Chứng chỉ kế toán trưởng là gì? Chứng chỉ kế toán trưởngcó thời hạn bao lâu?

Đánh giá post

Hiện nay, ngành Kế toán đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi mức lương hấp dẫn và nhu cầu nhân lực cao. Một nhân viên kế toán nếu muốn phát triển tốt hơn thì cần học tiếp để nhận chứng chỉ Kế toán trưởng. Vậy chứng chỉ này là gì? Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề vị trí Kế toán trưởng ra sao? Cùng tìm hiểu với JobsGO qua bài viết này bạn nhé!

Chứng chỉ Kế toán trưởng là gì?

Chứng chỉ Kế toán trưởng là một chứng nhận được cấp khi người yêu cầu vượt qua bài thi của lớp học bồi dưỡng vị trí này. Lớp bồi dưỡng Kế toán trưởng sẽ dạy bạn toàn bộ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về ngành kế toán, kiểm toán cho mỗi học viên.

Chứng chỉ Kế toán trưởng do Bộ Tài chính cấp và quản lý trên phạm vi toàn quốc.

chứng chỉ kế toán trưởng
Chứng chỉ Kế toán trưởng là gì?

Tại sao cần chứng chỉ hành nghề Kế toán trưởng?

Kế toán trưởng là vị trí đứng đầu của bộ máy kế toán trong doanh nghiệp. Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành về tiêu chuẩn, điều kiện trở thành Kế toán trưởng thì bạn bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng.

Bên cạnh đó, chứng chỉ này cũng mang lại nhiều lợi ích cho bạn trong quá trình làm việc:

  • Khi sở hữu chứng chỉ này bạn sẽ có lợi thế khi phỏng vấn xin việc làm Kế toán trưởng tại các công ty, doanh nghiệp. Các nhà tuyển dụng sẽ phần nào đánh giá cao năng lực của bạn.
  • Tốc độ các doanh nghiệp ngày càng nhanh, quy mô doanh nghiệp được mở rộng. Do đó, nhu cầu sử dụng Kế toán trưởng trong các doanh nghiệp là vô cùng lớn. Chính vì thế học và nhận chứng chỉ sẽ đem lại cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập cao.
  • Khi sở hữu chứng chỉ Kế toán trưởng, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở những doanh nghiệp lớn và được hưởng mức lương cao hơn. Mức lương trung bình của Kế toán trưởng là 15 – 30 triệu đồng/ tháng và nhiều chế độ, quyền lợi hấp dẫn khác.

Quy định về chứng chỉ Kế toán trưởng hiện nay

Trong điều 10 Thông tư số 199/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ Kế toán trưởng với 2 chương trình:

  • Khóa học về bồi dưỡng Kế toán trưởng cho cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức,… có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và khóa học không sử dụng kinh phí nhà nước (gọi chung là kế toán nhà nước).
  • Khóa học bồi dưỡng Kế toán trưởng các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế (gọi chung là kế toán doanh nghiệp).

Bên cạnh đó, trong phụ lục 04 Thông tư này cũng quy định về mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng. Theo đó, chứng chỉ nêu rõ là đó là cho khóa học Kế toán trưởng hành chính sự nghiệp hay doanh nghiệp.

Điều kiện học, thi và nhận chứng chỉ Kế toán trưởng

chứng chỉ kế toán trưởng là gì
Điều kiện thi, học, nhận chứng chỉ Kế toán trưởng

Để có thể học, thi cũng như nhận chứng chỉ Kế toán trưởng, bạn sẽ cần lưu ý một số quy định quan trọng sau:

Điều kiện học Kế toán trưởng

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư số 199/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính, điều kiện bồi dưỡng Kế toán trưởng được quy định như sau:

  • Với người Việt Nam:
    • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
    • Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ trung cấp trở lên, có thời gian công tác thực tế về kế toán, kiểm toán, tài chính tối thiểu 2 năm với bậc đại học và 3 năm với bậc trung cấp/cao đẳng.
    • Có đơn xin học đã được xác nhận thời gian công tác về kế toán, kiểm toán, tài chính của cơ quan đang làm việc kèm bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp.
  • Với người nước ngoài: cần có chứng chỉ chuyên gia kế toán/hành nghề kế toán/kiểm toán viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học của tổ chức nước ngoài (được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận).

Điều kiện thi chứng chỉ

Điều kiện để thi chứng chỉ Kế toán trưởng đó là trước hết bạn cần học đủ thời lượng chương trình. Những học viên đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học tại lớp cho mỗi học phần mới được dự thi phần đó.

Về việc thi hết học phần, bạn sẽ phải thực hiện dưới hình thức viết. Điểm thi sẽ chấm theo thang điểm 10. Và chỉ những ai đạt mỗi bài thi hết 2 học phần từ 5 điểm trở lên mới đạt yêu cầu của khóa học.

Kết thúc khóa học bồi dưỡng, đơn vị tổ chức sẽ căn cứ vào điểm trung bình của 2 bài thi và đánh giá theo 4 loại:

  • Loại giỏi: điểm trung bình từ 8.0 trở lên (trong đó không môn nào dưới 7).
  • Loại khá: điểm trung bình từ 7.0 trở lên (trong đó không môn nào dưới 6).
  • Loại trung bình: điểm trung bình từ 5.0 trở lên (trong đó không môn nào dưới 5).
  • Loại không đạt: có bài thi học phần dưới 5.0 điểm.

Với những học viên thi hết học phần không đạt yêu cầu sẽ được thi lại 1 lần. Thời gian thi lại sẽ vào cuối khóa học.

Điều kiện nhận chứng chỉ

Khi học viên có kết quả thi cuối khóa học đạt loại trung bình trở lên thì sẽ được cấp chứng chỉ Kế toán trưởng.

Điều đặc biệt, chứng chỉ kế toán này phải được đóng dấu nổi vào giáp lai ảnh của học viên thì mới có hiệu lực. Trong trường hợp bạn đánh mất chứng chỉ thì có thể liên hệ với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nơi cấp chứng chỉ) để làm thủ tục xin cấp lại.

Các loại chứng chỉ quan trọng để trở thành kế toán trưởng

thi chứng chỉ kế toán trưởng
Các loại chứng chỉ quan trọng để trở thành kế toán trưởng

Ngoài chứng chỉ hành nghề Kế toán trưởng, để có thể đạt được và làm tốt ở vị trí này, bạn cũng cần có những chứng chỉ khác như:

Chứng chỉ CPA

Chứng chỉ này có tên gọi đầy đủ là “Certified Public Accountants”, nghĩa là kế toán viên công chứng được cấp phép. Hiểu đơn giản, CPA là giấy chứng nhận hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp khi bạn vượt qua kỳ thi kiểm tra, đánh giá năng lực.

Chứng chỉ ACCA

Đây là chứng chỉ do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (the Association of Chartered Certified Accountants) cấp. Thành lập vào năm 1904, Hiệp hội đã mang đến ngành tài chính và kế toán – kiểm toán một chứng chỉ chuyên nghiệp, được công nhận trên khắp thế giới.

Chứng chỉ AFA

Đây là viết tắt của cụm từ “the Chartered Financial Analyst” – phân tích đầu tư tài chính. Chứng chỉ này được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, CFA được xem như thước đo tiêu chuẩn, đánh giá năng lực, sự chuyên nghiệp cũng như phẩm chất đạo đức của người làm nghề.

Chứng chỉ CIMA

Tên đầy đủ của chứng chỉ này là “Chartered Institute of Management Accountants”. CIMA do Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc cấp. Được thành lập vào năm 1919, hiệp hội đã bồi dưỡng và cấp chứng chỉ cho rất nhiều thành viên trên khắp thế giới (khoảng 227.000 người/179 quốc gia).

Chứng chỉ CIMA được công nhận trên toàn thế giới về mặt quản trị tài chính và quản trị chiến lược.

Một số câu hỏi liên quan đến chứng chỉ kế toán trưởng

Bên cạnh vấn đề về điều kiện học, thi, cấp chứng chỉ, còn rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến chứng chỉ Kế toán trưởng được mọi người đưa ra. Hãy cùng JobsGO tìm hiểu đáp án cho những câu hỏi phổ biến nhất nhé!

Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn không?

Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 199/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính thì chứng chỉ Kế toán trưởng có thời hạn, hiệu lực trong khoản thời gian nhất định. Cụ thể đó là:

“4. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.

5. Những người có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đã đủ điều kiện và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng 1 lần thì Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đó vẫn có giá trị để bổ nhiệm kế toán trưởng từ lần thứ hai trở đi, trừ khi khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa 2 lần bổ nhiệm đã quá 5 năm”.

>> Xem thêm: Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng

Những đơn vị cấp chứng chỉ Kế toán trưởng

Nếu muốn chuyển từ kế toán sang Kế toán trưởng thì bạn bắt buộc phải thi chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng. Đây là một chứng chỉ vô cùng cần thiết với những người làm kế toán muốn nâng  cao trình độ, mức thu nhập. Để nhận được giấy chứng nhận Kế toán trưởng bạn cần phải có kiến thức cơ bản về ngành kế toán và trả qua một bài khảo sát. Do vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn những địa điểm chính xác để học chứng chỉ kế toán. Bạn nên lựa chọn những địa điểm đa được Bộ tài chính giao nhiệm vụ đào tạo và cấp chứng chỉ kế toán.

Theo quy định của Nhà nước, những đơn vị được quyền tổ chức khóa học bồi dưỡng:

  • Học viện Tài chính và các trường đại học, cao đẳng kinh tế – tài chính.
  • Các học viện, đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành Kế toán.
  • Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.

Chứng chỉ hành nghề kế toán tại Việt Nam khác gì nước ngoài?

điều kiện thi kế toán trưởng
Một số câu hỏi liên quan đến CC kế toán trưởng

Điểm khác biệt lớn nhất giữa chứng chỉ Việt Nam với nước ngoài là chứng chỉ Việt Nam chỉ có giá trị trong nước, còn chứng chỉ nước ngoài thì sẽ được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.

Tùy thuộc vào điều kiện cũng như nhu cầu công việc mà bạn có thể lấy chứng chỉ kế toán trong nước (CPA) hoặc chứng chỉ nước ngoài (ACCA, CFA, CIMA,…).

>> Xem thêm: Việc làm kế toán trưởng

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc cấp chứng chỉ Kế toán trưởng giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ hơn khi muốn học chứng chỉ này. Để tham khảo các việc làm kế toán với mức lương hấp dẫn, bạn hãy truy cập ngay trang tuyển dụng của JobsGO. Bạn chỉ cần lập tài khoản là có thể tìm được hàng trăm công việc Kế toán trưởng ở nhiều khu vực khác nhau. Còn chờ gì mà không truy cập JobsGO.vn ngay nào!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: