng. |
Ưu điểm | Hiển thị thông tin tối giản, người xem dễ nhìn, dễ đọc. | Hiển thị thông tin chi tiết, phân tích khá chuyên sâu. |
Hạn chế | Dễ thay đổi, phù hợp với dân công nghệ phân tích thông minh. | Không thể tùy chỉnh, chỉ phù hợp với những thông số mang tính chất cố định. |
Thiết kế | Thông tin hiển thị trong 1 trang. | Thông tin thường hiển thị nhiều trạng. |
5. Cách thức hoạt động và nguyên tắc lập Dashboard
Muốn sử dụng công cụ Dashboard hiệu quả, bạn cần phải biết rõ cách thức hoạt động cũng như nguyên tắc lập Dashboard là gì? Và thông tin này sẽ được JobsGO cập nhật ở phần dưới đây.
5.1 Cách thức hoạt động
Dashboard hoạt động theo cách thức như sau:
- Tập trung thể hiện các dữ liệu và phân tích: toàn bộ những dữ liệu trên công cụ Dashboard sẽ được tổng hợp, thống kê cụ thể, chi tiết theo từng mục, phù hợp với nhu cầu theo dõi, đánh giá của các nhà quản lý. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng có thể tùy chỉnh được các thông tin, dữ liệu theo từng giai đoạn hoạt động.
- Trình bày trực quan hóa các dữ liệu: các dữ liệu sẽ được hiển thị dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu. Như vậy, nhà quản lý sẽ dễ theo dõi tiến trình hoạt động hơn.
- Được thúc đẩy bởi những câu hỏi liên quan đến kinh doanh: nhờ Dashboard mà những câu hỏi về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều được giải đáp rõ ràng, chi tiết.
5.2 Nguyên tắc lập Dashboard
Dashboard được lập dựa trên 3 nguyên tắc chính đó là:
- Thứ nhất, thông tin, dữ liệu không cần quá nhiều, chỉ cần vừa đủ là được. Thay vì mất quá nhiều thời gian để đưa tất cả dữ liệu vào Dashboard, nhà quản lý nên chắt lọc thông tin để báo cáo hiển thị một cách khách quan, chính xác nhất.
- Thứ hai, ai là người đọc báo cáo? Xác định được đối tượng này, báo cáo lập ra mới có ý nghĩa và nhà quản lý cũng có cách trình bày báo cáo phù hợp hơn.
- Thứ ba, đưa ra những phân tích, đánh giá và nhận xét cụ thể theo quan điểm của cá nhân. Bởi hơn ai hết, nhà quản lý sẽ nắm rõ nhất về các con số, dữ liệu và mức độ hiệu quả là bao nhiêu. Vì vậy, khi đưa thêm lời nhận xét, báo cáo sẽ có giá trị hơn.
Xem thêm: Báo cáo thống kê là gì? Hướng dẫn lập báo cáo thống kê 2022
6. Một số mẫu Dashboard dành cho doanh nghiệp
Dưới đây là một số mẫu Dashboard cho các vị trí trong doanh nghiệp, bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng hiệu quả nhé.
- Mẫu Dashboard cho kế toán:
- Mẫu Dashboard cho nhân sự:
- Mẫu Dashboard cho bán hàng:
- Mẫu Dashboard cho quản lý điều hành doanh nghiệp:
Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, các bạn đã hiểu rõ khái niệm “Dashboard là gì?” cùng các vấn đề xoay quanh việc áp dụng công cụ này vào quản lý doanh nghiệp nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)