Nên làm gì khi nhân viên được nhận vào công ty khác?

Đánh giá post

Là một nhà quản lý, lãnh đạo, bạn luôn phải căng não để phát triển các chiến lược, kế hoạch cho doanh nghiệp. Vậy mà bỗng một ngày, bạn được thông báo nhân viên của mình được nhận vào làm việc cho công ty khác. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

làm gì khi nhân viên được nhận vào công ty khác 1

Tìm hiểu rõ vấn đề

Trước hết, khi tiếp nhận bất kỳ thông tin, vấn đề gì, bạn sẽ cần phải tìm hiểu rõ để tránh có những hiểu lầm đáng tiếc. Đặc biệt, trong trường hợp nghe được nhân viên đang làm cho mình được mời về làm việc cho công ty khác thì càng cần phải xác thực xem thông tin đó có hoàn toàn chính xác không?

Bạn có thể hẹn gặp trực tiếp nhân viên, có cuộc trao đổi để hỏi nhân viên này về vấn đề được nhận làm việc cho công ty khác.

Bình tĩnh, lắng nghe nhân viên

Trong quá trình trao đổi với nhân viên, bạn cần phải giữ được sự bình tĩnh, lắng nghe nhân viên trình bày. Là một người quản lý, lãnh đạo, bạn không nên có phản ứng gay gắt, dù bản thân đang khá tức giận, khó chịu. Bạn chỉ cần hỏi nhân viên về công việc mới của họ (ngành nghề, công ty, sếp – đồng nghiệp tương lai, vị trí đảm nhận,…). Đây là những thông tin cần thiết, quan trọng mà một nhà lãnh đạo cần nắm bắt khi nhân viên có ý định sẽ rời đi, từ đó bạn cũng sẽ đánh giá được các vấn đề mà công ty đang gặp phải để khắc phục, cải thiện.

👉 Xem thêm: Nhân viên so sánh về lương thưởng – Quản lý nên làm gì?

Làm gì khi nhân viên được nhận vào công ty khác 2
Bình tĩnh, lắng nghe nhân viên

Phát hiện nhân viên viện cớ để thăng chức/tăng lương

Tăng lương/thăng chức là điều mà bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn trong quá trình theo đuổi sự nghiệp. Và đôi khi, nhân viên sẽ dùng lý do được công ty khác mời làm việc để yêu cầu được tăng lương hay thăng chức. Chính vì vậy, khi tìm hiểu, xác nhận thông tin này, bạn cần phải đưa ra nhiều câu hỏi chi tiết để xem nhân viên đang nói thật hay không.

Nếu như bạn phát hiện nhân viên không nhận được lời mời nào cả mà chỉ đang nói dối thì hãy thẳng thắn với họ. Ngược lại, nếu họ thực sự được nhận vào công ty khác, họ chỉ đang cân nhắc và đưa ra lựa chọn cuối cùng thì bạn nên chấp nhận sự thật rằng “khả năng nhân viên nghỉ việc là rất cao”.

Xem xét giá trị thực sự của nhân viên

Khi đã có thời gian trao đổi, lắng nghe, thấu hiểu hơn về nhân viên, bạn sẽ cần phải xem xét giá trị thực sự của họ, bạn có đang muốn giữ nhân viên đó ở lại hay không? Thường khi rơi vào tình huống này, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Làm gì khi nhân viên được nhận vào công ty khác 3
Xem xét giá trị thực sự của nhân viên
  • Bạn không cảm thấy buồn và đồng ý ngay nếu nhân viên nghỉ việc. Với trường hợp này, phản ứng tích cực nhất mà bạn nên thể hiện chính là cảm ơn nhân viên vì đã dành thời gian, công sức cống hiến, cùng công ty phát triển. Đồng thời, bạn cũng nên gửi đến nhân viên đó lời chúc cho công việc mới. Nhân cơ hội này, bạn có thể thăng chức cho một nhân viên khác có tiềm năng hơn hoặc tuyển dụng nhân viên mới đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ bạn.
  • Nhân viên đó là một “ngôi sao”, có năng lực và bạn muốn giữ lại. Nếu là như vậy, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng về công việc mới của họ, so sánh về sự khác biệt và thuyết phục nhân viên ở lại. Ví dụ như bạn sẽ tạo cơ hội để nhân viên có thể phát triển hơn, tăng lương, thăng chức,… Tuy nhiên, đối với trường hợp này, bạn cũng cần cân nhắc để tránh gây tổn thất lớn về vật chất cho công ty.

👉 Xem thêm: Học cách xử lý nhân viên không trung thực hiệu quả nhất

Đối xử công tâm, không “qua cầu rút ván”

Khi một nhân viên (đặc biệt là người tài giỏi) được mời làm việc cho công ty khác và bạn chắc chắn rằng họ sẽ rời đi, dù không vui vẻ nhưng bạn cũng cần đối xử thật công tâm, đừng có thái độ ác cảm với họ. Điều bạn nên làm là dành thời gian để phỏng vấn trước khi nhân viên nghỉ việc để thu thập thêm những đánh giá, phản hồi của họ về công ty. Từ đó, bạn sẽ biết được công ty đang gặp vấn đề ở đâu, cần thay đổi gì để giữ chân được nhân viên?

Ngoài ra, phía công ty cũng nên tổ chức buổi chia tay nhẹ nhàng để cảm ơn, chúc mừng nhân viên. Việc giữ được mối quan hệ tốt với nhân viên cũ cũng là chiến lược phát triển thương hiệu, hình ảnh quan trọng mà các công ty cần thực hiện.

Ngăn chặn các trường hợp khác nghỉ việc

Ngăn chặn các trường hợp khác nghỉ việc
Ngăn chặn các trường hợp khác nghỉ việc

Thực tế có thể thấy, một nhân viên nghỉ việc chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của những nhân viên khác. Đặc biệt là những ai đã gắn bó lâu dài với công ty bỗng nhiên rời đi. Vậy nên, trong trường hợp này, với vai trò là sếp, bạn sẽ cần phải làm sao để trấn an tinh thần, ngăn chặn các trường hợp nghỉ việc khác.

Một số doanh nghiệp đã thực hiện chính sách tăng lương, thưởng, cải thiện chế độ đãi ngộ,… để giữ chân nhân viên. Đây cũng là cách làm khá hiệu quả, song nhà quản lý, lãnh đạo cũng cần lưu ý để cân đối được vấn đề tài chính, hoạt động trong doanh nghiệp của mình.

👉 Xem thêm: Nên làm gì nếu bạn trúng tuyển 2 công ty cùng lúc?

Như vậy, bài viết trên đây của JobsGO đã chia sẻ giải pháp giải quyết cho vấn đề “làm gì khi nhân viên được nhận vào công ty khác?”. Hy vọng rằng đây sẽ là thông tin hữu ích, giúp các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp có thể xử lý hiệu quả các trường hợp này nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: