Bí quyết 30 ngày tìm việc để chắc chắn trúng tuyển (Phần 2)

Đánh giá post

Theo phần 1, nếu như bạn đã xác định được khả năng, những công ty phù hợp và đang trong quá trình chiến lược để ứng tuyển thì ngay sau đây, những giai đoạn tiếp theo cực kỳ quan trọng để bạn tạo hồ sơ xin việc và chuẩn bị cho buổi phỏng vấn kỹ càng.

>> Bí quyết 30 ngày tìm việc để chắc chắn trúng tuyển (Phần 1)

Ngày thứ 13-15: Tạo ra một hồ sơ phù hợp

Hãy nhớ rằng, chỉ có hồ sơ xin việc của bạn mới giúp bạn có được cuộc phỏng vấn. Một hồ sơ tốt sẽ không bao giờ đủ để hiển thị ra toàn bộ kỹ năng của bạn và lịch sử công việc của bạn.

Tránh kể câu chuyện cuộc sống đời tư của bạn trong hồ sơ xin việc, hãy giữ bí mật và đi đúng trọng tâm. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không muốn phải lướt qua một cuốn tiểu thuyết để xác minh thông tin mặc dù bạn là người thích hợp với công việc.

Viết một hồ sơ xin việc súc tích, nói ngắn gọn những điều tốt về những lợi ích từ việc tuyển dụng bạn. Nhấn mạnh lợi ích và những thành tựu của bạn, bao gồm giá trị cá nhân, và không phải tính toán chi tiết về trách nhiệm của bạn từ ngày này sang ngày khác.

Trước khi bạn gửi đơn xin việc.

Gửi nó đến một người thật, không phải là một địa chỉ “info@company.com” hoặc “applications@company.com” . Tìm kiếm email của người quản lý nhân sự trực tuyến, hoặc nguồn bên ngoài trong lúc tìm hiểu thông tin phỏng vấn.

Nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra hồ sơ ứng viên trực tuyến. Hãy ẩn đi điểm yếu và những ảnh có khả năng được hỏi, bình luận, hoặc cập nhật trạng thái từ các tài khoản mạng xã hội. Tối ưu hóa hồ sơ của bạn trên LinkedIn bằng cách thêm các từ khóa, đề nghị, và một hình ảnh chuyên nghiệp ưa nhìn.

Xem lại hồ sơ xin việc của bạn để chắc chắn rằng nó không mắc những lỗi này từ nhà tuyển dụng đưa ra.

Đảm bảo rằng thiết kế resume của bạn là chuyên nghiệp và sử dụng một mẫu hồ sơ xin việc hiện đại nếu cần thiết.

Kể cả một ghi chú cá nhân hoặc thư xin việc làm nổi bật các kỹ năng và các lợi ích cho công việc. Nếu bạn có một lời giới thiệu nào đó, cũng nên đề cập đến. Thư xin việc là cầu nối xác định thư của bạn được đọc hay bỏ đi. Vì vậy đừng viết một lá thư chung chung và vội vã để khi đọc giống như liệt kê những sự kiện khô khan.

Chris Butler, CEO và Nhà sáng lập của Hashtag CV nói:

“Một thư xin việc trở nên nhàm chán khi nó không chứa thành phần quan trọng, dấu ấn cá nhân. Nếu tôi đăng quảng cáo một công việc, có nghĩa là tôi đang tìm kiếm một người, không phải là một robot.

Tôi mong chờ một ứng viên đã tìm hiểu về công ty của tôi và phản ánh chúng tôi trong thư xin việc của họ. Tôi có một chút chán nản khi thấy “Tôi là một người trung thực và đáng tin cậy, có thể làm việc tốt việc nhóm hoặc độc lập”. Đối với tôi, thư xin việc càng độc đáo, tôi càng có hứng thú tìm hiểu về ứng viên đó.”

Gửi hồ sơ xin việc và thư xin việc đến tất cả những công ty trong danh sách mục tiêu của bạn. Nếu bạn có thời gian rảnh rỗi trong những ngày tới, tìm kiếm nhiều việc phù hợp với mô tả công việc mơ ước của bạn, sau đó gửi đơn dự tuyển cho họ.

Hãy ghi nhớ rằng bạn đừng nỗ lực trong đơn dự tuyển tới mỗi công ty với một một vị trí trống rỗng. Tìm hiểu thêm, nếu bạn thích công ty đó và tìm thông tin phỏng vấn trước tiên, nếu có thể.

>> 4 bí kíp xin việc – “xin đâu trúng đó” bạn không nên bỏ qua

>> 4 bước để Social Resume của bạn chuyên nghiệp hơn

Ngày thứ 16-24: Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

Phỏng vấn làm cho rất nhiều ứng viên lo lắng. Để xóa đi nỗi sợ của bạn hãy thông qua thực hành và chuẩn bị kỹ càng.

Nhiều câu hỏi phỏng vấn được thiết kế để đo khả năng của bạn thực hiện công việc, và kết hợp làm việc nhóm. Sử dụng các nghiên cứu của bạn từ trước đó và những hiểu biết bạn lượm lặt thông tin từ các cuộc phỏng vấn để hoàn chỉnh câu trả lời của bạn cho mỗi công ty.

