Tuyển dụng, tìm việc, nhảy việc,… là những từ khóa đang rất hot trên thị trường hiện nay. Ngay cả trong bối cảnh đại dịch Covid đang diễn ra vô cùng căng thẳng, phức tạp thì xu hướng tìm kiếm cho mình một lối đi mới của các bạn trẻ vẫn không sụt giảm. Vậy hãy theo chân JobsGO khám phá, tìm hiểu về vấn đề “nhảy việc mùa Covid” trong bài viết dưới đây các bạn nhé!
Mục lục
Thực trạng nhảy việc trong mùa Covid
“Nhảy việc” – một thuật ngữ đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Khi không còn tìm thấy sự hứng thú, niềm vui hay lợi ích trong công việc hiện tại, nhiều người đã lựa chọn giải pháp tìm kiếm một bến đỗ mới. Đây có thể sẽ là cơ hội để họ thoát khỏi vùng an toàn, khám phá những vị trí việc làm tốt hơn, phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch Covid 19 bùng phát tại Việt Nam (cuối năm 2019) thì thị trường tuyển dụng, việc làm lại bị ảnh hưởng không ít. Nhiều người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp do công ty cắt giảm nhân sự, phải nghỉ việc vì lương quá thấp, hay có người phải ngừng kinh doanh vì không có khách hàng,… Cũng vì thế mà tình trạng nhảy việc có phần giảm đi so với các năm trước đó.
Hầu hết mọi người đều có xu hướng lưỡng lự, do dự hơn khi thay đổi nghề nghiệp. Tâm lý của người Việt Nam vẫn là sợ phải rơi vào cảnh thất nghiệp, công việc bấp bênh, không ổn định, lương thấp,… Nếu như họ lựa chọn nhảy việc trong mùa dịch thì tương lai có thể sẽ khá mơ hồ, thậm chí là mất phương hướng. Do đó, việc ở lại công ty hiện tại – nơi mà họ đã quá quen với công việc, chiến lược kinh doanh thì sẽ hợp lý hơn rất nhiều.
Thế nhưng, không ít bạn trẻ lại cho rằng đây chính là thời điểm để thay đổi môi trường làm việc, tìm hướng đi mới cho tương lai. Vậy lựa chọn nhảy việc trong mùa dịch có đúng đắn? Các bạn có đang thử thách bản thân với lối đi đầy mạo hiểm?
Lựa chọn nhảy việc mùa dịch – cơ hội hay thách thức?
Có thể thấy, tình hình dịch Covid ngày càng căng thẳng. Nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng, khó khăn. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, người lao động chật vật trong quá trình tìm – giữ việc làm. Đối với các bạn trẻ, nhảy việc trong giai đoạn này có thể vẫn sẽ là cơ hội, tuy nhiên rủi ro gặp phải cũng sẽ không hề ít.
Và trong bài viết này, JobsGO sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết nhất liên quan đến cơ hội – thách thức khi nhảy việc trong mùa dịch Covid. Đừng bỏ lỡ các bạn nhé!
Cơ hội khi nhảy việc mùa dịch
Bạn nhận ra được mục tiêu, đích đến trong sự nghiệp của mình
Sống không có mục tiêu, định hướng chính là một cơn ác mộng đối với các bạn trẻ. Ở thời điểm hiện tại, có thể các bạn vẫn còn rất trẻ trung, tràn đầy năng lượng và làm rất tốt ở vị trí mình đảm nhiệm. Thế nhưng, bạn có dám chắc sau 1 vài năm, bạn vẫn đủ sự hứng thú, đủ khả năng để đáp ứng cho công việc của mình hay không? Liệu doanh nghiệp có còn đủ kiên nhẫn với một người không có mục tiêu phát triển, chỉ sống và làm việc an nhàn trong một góc văn phòng hay không?
Thực tế, nhiều người có tâm lý ngại thay đổi, ngại khó khăn, khủng hoảng. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh tràn lan thì vấn đề nhảy việc chắc chắn sẽ là mối nguy hại ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các bạn nghiêm túc suy nghĩ lại về tương lai, định hướng của bản thân.
Khi đã có suy nghĩ nhảy việc, các bạn sẽ biết được mình cần làm gì tiếp theo? Bạn sẽ nhìn lại hành trình sống và làm việc trước đó, có gì bất cập, có gì không hài lòng và muốn thay đổi ra sao?
Có những bạn khi nhảy việc đã thất nghiệp 1 thời gian vì thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vậy thì đây sẽ là cơ hội để các bạn học tập, trau dồi, nâng cao, đặt ra mục tiêu phát triển bản thân hơn nữa trong tương lai.
Cơ hội việc làm vẫn luôn gia tăng
Theo nghiên cứu từ Adecco Việt Nam thì số lượng việc làm trong tháng 3/2021 đang có dấu hiệu tăng lên (khoảng 40% so với tháng 1). Riêng với số lượng hồ sơ ứng tuyển vào các doanh nghiệp thì tăng lên 26% so với trước đó. Một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, thương mại điện tử, kỹ thuật sản xuất, năng lượng,… vẫn có nhu cầu tuyển dụng vô cùng lớn. Các doanh nghiệp vẫn không ngừng đăng tải thông tin để chiêu mộ nhân tài trong mùa dịch. Cơ hội dành cho các bạn không hẳn là không có, chỉ cần biết nắm bắt thì chắc chắn sẽ có được bến đỗ phù hợp.
Debora Roland – phó chủ tịch nguồn nhân lực của Career Arc đã từng chia sẻ rằng “Hãy cởi mở với những ngành công nghiệp và cho bản thân cơ hội mới. Hãy thực hiện nghiên cứu của bạn để khám phá bản thân. Đây là cơ hội để các ứng viên có thể phát triển trong sự nghiệp, bổ sung các kỹ năng, kiến thức mới,…”
Đã đến lúc bạn làm những việc mà mình yêu thích
Bạn đã quá mệt mỏi, nhàm chán với việc ngồi văn phòng gõ từng con chữ mỗi ngày? Bạn cảm thấy bí bách và muốn thoát ra khỏi mớ hỗn độn drama nơi công sở? Vậy thì đã đến lúc bạn thực hiện mơ ước, làm những gì mình yêu thích.
Nhảy việc mùa dịch có thể sẽ là một sự mạo hiểm lớn, có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu về vật chất, lợi ích của các bạn ở thời điểm đó. Thế nhưng, có một điều chắc chắn rằng cuộc sống của bạn sẽ không thể tốt hơn nếu cứ chần chừ, dậm chân tại chỗ và không chịu thay đổi. Nếu bạn đam mê kinh doanh, hãy cứ thử sức, dành thời gian nghỉ để tìm hiểu, nghiên cứu và bắt đầu “startup” ngay. Bạn yêu thích hội họa, vậy thì còn ngại ngần gì mà không tham gia các lớp học để phát triển kỹ năng, phát huy năng lực thay vì ngồi 1 góc văn phòng,…
Thách thức khi nhảy việc mùa dịch
Bên cạnh những cơ hội mới, nhảy việc mùa dịch cũng tồn tại khá nhiều rủi ro đó là:
Tiêu chuẩn tuyển dụng khắt khe hơn
Dịch Covid đã khiến cho nền kinh tế bị suy thoái, hoạt động của nhiều doanh nghiệp bị trì trệ, bão hòa. Theo đó, họ sẽ cần tìm kiếm những nhân tài xuất sắc, những người có đủ năng lực để khắc phục tình trạng khó khăn này. Hiển nhiên khi đó các quy chế, yêu cầu tuyển dụng cũng sẽ nghiêm ngặt hơn rất nhiều. Có những nơi sa thải nhân sự không cần thiết, giảm lương đến 70% để có thể duy trì, tồn tại qua mùa dịch. Bởi vậy mà nguy cơ thất nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh này là rất lớn.
Hơn nữa, trong mùa dịch này, việc có thể thương lượng mức lương như mong muốn là rất khó. Nhà tuyển dụng sẽ phải đắn đo, suy nghĩ và khó chấp nhận nếu mức lương bạn đưa ra quá cao
Bạn có thể bỏ lỡ cơ hội thăng tiến ở công ty hiện tại
Đến mùa nhảy việc, các doanh nghiệp sẽ đều gặp phải khó khăn, khủng hoảng về nhân sự. Nếu bạn lựa chọn rời đi lúc đó thì sẽ được xem là hành động “a dua”, thiếu trách nhiệm. Ngược lại, nếu bạn cùng công ty vượt qua khó khăn thì biết đâu sẽ có thể được thăng tiến sau đó.
Bởi thực tế, để được thăng tiến lên các vị trí cao, bạn sẽ cần cả quá trình cống hiến, làm việc chăm chỉ, được công nhận, trọng dụng. Nhảy việc tức là bạn sẽ phải chấp nhận làm lại từ đầu nếu năng lực chỉ ở mức trung bình. Nếu bạn đã gắn bó với công ty hiện tại nhiều năm, cơ hội để bạn được thăng chức cũng sẽ cao và nhanh hơn so với việc chuyển công ty ngay giữa mùa dịch. Do đó, đây cũng là vấn đề cần cân nhắc trước khi “dứt áo ra đi”.
Thất nghiệp – cơn ác mộng luôn đi kèm với nhảy việc
Nhảy việc là cơ hội để bạn phát triển, nếu bạn là người thực sự có năng lực, chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, đó cũng có thể là sai lầm khiến bạn rơi vào hố sâu “thất nghiệp”.
Nhiều người chưa sẵn sàng thay đổi, chưa định hướng được tương lai, lỗ hổng kiến thức lớn, kỹ năng yếu kém,… nhưng lại quyết định nhảy việc. Kết quả là họ đã phải vật vã cả thời gian dài để tìm, tìm và tìm việc làm.
👉 Xem thêm: NHẢY VIỆC CUỐI NĂM – NÊN HAY KHÔNG?
Bật mí kinh nghiệm nhảy việc thành công trong mùa dịch
Để quá trình nhảy việc mùa dịch diễn ra suôn sẻ như mong đợi, các bạn sẽ cần nắm chắc được những kinh nghiệm “xương máu” dưới đây:
Xác định rõ nguyên nhân, mục đích cần nhảy việc
Nhảy việc không phải là vấn đề đơn giản, làm theo cảm hứng hay sở thích của bản thân. Một quyết định đúng đắn hay sai lầm sẽ dẫn đến rất nhiều tác động phía sau.
Trước khi từ bỏ công việc hiện tại, các bạn cần phải suy nghĩ và xác định thật rõ tại sao mình không muốn tiếp tục nữa?
- Môi trường làm việc không còn phù hợp?
- Lương thấp mà khối lượng công việc lại nhiều?
- Muốn chuyển hướng sang lĩnh vực khác?
- …
Khi đã biết mình mong muốn điều gì, mục đích mình nhảy việc như thế nào thì các bạn mới có thể chuẩn bị tinh thần và bắt đầu với định hướng mới sau khi nghỉ. Nếu bạn cứ thế rời đi rồi lại mất thời gian dài lao đao, mất phương hướng thì tốt nhất là không nên nhảy việc nhé.
Tìm hiểu kỹ về thị trường tuyển dụng việc làm mùa dịch
Dịch bệnh căng thẳng chắc chắn sẽ khiến thị trường tuyển dụng việc làm bớt sôi động hơn rất nhiều. Thế nhưng, các doanh nghiệp sẽ vẫn hoạt động và nhiều ngành nghề vẫn tuyển dụng nhân sự. Do đó, hãy dành thời gian nghiên cứu thật kỹ công việc mình muốn, hướng đi mới của mình liệu có dễ dàng trong giai đoạn này không?
Nếu đặc thù ngành của bạn khó tìm việc, ít nơi tuyển dụng thì nên cân nhắc thật kỹ lưỡng, tránh để bản thân thất nghiệp và ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.
Tìm hiểu các thủ tục cần thiết khi nghỉ việc
Bất kể doanh nghiệp nào cũng sẽ có quy định, yêu cầu rõ ràng với nhân viên về vấn đề nghỉ việc. Bởi vậy, khi đã có quyết định tìm kiếm bến đỗ mới, các bạn cần xem lại các thủ tục cần thiết như là:
- Thời gian cần báo trước khi nghỉ việc là bao lâu?
- Mẫu đơn xin nghỉ việc như thế nào?
- Các vấn đề thanh toán lương, thưởng khi nghỉ việc ra sao?
- Vấn đề liên quan đến bảo hiểm, thủ tục bàn giao công việc, tài sản,…
Nắm rõ được những yêu cầu này sẽ giúp các bạn chủ động hơn và tránh gặp phải các trục trặc, khó khăn hay doanh nghiệp gây khó dễ khi nghỉ việc.
Cần cho mình một khoảng thời gian chuẩn bị
Để tránh gặp phải các rủi ro đáng tiếc khi nhảy việc, các bạn cần phải sắp xếp cho mình một khoảng thời gian để chuẩn bị mọi thứ. Đó có thể là update mẫu CV cho phù hợp, tham khảo thị trường việc làm, kinh nghiệm ứng tuyển, phỏng vấn,…
Điều này sẽ giúp các bạn không bị thụ động, ngỡ ngàng khi tìm kiếm công việc mới. Bạn cũng cần chuẩn bị cả về tinh thần, vật chất đầy đủ cho trường hợp rủi ro nhất khi nhảy việc nhé.
Nhảy việc khi đã có cho mình một lựa chọn ưng ý
Rất nhiều người thắc mắc rằng “nên nghỉ việc trước hay tìm việc trước?” Thực tế, tùy vào quan điểm của mỗi người mà sẽ đưa ra quyết định khác nhau. Tuy nhiên, giải pháp an toàn nhất để tránh được sự khủng hoảng thất nghiệp chính là tìm kiếm việc ưng ý rồi hãy nghỉ. Đây là lựa chọn tốt nhất đối với những ai không dư giả về kinh tế, cần có việc liên tục để trang trải cuộc sống.
Do đó, trước khi nhảy việc, các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ, nắm được những kinh nghiệm, bí quyết để không bị “hẫng” một nhịp, khiến bản thân rơi vào khủng hoảng, khó khăn.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của JobsGO đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc, vấn đề liên quan đến “nhảy việc mùa Covid”. Chúc các bạn may mắn và đưa ra quyết định sáng suốt cho mình nhé.
? Xem thêm: KINH NGHIỆM TÌM VIỆC TRONG ĐẠI DỊCH
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)