COO Là Gì? Phân Biệt COO, CEO, CFO, CPO, CCO, CMO Và CHRO – Thông Tin Mới Nhất 2024

Đánh giá post

COO là một chức danh quan trọng trong các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay. Vậy hiểu đúng COO là gì? Công việc của họ như thế nào? Làm sao để trở thành một COO giỏi? Tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc trên bạn nhé.

1. COO Là Gì?

COO là viết tắt của từ gì? COO là gì? Cùng JobsGO tìm hiểu bạn nhé!

COO là viết tắt của từ tiếng Anh: Chief Operating Officer. Khi dịch sang tiếng Việt chức danh này được hiểu là Giám đốc điều hành. Đọc đến đây, bạn cảm thấy có điều gì không đúng phải không? JobsGO hiểu, vì trên thực tế, khi nói đến Giám đốc điều hành, người ta thường nghĩ tới CEO (viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer).

coo
COO Là Gì?

Vậy COO và CEO là thuật ngữ được sử dụng để chỉ cùng một người sao?

Câu trả lời là KHÔNG. Mặc dù chúng có cùng nghĩa tiếng Việt là Giám đốc điều hành, nhưng COO và CEO không phải là một.

Xem thêm: Các chức vụ trong công ty

2. Vai Trò Của COO Trong Công Ty

Trong doanh nghiệp, COO mang những vai trò quan trọng như sau:

  • Người thực thi: Chịu trách nhiệm thực thi, triển khai các hoạt động kinh doanh, đảm bảo chúng diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu suất cao.
  • Người đại diện thay đổi: COO trong nhiều trường hợp sẽ là người dẫn đầu trong việc thực thi những thay đổi trong công ty, chẳng hạn như mở rộng hay thay đổi liên bộ phận.
  • Người cố vấn: COO còn có vai trò cố vấn cho CEO hoặc các quản lý cấp cao khác.
  • Nửa còn lại: COO phải có khả năng bổ sung cho CEO những kỹ năng hay khía cạnh mà CEO chưa mạnh.
  • Đối tác: COO sẽ chia sẻ trách nhiệm cùng với CEO để giám sát các hoạt động kinh doanh, đảm bảo công việc đạt hiệu quả cao nhất.
  • Người thừa kế: COO còn có thể học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng từ CEO và trở thành những CEO kế nhiệm.

Xem thêm: CMO là gì?

3. Công Việc Chính Của Một COO

Đảm nhiệm vị trí cấp cao trong doanh nghiệp, công việc của COO sẽ khá nhiều, trải dài khắp các hoạt động như:

3.1 Khởi Tạo & Triển Khai Các Chiến Lược, Chính Sách Hoạt Động

Trong doanh nghiệp, CEO sẽ không thể đưa ra những quyết định sáng suốt nếu không có sự cố vấn, hỗ trợ của COO. Từ việc khởi tạo nên sứ mệnh, mục tiêu đến các chiến lược, chính sách văn hóa như xây dựng bộ quy tắc ứng xử, nội quy công ty,… COO sẽ đóng vai trò là cố vấn, góp phần tạo nên doanh nghiệp phát triển bền vững.

3.2 Thực Hiện Chiến Lược Do CEO Đề Xuất

COO là cấp dưới của CEO, họ có trách nhiệm thực hiện các chiến lược, kế hoạch do CEO đề xuất, chỉ định.

Cụ thể, COO sẽ tiến hành các cuộc họp, truyền đạt lại sứ mệnh, mục tiêu hoạt động đến từng bộ phận. Từ đó, các dự án, chiến dịch mang tầm quy mô mới được phối hợp, triển khai hiệu quả.

Bên cạnh đó, COO cũng có nhiệm vụ điều hành các cuộc họp tuần với các phòng ban, cùng CEO đánh giá tiến độ, chất lượng công việc, nhằm hỗ trợ các phòng ban đi đúng định hướng.

3.3 Giám Sát & Quản Lý Nguồn Nhân Lực

COO khác CEO như thế nào
Công Việc Chính Của Một COO

Nhân sự là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Do đó, COO cũng cần phối hợp với giám đốc, quản lý bộ phận nhân sự để giám sát, triển khai các kế hoạch tuyển dụng. COO sẽ làm việc với các giám đốc tài chính để nắm rõ ngân sách của doanh nghiệp, đảm bảo chi phí nhân sự không vượt quá quy định, gia tăng trách nhiệm tuyển dụng đội ngũ nhân sự cấp cao hiệu quả.

Đồng thời, COO cũng xây dựng, triển khai các đợt đánh giá năng lực nhân viên, nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.

3.4 Cầu Nối Giữa Nhân Viên Với Tổ Chức

COO tham gia vào việc cổ vũ tinh thần, kết nối giữa nhân viên với tổ chức, tạo nên văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp. Chẳng hạn như COO đưa ra các chính sách khen thưởng cho nhân viên xuất sắc, tổ chức teambuilding để gắn kết mọi người với nhau,…

Xem thêm: CIO là gì?