Và hãy nhớ rằng, tốt nhất là hỏi các câu hỏi hướng tới kết thúc cuộc phỏng vấn. Nó cho thấy bạn đang chủ động và đam mê công việc.

Một số câu hỏi để hỏi:

  • Công việc tiếp theo cuộc phỏng vấn là gì?
  • Anh/chị có thể nói thêm cho tôi thông tin dự tuyển công việc này? (Đây là một cách tốt để đánh giá các vấn đề tiềm năng trong phòng/ ban bạn làm việc, đặc biệt là nếu nhân viên trước đó đã từ chức.)
  • Một số thử thách trong vai trò này là gì?
  • Cần làm gì trong vòng 1 tháng thử việc, để bạn có thể được cân nhắc làm việc chính thức?
  • Có bất kỳ lý do nào anh/chị không thể nhận tôi? (Cách tốt để chủ động biết được trả lời của họ khi do dự về bạn.)

>> Nhà tuyển dụng có đọc phần “SỞ THÍCH” trong CV xin việc không?

>> Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và cách trả lời

Ngày thứ 24-26: Tiếp theo câu hỏi của bạn và lời cảm ơn

Làm thế nào để vượt qua các ứng viên khác để được nhận đòi hỏi bạn nên có một chút chiến thuật trong đơn dự tuyển. Đặt câu hỏi theo đuổi là việc đơn giản để làm, nhưng nó nâng cao xác suất có được công việc của bạn.

Một lời cảm ơn nhắc nhà tuyển dụng ghi nhớ những thành tựu của bạn và đẩy hồ sơ của bạn lên top trong suy nghĩ của họ – tăng cơ hội mời làm việc của bạn. Gửi lời cảm ơn trong vòng 24-48 giờ sau cuộc phỏng vấn của bạn.

Nếu bạn không nhận được thông tin phản hồi về đơn xin việc trong vòng một tuần, hãy gửi email ngắn để chỉ quan tâm của bạn cho công việc.

>> Cách viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn xin việc

>> Kiểm soát ngôn ngữ cơ thể khi phỏng vấn xin việc

Ngày thứ 26-30: Đàm phán công việc

Bạn nhận được lời mời làm việc. Thật tuyệt vời!

Đừng để bạn quá hưng phấn rồi dẫn đến ký hợp đồng mà không cân nhắc đầy đủ các điều kiện của công việc. Thậm chí nếu nhà tuyển dụng nói rằng đang cần thuê gấp thì bạn cũng nên tìm hiểu một vài ngày trước khi đưa ra quyết định.

Đây là sự thật. Tất cả những khó khăn mà bạn trải qua là vô nghĩa nếu bạn không nhận được công việc và môi trường làm việc tốt.

Các câu hỏi để xem xét

Hãy tìm hiểu bạn sẽ hạnh phúc với công việc sắp tới bằng cách trả lời những câu hỏi này:

  • Có phòng làm việc riêng dành cho vị trí công việc của bạn? Còn trong phòng ban khác thì sao? Bạn nên có đủ không gian để làm việc, nếu không bạn sẽ dễ chán nản trong một hoặc hai năm.
  • Họ có tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên không?
  • Phong cách quản lý của ông chủ tương lai là gì? Bạn có thể phát triển mạnh theo người lãnh đạo như thế?

Một vài câu hỏi để bạn cân nhắc đàm phán

  • Trả lương theo ngành nghề và vị trí công việc?
  • Chế độ nghỉ phép phù hợp cho bạn?
  • Họ có cung cấp chế độ ưu đãi hoặc tiền thưởng? Nếu không, có một khả năng để thương lượng là dựa trên hiệu suất công việc không?
  • Những chế độ khác ngoài lương bao gồm những gì?

Một khi bạn xác định những ưu và khuyết điểm của công việc bạn muốn, sắp lịch trao đổi với bộ phận quản lý nhân sự hoặc bất kỳ ai mà bạn muốn nộp đơn. Nếu bạn nhận được nhiều lời mời làm việc, sử dụng nó như là đòn bẩy.

Tốc độ phụ thuộc vào bạn

Việc bạn được nhận nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự nỗ lực mà bạn đang phấn đấu. Quá trình này sẽ đơn giản nếu bạn bám sát vào nó.

Đừng xem khoảng thời gian 30 ngày này là tuyệt đối. Quá trình tìm việc của bạn có thể nhanh hoặc lâu hơn, phụ thuộc vào danh sách công việc mơ ước của bạn. Ngoài ra, càng thăng tiến trong sự nghiệp, càng khó khăn để tìm một công việc phù hợp.

Hãy thử trong vòng 30 ngày, đánh giá bạn sự tiến bộ bạn có thể được nhận trong một tháng, và duy trì nó cho đến khi bạn tìm được công việc mà bạn đang nhắm tới. Chúc các bạn thành công!

Theo Charley Mendoza

Biên tập: JobsGO

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: