Chuyên viên pháp chế là gì? Mô tả công việc, vai trò của pháp chế trong doanh nghiệp

Đánh giá post

Chuyên viên Pháp chế có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu Chuyên viên Pháp chế là gì? Công việc của họ ra sao? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu kỹ hơn về vị trí việc làm này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chuyên viên Pháp chế là gì?

chuyên viên pháp chế
Chuyên viên Pháp chế là gì?

Chuyên viên Pháp chế còn được biết đến với tên gọi khác là Chuyên viên Pháp lý. Họ là những người đại diện luật pháp của công ty, đảm nhiệm việc thực hiện các công việc hành chính trong văn phòng luật hoặc bộ phận pháp chế của một tổ chức.

Một số công việc của họ cần phụ trách là hoàn thiện, xử lý các thủ tục, giấy tờ liên quan đến vấn đề pháp lý,… Chuyên viên Pháp chế có thể làm việc cho trưởng bộ phận, giám đốc pháp lý hoặc những người quản lý khác. Việc đào tạo một Chuyên viên Pháp chế sẽ bao gồm cả đào tạo nghề và bằng cấp học thuật.

2. Vai trò của Chuyên viên Pháp chế với doanh nghiệp

Chuyên viên Pháp chế là người có vai trò quan trọng trong các hoạt động của công ty. Họ góp mặt trong tất cả các hoạt động và nắm bắt được mọi rất nhiều thông tin về doanh nghiệp từ hệ thống quản lý đến vận hành.

Khi doanh nghiệp ký kết bất kỳ hợp đồng kinh doanh nào đó, Chuyên viên Pháp chế sẽ là người tiến hành tìm hiểu kỹ lưỡng về đối tác, các vấn đề pháp lý xoay quanh hợp đồng lao động. Từ đó, giúp việc ký hợp đồng có thể diễn ra một cách thuận lợi, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp.

chuyên viên pháp lý
Chuyên viên Pháp chế là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp lớn

Tầm quan trọng của Chuyên viên Pháp chế còn được thể hiện qua khâu “đối nội”. Tức là, nhờ có Chuyên viên Pháp chế, mọi giấy tờ, tài liệu liên quan đến công ty như thủ tục pháp lý, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền… đều được lo liệu kỹ lưỡng. Ngoài ra, chuyên viên pháp lý còn phụ trách hỗ trợ, tư vấn cho các cấp quản lý. Điều này sẽ đảm bảo tính hợp pháp trong các hoạt động kinh doanh của công ty.

3. Mô tả công việc Chuyên viên Pháp chế

Có thể thấy, Chuyên viên Pháp chế phụ trách chủ yếu các công việc liên quan đến pháp luật của công ty, cụ thể như:

  • Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản ban hành tại công ty.
  • Hỗ trợ thành viên trong công ty hiểu và nắm rõ các vấn đề liên quan đến luật pháp.
  • Cập nhật liên tục, thường xuyên những quy định mới.
  • Làm việc với các cơ quan nhà nước để hoàn thiện thủ tục cần thiết cho công ty.
  • Chuẩn bị hồ sơ pháp lý, tham gia giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo quyền lợi cho công ty.
  • Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

4. Kỹ năng và tố chất cần có của Chuyên viên Pháp chế

Với đặc thù luật kinh tế và hoạt động trong môi trường doanh nghiệp, Chuyên viên Pháp chế cần rất nhiều kỹ năng và tố chất khác nhau.

4.1 Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực luật

Để có thể nắm bắt được toàn bộ các vấn đề luật pháp của doanh nghiệp, Chuyên viên Pháp chế cần là một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực luật pháp. Yêu cầu cơ bản hiện nay của nhiều doanh nghiệp là kinh nghiệm từ 1 – 2 năm. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp vừa và lớn, Chuyên viên Pháp chế cần có kinh nghiệm từ 3 – 4 năm trở lên, vì vấn đề pháp luật của nhóm doanh nghiệp này khá phức tạp và yêu cầu nhiều kinh nghiệm xử lý.

4.2 Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp với các bộ phận khác

Chuyên viên Pháp chế có thể làm việc một mình hoặc có thêm 1-2 nhân viên pháp luật tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Bộ phận pháp chế là nơi tiếp xúc với nhiều bộ phận trong công ty về vấn đề luật pháp. Vậy nên họ cần có khả năng liên kết với hoạt động của các bộ phận khác bên cạnh khả năng hoạt động độc lập trong vấn đề chuyên môn.

chuyên viên pháp chế là gì
Chuyên viên Pháp chế phải am hiểu về luật pháp; có tính linh động, khéo léo,…

4.3 Chủ động, nhiệt tình và nghiêm túc trong công việc

Với trách nhiệm năm bắt các vấn đề luật pháp, Chuyên viên Pháp chế cần nắm bắt nhanh chóng các thông tin của công ty, cũng như tình hình luật pháp của thị trường ngành kinh tế nói chung. Để làm được điều này, họ luôn cần phải chủ động trong quá trình cập nhật thông tin và nghiêm túc với công việc của mình. Khi Chuyên viên Pháp chế không thật sự tập trung vào công việc, họ sẽ không thể nhận ra những lỗ hổng luật pháp trong hoạt động của công ty. Điều này có thể dẫn đến những rắc rối pháp lý sau đó.

4.4 Sự khôn khéo, linh hoạt trong giao tiếp

Chuyên viên Pháp chế bên cạnh việc phải tiếp xúc nhiều với lãnh đạo công ty, họ còn phải tiếp xúc với đối tác, các cơ quan pháp lý và đôi khi là cả phóng viên, báo chí, công chúng. Vậy nên, giao tiếp khôn khéo và linh hoạt là khả năng cần có của một Chuyên viên Pháp chế để ứng phó với các trường hợp trên.

4.5 Trung thực và cẩn thận trong quá trình làm việc

Nếu sự chủ động và nghiêm túc giúp Chuyên viên Pháp chế hoàn thành tốt chuyên môn công việc, thì sự trung thực và cẩn thận là tố chất cần có để họ hoạt động một cách trách nhiệm với công ty. Là người nắm bắt những thông tin quan trọng của công ty, Chuyên viên Pháp chế cần có trách nhiệm bảo mật những thông tin đó trước các cá nhân, tổ chức bên ngoài công ty. Đạo đức nghề nghiệp cũng yêu cầu Chuyên viên Pháp chế thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong quá trình tư vấn luật pháp cho lãnh đạo công ty.

4.6 Ý thức chấp hành quy định của công ty bên cạnh chấp hành luật

Ý thức chấp hành quy định công ty là điều mà bất kỳ nhân viên nào cũng cần tuân thủ. Chuyên viên Pháp chế cũng thuộc sự quản lý của doanh nghiệp. Họ có thể được ưu tiên một số nội quy về thời gian và môi trường làm việc, nhưng các nội quy nghĩa vụ khác vẫn cần được hoàn thành.

4.7 Các kỹ năng mềm cơ bản cần có

Kỹ năng mềm là điều tối thiểu đối với tất cả nhân sự thuộc bất kỳ ngành nghề nào. Kỹ năng tin học, ngoại ngữ, và các chứng chỉ liên quan,… cũng được yêu cầu đối với Chuyên viên Pháp chế.

5. Cơ hội nghề nghiệp với Chuyên viên Pháp chế

chuyên viên pháp lý là gì
Cơ hội nghề nghiệp với Chuyên viên Pháp chế

Nhu cầu nhân lực Chuyên viên Pháp chế không nằm trong top đầu, nhưng luôn duy trì ở mức độ trung bình. Do nền kinh tế phát triển và cạnh tranh, Chuyên viên Pháp chế đang trở thành nhân sự được săn đón khi các ông chủ đều muốn đảm bảo an toàn cho công ty mình. Khác với vị trí nhân viên pháp chế, Chuyên viên Pháp chế đòi hỏi yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm cao hơn. Cùng với kiến thức và kỹ năng dày dặn, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp, được tiếp cận với nhiều tình huống thực tế và tham gia các khóa học đào tạo chuyên môn.

6. Mức lương Chuyên viên Pháp chế

Với vị trí và vai trò quan trọng, mức lương của Chuyên viên Pháp chế cho doanh nghiệp thuộc nhóm trung bình cao so với mặt bằng thị trường lao động Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, họ cũng được hưởng các chế độ thưởng từ việc hỗ trợ hoạt động luật pháp của các dự án lớn hoặc hỗ trợ công ty xử lý các vấn đề pháp luật phát sinh ổn thỏa.

Mức lương trung bình của Chuyên viên Pháp chế là 15 triệu đồng/tháng, tính chung trên thị trường cả nước. Với doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp thường chọn các công ty luật với các dịch vụ tư vấn khi cần thiết.

Với công ty vừa, mức lương Chuyên viên Pháp chế thường ở khoảng 11 – 15 triệu đồng/tháng. Đối với doanh nghiệp lớn, mức lương của vị trí này thường dao động trong khoảng 15 – 25 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ còn cao hơn nữa với môi trường làm việc thuộc các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam vốn nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài.

7. Học gì để trở thành Chuyên viên Pháp chế?

Để trở thành Chuyên viên Pháp chế, bạn cần đảm bảo sở hữu bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật. Đồng thời, bạn phải có trình độ chuyên môn, theo học chuyên ngành pháp luật tại các cơ sở trong và ngoài nước.

Ngoài ra, những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, khả năng giải quyết vấn đề cũng là một điều mà bạn cần trau dồi, rèn luyện nếu muốn trở thành một Chuyên viên Pháp chế giỏi.

JobsGO hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “Chuyên viên Pháp chế là gì?” và hiểu hơn về vị trí việc làm này. Đừng quên theo dõi JobsGO để có thêm nhiều thông tin hay, bổ ích hơn nữa nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: