Sau thông tin tổng quan về ngành HR trong phần 1, JobsGO mời các bạn theo dõi tiếp phần 2 về những cơ hội thăng tiến gặp những khó khăn hay thuận lợi gì và mức lương với mỗi vị trí của ngành HR ra sao.
>> HR là gì? Tổng quan về ngành HR (phần 1)
Mục lục
1.Thuận lợi và khó khăn trong ngành HR.
1.1. Các thuận lợi trong ngành HR.
- Được tiếp xúc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau có thể nâng cao kỹ năng chuyên môn và kiến thức về các ngành khác.
- Có vai trò tiên phong trong việc giúp đỡ sự nhân viên, đào tạo nhân tài để một tổ chức hay một công ty phát triển lâu dài.
- Nhận được nhiều tình cảm từ nhiều phòng ban khác nhau khi những đề xuất và chính sách của HR đưa ra trực tiếp tác động đến nhân viên về mặt lợi ích đi lên và công ty đạt được hiệu quả.
- Là vị trí có nhiều cơ hội để rèn luyện bản thân về cách quản lý, đánh giá nhân viên và đưa ra những ý tưởng trong các kế hoạch và cả về kỹ năng trình bày ý kiến với người khác.
1.2.Khó khăn của ngành HR.
- Làm việc trong vị trí nhân sự khó khăn lớn nhất là luôn phải giữ cân bằng giữa mọi nhân viên trong công ty, ở các phòng ban, vị trí. Cân bằng lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Đòi hỏi luôn có sự khéo léo và đầy kiên nhẫn cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề phải thật hiệu quả.
- Chấp nhận nghe những phàn nàn từ nhân viên hay sếp. Gặp những vấn đề như tranh cãi, nghỉ việc của những nhân viên khác, áp lực tìm người mới.
- Áp lực từ cấp trên khi phải tiết kiệm trong những khoản chi phí, vui vẻ ngay cả khi không hài lòng.
2. Cơ hội thăng tiến trong ngành HR
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc sinh viên mới ra trường bạn có thể đảm nhiệm các vị trí phổ biến trong ngành HR như: HR Admin, Vị trí tuyển dụng, Vị trí tính lương… Nếu đã có một cơ số kinh nghiệm nhất định, bạn có thể thử sức hoặc được thăng tiến lên những vị trí cao hơn như:
2.1.Vị trí đào tạo ngành HR
Người đảm nhận vị trí này phải dành nhiều thời gian nghiên cứu đưa ra các chính sách định hướng đào tạo cho nhân viên trong công ty. Trao đổi với cấp trên tổ chức xây dựng những chương trình huấn luyện nội bộ cho nhân viên. Tìm kiếm và liên kết những cơ hội đào tạo từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tổ chức.
2.2.Vị trí quản lý ngành HR
Ở vị trí quản lý, công việc của HR Manager chủ yếu là các cuộc họp liên quan đến lên kế hoạch, chiến lược và kiểm soát quá trình thực hiện của nhân viên.
Những công việc điển hình trong ngày của HR Manager có thể bắt đầu với việc họp bàn kế hoạch với quản lý ở các bộ phận khác về nhu cầu tuyển dụng, huấn luyện nhân viên cũng như điều chỉnh chính sách, phúc lợi cho phù hợp. Song song với đó là các cuộc họp nội bộ trong bộ phận Nhân sự để đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng tiến độ và kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh.
Ngoài ra, quản lý còn là người đại diện cho bộ phận nhân sự trao đổi thông tin với các bộ phận khác và với bên ngoài tổ chức, tham gia các chiến dịch phục vụ lợi ích cộng đồng (CSR – Corporate Social Responsibility) và đôi khi chịu trách nhiệm giải quyết các mâu thuẫn liên quan đến lợi ích của nhân viên trong tổ chức. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông luôn phải được trau dồi.
3. Mức lương một số vị trí ngành HR
Lương của HR cũng tùy thuộc vào vị trí làm việc của bạn trong bộ phận HR, ở các vị trí cao hơn thì mức lương cũng sẽ cao hơn. Sau đây là một số vị trí các bạn có thể tham khảo:
>> Tra cứu thông tin: Mức lương các vị trí ngành HR
- Giám đốc nhân sự: mức lương vị trí này khoảng 30 – 100 triệu đồng/tháng, đây là một vị trí chắc hẳn ai cũng muốn hướng tới, vị trí này thường là thạc sĩ quản trị kinh doanh có kinh nghiệm từ 10 – 25 năm.
>> Tham khảo mức lương vị trí Giám đốc nhân sự
- Giám đốc khu vực: mức lương từ 25 – 80 triệu đồng/tháng, đây là người chịu trách nhiệm về nhân sự tại địa bàn mình phụ trách và hỗ trợ giám đốc nhân sự trong quá trình làm việc. Để đạt được vị trí này thì bạn phải là một thạc sĩ quản trị kinh doanh có mức kinh nghiệm 15-20 năm.
- Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi: mức lương khoảng 20 – 40 triệu đồng/tháng, vị trí này đảm nhiệm việc bồi thường và phúc lợi cho nhân viên, là những người thường tốt nghiệp cử nhân tài chính, kế toán, quản lý nhân lực, quản trị kinh doanh với kinh nghiệm 8-12 năm.
- Trưởng phòng nhân sự: vị trí này có mức lương khoảng 15 – 45 triệu đồng/tháng, trưởng phòng nhân sự là người chịu trách nhiệm trong vấn đề tuyển dụng, đào tạo nhân sự cho công ty. Vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 3-8 năm.
>> Tham khảo mức lương vị trí Trưởng phòng nhân sự
- Phó phòng nhân sự: mức lương 12 – 30 triệu đồng/tháng, phó phòng nhân sự là người trợ giúp cho trưởng phòng, thực hiện các công việc do trưởng phòng phân công. Vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm từ 3-6 năm.
- Giám sát nhân sự: mức lương của giám sát nhân sự khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng. Vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự với kinh nghiệm 2 – 5 năm, trách nhiệm của giám sát nhân sự là xây dựng môi trường làm việc và đưa ra các định hướng, chiến lược phát triển, giám sát các hoạt động của nhân viên vận hành.
- Chuyên viên nhân sự: mức lương của chuyên viên nhân sự khoảng từ 5 – 12 triệu, chuyên viên nhân sự là người trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng, sàng lọc hồ sợ, lên danh sách phỏng vấn, chấm công nhân viên, xử lý các vấn đề lương bổng, kỷ luật…. Vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự với kinh nghiệm 2 – 5 năm.
>> Tham khảo mức lương vị trí Chuyên viên nhân sự
Ngoài ra, đối với một sinh viên mới ra trường và bắt đầu làm việc trong ngành nhân sự sẽ có mức thu nhập trung bình rơi vào khoảng từ 5 triệu đồng/tháng và sẽ tăng thêm nếu làm việc tốt.
>> Tuyển dụng thực tập sinh nhân sự
Trên đây JobsGO đã chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến HR, hi vọng các bạn sẽ hiểu về công việc và có thêm nhiều thông tin hữu ích của ngành HR. Chúc các bạn thành công!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)