4. Tố Chất, Kỹ Năng Cần Có Của Một COO

Để trở thành một COO trong doanh nghiệp, bạn sẽ cần có những kỹ năng, tổ chất cơ bản sau:

4.1 Kỹ Năng Lãnh Đạo

Đảm nhiệm vị trí cao trong doanh nghiệp thì chắc chắn COO sẽ cần có kỹ năng lãnh đạo tốt. Điều đó thể hiện ở việc quản lý tốt các hoạt động, phân công công việc, nhiệm vụ phù hợp cho các bộ phận, nhân viên, đưa ra các quyết định đúng đắn để phát triển doanh nghiệp, tạo được niềm tin, nể phục đối với nhân viên,…

4.2 Kỹ Năng Giao Tiếp

Công việc của COO là thường xuyên phải trao đổi, làm việc với lãnh đạo cấp trên, nhân viên, đối tác, khách hàng, tham gia các cuộc họp quan trọng,… Do đó, kỹ năng giao tiếp, trình bày, thuyết phục là yếu tố đặc biệt cần thiết. Nhờ đó, COO mới có thể truyền đạt ý tưởng, kế hoạch một cách tốt nhất.

Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt cũng là một ưu điểm giúp các COO dễ dàng tạo được sự tin tưởng, quý trọng từ nhân viên.

4.3 Xử Lý Khủng Hoảng

Khủng hoảng, khó khăn là những vấn đề thường đến một cách bất ngờ mà chúng ta khó có thể lường trước. Khi đó, những người trong ban lãnh đạo cấp cao tại doanh nghiệp như COO sẽ cần phải thật bình tĩnh, nắm bắt nguyên nhân, đưa ra phương pháp xử lý nhanh chóng, ổn thỏa, làm sao để không ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

4.4 Làm Việc Độc Lập, Sáng Tạo

nghề COO
Tố Chất, Kỹ Năng Cần Có Của Một COO

Sáng tạo, nỗ lực đi lên từ khác biệt đang là tôn chỉ hoạt động của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Và người đi đầu, dẫn dắt, định hướng cho doanh nghiệp chắc chắn phải là các nhà lãnh đạo, trong đó có COO.

Một COO sẽ cần có đầu óc sáng tạo hơn bất cứ ai, làm việc linh hoạt, không cứng nhắc, rập khuôn. Ngoài ra, khả năng làm việc độc lập cũng rất quan trọng, giúp họ có thể dứt khoát đưa ra những quyết định cần thiết cho doanh nghiệp.

Xem thêm: CHRO là gì?

4.5 Quản Trị Con Người & Làm Việc Nhóm

COO chính là người thầy đào tạo ra các thế hệ nhân viên trong doanh nghiệp. Bởi vậy mà kỹ năng quản trị con người cũng như phối hợp, làm việc nhóm là rất quan trọng. Trong công việc, COO cần làm việc theo kỷ luật, nguyên tắc khi cần thiết, đảm bảo nhân viên nghiêm túc, làm việc có khuôn khổ, mang lại hiệu quả cao.

Ngoài công việc, COO nên thoải mái, tạo môi trường thân thiện, hòa đồng, giúp nhân viên cảm thấy có niềm vui, có động lực hơn.

4.6 Có Khả Năng Tạo Ảnh Hưởng

Là một người lãnh đạo trong công ty, COO sẽ cần có khả năng tạo ảnh hưởng, khiến nhân viên tâm phục khẩu phục, từ đó xây dựng, phát triển được đội ngũ nhân sự chất lượng, làm việc hiệu quả.

Xem thêm: CEO là gì? Vai trò của CEO với sự thành công của doanh nghiệp

5. Mức Lương Của COO

COO là vị trí quản lý cấp cao, thuộc ban lãnh đạo công ty nên mức lương của vị trí này chắc chắn sẽ cực kỳ hấp dẫn. Theo khảo sát của JobsGO thì có thể thấy:

  • Khoảng lương phổ biến của COO: 25.000.000 – 52.000.000 VNĐ/ tháng.
  • Mức lương trung bình của COO: 38.000.000 VNĐ/ tháng.

Đây là con số cực kỳ ấn tượng về mức lương mà COO có thể nhận được. Vậy nên, bạn hãy không ngừng cố gắng học hỏi, trau dồi bản thân để có thể trở thành COO giỏi cùng mức thu nhập hấp dẫn trong tương lai nhé!

COO là viết tắt của từ gì
Mức lương của COO

6. Phân Biệt COO, CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO

COO, CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO đều là những vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa các khái niệm này. Dưới đây là bảng so sánh các chức danh COO, CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về vai trò, trách nhiệm của các vị trí này nhé:

Chức danh Khái niệm Công việc
COO
  • Là Giám đốc điều hành
  • Vị trí thứ 2 (dưới CEO).
  • Báo công việc cho CEO.
  • Thực hiện kế hoạch và chiến lược do CEO đề ra.
  • Chịu trách nhiệm cách công ty hoạt động để đạt được thành công/ thất bại.
  • Giám sát hoạt động hàng ngày.
  • Thực hiện các công việc nội bộ, làm việc với các bộ phận khác nhau để đảm bảo quy trình vận hành đúng cách và các chính sách được thực hiện một cách hiệu quả.
  • Thường thấy tại các công ty quy mô lớn. Những công ty quy mô vừa và nhỏ đa phần không có chức danh COO.
CEO
  • Là Tổng giám đốc điều hành
  • Vị trí hàng đầu trong hệ thống phân cấp.
  • Báo cáo cho Ban giám đốc.
  • Lập kế hoạch và chiến lược cho sự phát triển của công ty.
  • Chịu trách nhiệm về sự thành công hay thất bại của công ty.
  • Giám sát việc lập kế hoạch dài hạn.
  • Thực hiện các công việc ngoài công ty: hợp tác với nhà đầu tư, đối tác, khách hàng,…
  • Có mặt tại hầu hết các công ty.
CCO
  • Là Giám đốc kinh doanh.
  • CFO là chức danh lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Theo dõi, phân tích thị trường để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn.
  • Điều hành quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
CPO
  • Là Giám đốc sản xuất.
  • Họ là người đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
  • Quản lý toàn bộ quá trình sản xuất, đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra đúng tiến độ.
  • Đánh giá khả năng tình hình sản xuất hiện tại của doanh nghiệp.
  • Đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước khi sản phẩm, dịch vụ được đưa đến tay khách hàng.
CFO
  • Là Giám đốc tài chính.
  • CFO là người quản lý khía cạnh tài chính trong doanh nghiệp.
  • Phân tích tình hình sử dụng tài chính hiện tại của doanh nghiệp.
  • Xây dựng kế hoạch sử dụng tài chính, sử dụng nguồn vốn hợp lý, hiệu quả.
  • Đưa ra những dự báo về tài chính.
CHRO
  • Là Giám đốc nhân sự.
  • CHRO là người quản lý tình hình nhân sự, đội ngũ nhân viên trong công ty.
  • Chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân viên.
  • Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch đào tạo, lộ trình thăng tiến cho từng bộ phận cụ thể.
  • Xây dựng các chính sách phúc lợi cho nhân viên trong công ty.
CMO
  • Là Giám đốc Marketing.
  • CMO là người đứng đầu quản lý hoạt động Marketing.
  • Nghiên cứu thị trường, đối thủ, khách hàng để phát triển sản phẩm, dịch vụ.
  • Xây dựng các chiến lượng Marketing trong ngắn hạn và dài hạn.

7. Lộ Trình Để Trở Thành COO

Để có thể trở thành một COO trong tương lai, bạn có thể tham khảo lộ trình dưới đây:

  • Bước 1: Bạn cần tốt nghiệp các chương trình giáo dục, khóa học về quản lý, kinh doanh.
  • Bước 2: Bạn hãy không ngừng trau dồi bản thân và tích lũy kinh nghiệm về khía cạnh quản lý.
  • Bước 3: Bạn có thể bắt đầu phát triển bản thân ở các vị trí quản lý nhỏ như: quản lý dự án, giám đốc chi nhánh, giám đốc bộ phận….
  • Bước 4: Ở mỗi vị trí, bạn hãy luôn nỗ lực học hỏi, nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng của bản thân.
  • Bước 5: Trong quá trình làm việc, bạn cũng cần mở rộng quan hệ, tạo dựng mối quan hệ tốt với những người cùng làm trong ngành.
  • Bước 6: Khi bạn đã cảm thấy bản thân có đủ kinh nghiệm và trải nghiệm, hãy đừng ngần ngại chinh phục vị trí COO tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
coo là gì
Lộ Trình Để Trở Thành COO

8. Câu Hỏi Thường Gặp Về COO

8.1 COO Cần Trình Độ Học Vấn Như Thế Nào?

COO cần có trình độ học vấn cao, thường là bằng cấp đại học trở lên, kết hợp với kinh nghiệm quản lý và hiểu biết sâu sắc về ngành công nghiệp, lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp hoạt động.

8.2 Group COO Là Gì?

Group COO là chức vụ Chief Operating Officer của một tập đoàn, người chịu trách nhiệm chủ yếu về quản lý và vận hành hệ thống hoạt động kinh doanh của toàn bộ tập đoàn.

8.3 Tìm Việc Làm COO Ở Đâu?

COO là chức danh cấp cao với trình độ, kiến thức vượt trội. Không chỉ thế, mối quan hệ của họ cũng rất rộng lớn. Chính vì vậy, COO thường được các công ty săn đón, mời chào về làm việc hoặc thăng tiến trong nội bộ công ty. Vì vậy, vị trí này hiếm khi được tuyển dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, trên các trang tuyển dụng lớn, uy tín vẫn sẽ có những tin tuyển dụng COO, chẳng hạn như jobsgo.vn. Các bạn có thể tham khảo và ứng tuyển nếu thấy phù hợp với mình nhé.

Bài viết trên đây đã chia sẻ với bạn thông tin “COO là chức gì?” và những thông tin về công việc của chức danh này. Mong rằng điều này sẽ hữu ích với bạn trong định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Xem thêm: CFO là gì? Sự khác biệt giữa CFO – CEO – COO

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: