Nên học ngành nào ở Kinh tế Quốc dân? Kinh tế Quốc dân (NEU) là trường đại học tiên phong trong khối các ngành kinh tế, quản lý và cũng là ngôi trường mơ ước của bao bạn học sinh. Vậy đâu là ngành học bạn nên theo đuổi? Cùng JobsGO giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nào!
Mục lục
1. Giới Thiệu Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Thành lập vào năm 1956, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (National Economics University hay NEU) ban đầu được đặt dưới tên Trường Kinh tế Tài Chính. Trường luôn tiên phong trong việc phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học, hàng đầu trong khối các trường đào tạo về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh tại miền Bắc Việt Nam.
Sau hơn 60 năm thành lập, với khẩu hiệu “Đổi mới, hòa nhập, phát triển”, NEU hiện đào tạo 50 chuyên ngành bậc đại học, hơn 20 chuyên ngành bậc Thạc sỹ, Tiến sỹ. Đội ngũ hơn 1,200 cán bộ, giáo viên chất lượng, chuyên môn cao, thực hiện giảng dạy khoảng 50,000 sinh viên các khoa.
Bên cạnh đó, Đại học Kinh tế Quốc dân nổi tiếng với các sinh viên luôn năng động, nhiệt huyết, cống hiến cho xã hội. Với khoảng 50 CLB cùng các sự kiện, cuộc thi chuyên nghiệp được tổ chức bởi chính sinh viên trường, NEU hứa hẹn sẽ là một sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên thỏa sức đam mê, phát triển toàn diện.
Xem thêm: Top 5 trường đại học du lịch tốt nhất
2. Danh Sách Tất Cả Các Ngành Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Trước khi trả lời cho câu hỏi “nên học ngành nào ở Kinh tế Quốc dân?”, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu danh sách tất cả các ngành học tại ngôi trường này.
Hiện nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang đào tạo rất nhiều chuyên ngành với các chương trình học chuẩn bằng tiếng Việt, chương trình học định hướng ứng dụng và chương trình học bằng tiếng Anh.
Thông tin cụ thể như sau:
STT | Chuyên ngành | Tên ngành | Mã ngành | Tổ hợp môn | Điểm chuẩn | Ghi chú |
Các chương trình chuẩn học bằng tiếng Việt |
||||||
1 | Quản trị khách sạn | Quản trị khách sạn | 7810201 | A01, D01, D09, D10 | 26.75 | Tốt nghiệp THPT |
2 | Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | 7810103 | A00, A01, D01, D07 | 26.75 | Tốt nghiệp THPT |
3 | Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | 7510605 | A00, A01, D01, D07 | 27.4 | Tốt nghiệp THPT |
4 | Quản lý tài nguyên và môi trường | Quản lý tài nguyên và môi trường | 7850101 | A00, A01, D01, D07 | 26.4 | Tốt nghiệp THPT |
5 | Kinh tế học | Kinh tế | 7310101_1 | A00, A01, D01, D07 | 27.1 | Tốt nghiệp THPT |
6 | Hệ thống thông tin quản lý | Hệ thống thông tin quản lý | 7340405 | A00, A01, D01, D07 | 36.15 | Tốt nghiệp THPT; Điểm toán x2 |
7 | Quản trị kinh doanh | Quản trị kinh doanh | EBBA | A00, A01, D01, D07 | 27.1 | Tốt nghiệp THPT |
8 | Thương mại điện tử | Thương mại điện tử | 7340122 | A00, A01, D01, D07 | 27.65 | Tốt nghiệp THPT |
9 | Kinh doanh thương mại | Kinh doanh thương mại | 7340121 | A00, A01, D01, D07 | 27.35 | Tốt nghiệp THPT |
10 | Quản trị nhân lực | Quản trị nhân lực | 7340404 | A00, A01, D01, D07 | 27.1 | Tốt nghiệp THPT |
11 | Kinh tế phát triển | Kinh tế | 7310105 | A00, A01, D01, D07 | 27.35 | Tốt nghiệp THPT |
12 | Công nghệ thông tin | Công nghệ thông tin | 7480201 | A00, A01, D01, D07 | 35.3 | Tốt nghiệp THPT |
13 | Quản trị kinh doanh | Quản trị kinh doanh | 7340101 | A00, A01, D01, D07 | 27.25 | Tốt nghiệp THPT |
14 | Quản lý đất đai | Quản lý đất đai | 7850103 | A00, A01, D01, D07 | 26.55 | Tốt nghiệp THPT |
15 | Kinh doanh quốc tế | Kinh doanh quốc tế | 7340120 | A00, A01, D01, D07 | 27.5 | Tốt nghiệp THPT |
16 | Quan hệ công chúng | Quan hệ công chúng | 7320108 | A01, D01, C04, C03 | 27.2 | Tốt nghiệp THPT |
17 | Thống kê kinh tế | Thống kê kinh tế | 7310107 | A00, A01, D01, D07 | 36.2 | Tốt nghiệp THPT, môn Toán hệ số 2 |
18 | Khoa học quản lý | Khoa học quản lý | 7340401 | A00, A01, D01, D07 | 27.05 | Tốt nghiệp THPT |
19 | Kinh tế quốc tế | Kinh tế | 7310106 | A00, A01, D01, D07 | 27.35 | Tốt nghiệp THPT |
20 | Kinh tế đầu tư | Kinh tế đầu tư | 7310104 | A00, B00, A01, D01 | 27.5 | Tốt nghiệp THPT |
21 | Quản lý dự án | Quản lý dự án | 7340409 | A00, B00, A01, D01 | 27.15 | Tốt nghiệp THPT |
22 | Bất động sản | Bất động sản | 7340116 | A00, A01, D01, D07 | 26.4 | Tốt nghiệp THPT |
23 | Luật kinh tế | Luật | 7380107 | A00, A01, D01, D07 | 26.85 | Tốt nghiệp THPT |
24 | Ngôn ngữ Anh | Ngôn ngữ Anh | 7220201 | A01, D01, D09, D10 | 26.5 | Tốt nghiệp THPT, Tiếng Anh hệ số 2 |
25 | Toán kinh tế | Toán kinh tế | 7310108 | A00, A01, D01, D07 | 35.95 | Tốt nghiệp THPT; Điểm toán x2 |
26 | Marketing | Marketing | 7340115 | A00, A01, D01, D07 | 27.55 | Tốt nghiệp THPT |
27 | Luật | Luật | 7380101 | A00, A01, D01, D07 | 26.6 | Tốt nghiệp THPT |
28 | Tài chính – Ngân hàng | Tài chính – Ngân hàng | 7340201 | A00, A01, D01, D07 | 27.1 | Tốt nghiệp THPT |
29 | Kế toán | Kế toán | 7340301 | A00, A01, D01, D07 | 27.05 | Tốt nghiệp THPT |
30 | Kinh tế tài nguyên thiên nhiên | Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên | 7850102 | A00, B00, A01, D01 | 26.35 | Tốt nghiệp THPT |
31 | Kinh doanh nông nghiệp | Kinh doanh nông nghiệp | 7620114 | A00, B00, A01, D01 | 26.6 | Tốt nghiệp THPT |
32 | Bảo hiểm | Bảo hiểm | 7340204 | A00, A01, D01, D07 | 26.4 | Tốt nghiệp THPT |
33 | Kiểm toán | Kiểm toán | 7340302 | A00, A01, D01, D07 | 27.2 | Tốt nghiệp THPT |
34 | Kinh tế và quản lý đô thị | Kinh tế | 7310101_2 | A00, A01, D01, D07 | 27.05 | Tốt nghiệp THPT |
35 | Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực | Kinh tế | 7310101_3 | A00, A01, D01, D07 | 27.15 | Tốt nghiệp THPT |
36 | Khoa học máy tính | Khoa học máy tính | 7480101 | A00, A01, D01, D07 | 35.35 | Tốt nghiệp THPT; Toán x2 |
37 | Quản lý công | Quản lý công | 7340403 | A00, A01, D01, D07 | 26.75 | Tốt nghiệp THPT |
Các chương trình định hướng ứng dụng (POHE) | ||||||
1 | Quản trị khách sạn | Quản trị khách sạn | POHE1 | A00, A01, D01, D07 | 35.65 | Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2 |
2 | Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | POHE2 | A00, A01, D01, D07 | 35.65 | Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2 |
3 | Marketing | Marketing | POHE3 | A01, D01, D07, D09 | 37.1 | Truyền thông Marketing, Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2 |
4 | Luật | Luật | POHE4 | A01, D01, D07, D09 | 36.2 | Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2 |
5 | Quản trị kinh doanh | Quản trị kinh doanh | POHE5 | A01, D01, D07, D09 | 36.85 | Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2 |
6 | Quản lý thị trường | Quản lý thị trường | POHE6 | A01, D01, D07, D09 | 35.65 | Tốt nghiệp THPT, Tiếng Anh x2 |
7 | Thẩm định giá | Thẩm định giá | POHE7 | A01, D01, D07, D09 | 35.85 | Tốt nghiệp THPT, tiếng Anh x2 |
Các chương trình học bằng tiếng Anh | ||||||
1 | Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh | Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh | EP01 | A01, D01, D07, D09 | 36.1 | Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2 |
2 | Kế toán | Kế toán | EP04 | A00, A01, D01, D07 | 26.9 | Tốt nghiệp THPT |
3 | Định phí Bảo hiểm & Quản trị rủi ro | Định phí Bảo hiểm & Quản trị rủi ro | EP02 | A00, A01, D01, D07 | 26.45 | Tốt nghiệp THPT |
4 | Khoa học dữ liệu | Khoa học dữ liệu | EP03 | A00, A01, D01, D07 | 26.85 | Tốt nghiệp THPT |
5 | Đầu tư tài chính | Đầu tư tài chính | EP10 | A01, D01, D07, D10 | 36.5 | Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2 |
6 | Quản trị chất lượng và Đổi mới | Quản trị chất lượng và Đổi mới | EP08 | A01, D01, D07, D10 | 26.6 | Tốt nghiệp THPT |
7 | Quản trị điều hành thông minh | Quản trị điều hành thông minh | EP07 | A01, D01, D07, D10 | 26.65 | Tốt nghiệp THPT |
8 | Quản lý công và Chính sách | Quản lý công và Chính sách | EPMP | A00, A01, D01, D07 | 26.1 | Tốt nghiệp THPT |
9 | Công nghệ tài chính | Công nghệ tài chính | EP09 | A00, B00, A01, D07 | 26.75 | Tốt nghiệp THPT |
10 | Phân tích kinh doanh | Phân tích kinh doanh | EP06 | A00, A01, D01, D07 | 27.15 | Tốt nghiệp THPT |
11 | Kinh doanh số | Kinh doanh số | EP05 | A00, A01, D01, D07 | 26.85 | Tốt nghiệp THPT |
12 | Kiểm toán | Kiểm toán | EP12 | A00, A01, D01, D07 | 27.2 | Tốt nghiệp THPT |
13 | Kinh tế | Kinh tế | EP13 | A00, A01, D01, D07 | 26.75 | Tốt nghiệp THPT |
14 | Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | EP14 | A00, A01, D01, D07 | 36.4 | Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2 |
15 | Quản trị khách sạn | Quản trị khách sạn | EP11 | A01, D01, D09, D10 | 35.75 | Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2 |
3. Nên Học Ngành Nào Ở Kinh Tế Quốc Dân?
Theo báo cáo tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp 2022 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của trường đạt mức 90%. Trong đó, có nhiều ngành có tỷ lệ việc làm tới 100% như: Hệ thống thông tin quản lý, Khoa học máy tính, Quản lý đất đai, Thương mại điện tử, Quan hệ công chúng,…
Những con số này là căn cứ thực tế giúp sinh viên, cũng như phụ huynh lựa chọn ngành học phù hợp. Đây cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Vậy nên học ngành nào ở Kinh tế Quốc dân? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn.
3.1. Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý
Ngành Hệ thống thông tin quản lý cung cấp kiến thức vững về hệ thống thông tin và kỹ năng quản lý, giúp sinh viên hiểu rõ về cách tích hợp công nghệ thông tin vào quy trình quản lý doanh nghiệp.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong các vị trí như quản trị hệ thống, chuyên viên phần mềm, hoặc quản lý dự án công nghệ thông tin,…
Xem thêm: Hệ thống thông tin là gì?
3.2. Ngành Khoa Học Máy Tính
Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? Khoa học máy tính là một gợi ý dành cho bạn.
Ngành Khoa học máy tính là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về lập trình, trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu,…
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể ứng tuyển vào các vị trí: chuyên viên phân tích dữ liệu, nhà phát triển phần mềm, hoặc chuyên gia trí tuệ nhân tạo,… Các vị trí này đều đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.
3.3. Ngành Quản Lý Đất Đai
Ngành Quản lý đất đai đào tạo sinh viên về quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn đất. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, phát triển bất động sản, hay làm chuyên viên tư vấn đất đai,…
3.4. Ngành Thương Mại Điện Tử
Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? Tại sao bạn không tìm hiểu thêm về ngành Thương mại điện tử?
Khi theo học ngành Thương mại điện tử, sinh viên sẽ học được cách thức kinh doanh trên các trang thông tin điện tử. Sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí quản lý thương mại điện tử, tiếp thị trực tuyến, hay sáng tạo và phát triển các dự án thương mại điện tử.
3.5. Ngành Quan Hệ Công Chúng
Ngành Quan hệ công chúng cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng liên quan đến quảng bá, giao tiếp và xây dựng thương hiệu cho các tổ chức, doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên quan hệ công chúng có thể làm việc trong các công ty quảng cáo, công ty quan hệ công chúng, hoặc tổ chức sự kiện. Công việc cụ thể thường bao gồm việc viết bài báo, tổ chức sự kiện, duy trì mối quan hệ tích cực với cộng đồng và khách hàng.
3.6. Ngành Marketing
Marketing là một câu trả lời phổ biến cho câu hỏi “nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân?”.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến chiến lược tiếp thị và quảng bá sản phẩm/ dịch vụ. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các bộ phận tiếp thị của các doanh nghiệp, công ty quảng cáo, hoặc làm chuyên viên tư vấn tiếp thị.
Với sự sáng tạo và hiểu biết về thị trường, cử nhân ngành Marketing có thể góp phần giúp doanh nghiệp phát triển, nhờ việc gia tăng doanh số thông qua các kế hoạch thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.
Xem thêm: Marketing Là Gì?
3.7. Ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Ngành Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân cung cấp cho người học kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, thương mại quốc tế, chính sách đối ngoại,… Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí như chuyên viên xuất nhập khẩu, quản lý dự án quốc tế, hay chuyên viên thương mại quốc tế.
3.8. Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Ngành Quản trị Kinh doanh cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể quản lý hoạt động của một doanh nghiệp. Cử nhân ngành này có thể ứng tuyển vào các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên Marketing, chuyên viên phân tích tài chính,… và có cơ hội thăng tiến lên vị trí quản lý dự án, Trưởng phòng kinh doanh,… thậm chí CEO.
3.9. Ngành Kế Toán
Nên học ngành gì ở Kinh tế Quốc dân? Bạn hãy thử cân nhắc về ngành Kế toán nhé.
Sinh viên ngành Kế toán sẽ được đào tạo các kiến thức về nguyên tắc kế toán, quy định thuế, các điều luật liên quan đến hoạt động kế toán,… Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể làm việc tại vị trí kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp, chuyên viên tư vấn thuế,…
>>>Xem thêm: Sinh viên nên kinh doanh gì?
4. Vì Sao Nên Học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân?
Dưới đây là một số lý do nên học tại Đại học Kinh tế Quốc dân:
- Chất lượng đào tạo tốt: Đại học Kinh tế Quốc dân nổi tiếng với chất lượng giáo dục cao. Các chương trình đào tạo được thiết kế chặt chẽ, phản ánh xu hướng và nhu cầu thị trường lao động; qua đó trang bị cho sinh viên các kiến thức và, năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp sau này.
- Cái nôi của những vị lãnh đạo, những doanh nhân tài ba: Rất nhiều nhà lãnh đạo, doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam tốt nghiệp từ ngôi trường này, chẳng hạn như Ông Ngô Văn Dụ (Nguyên Bí thư Trung ương Đảng), Ông Nguyễn Đức Kiên (Phó Chủ tịch Quốc Hội), Ông Trần Đình Long (Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát),… Sự thành công của những cựu sinh viên là minh chứng cho chất lượng giáo dục của Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Nhiều cơ hội trao đổi du học sinh: Trường cung cấp nhiều chương trình trao đổi và hợp tác quốc tế, giúp sinh viên có cơ hội học tập ở các quốc gia khác. Điều này không chỉ mở rộng tầm nhìn mà còn là cơ hội để xây dựng mạng lưới quốc tế và nâng cao kỹ năng giao tiếp đa văn hóa.
- Cơ sở vật chất tốt: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là ngôi trường đi đầu trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Các phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm và các tiện ích khác đều được trang bị đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu.
- Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao: Theo số liệu thống kê năm 2022, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm của trường đạt mức 90%. Điều này cho thấy sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để sẵn sàng gia nhập vào thị trường lao động.
>> Xem thêm: Học Bách khoa ra làm gì?
5. Cần Lưu Ý Gì Khi Chọn Ngành Học Tại Đại Học Kinh Tế Quốc Dân?
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trong nước. Theo đó, tất cả chuyên ngành được đào tạo tại đây luôn được đảm bảo về cơ sở vật chất thiết bị đáp ứng nhu cầu chung, chất lượng giảng dạy uy tín và môi trường phát triển toàn diện cho các bạn sinh viên.
Nếu bạn đang cân nhắc “nên học ngành nào ở Kinh tế Quốc dân?”, bên cạnh việc lựa chọn những ngành nghề hot, bạn cũng cần cân nhắc về lĩnh vực phù hợp với tính cách, mục tiêu của riêng mình. Ngành nghề phù hợp với bạn chính là hội tụ giữa các yếu tố bản thân muốn làm gì, giỏi điều gì và việc xã hội này cần gì ở mình. Các bạn học sinh cùng tham khảo kỹ hơn qua các lưu ý sau nhé, ngoài ra JobsGo tại ngày hội việc làm NEU Career Expo đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên trường NEU.
>> Xem thêm: tìm việc làm tại Bình Dương
5.1. Sở Thích Của Bản Thân
Để biết nên học ngành nào ở Kinh tế Quốc dân, bạn nên nhìn nhận xem bản thân mình thực sự yêu thích làm việc gì, đam mê tìm hiểu về lĩnh vực nào. Hãy nuôi dưỡng sở thích và khát khao học hỏi của bạn. Đây chính là tiền đề cho ngành nghề phù hợp với bạn trong tương lai. Dù có gặp khó khăn, mệt mỏi thì chính sự đam mê sẽ cổ vũ bạn kiên trì bước tiếp trên con đường sự nghiệp đầy gian truân.
5.2. Năng Lực Của Bản Thân
Bạn cũng nên tự hỏi bản thân về sở trường, tài năng của mình. Bản thân mỗi người đều sở hữu màu sắc cá nhân, điểm mạnh đặc biệt để đóng góp cho xã hội, xây dựng thành công theo cách riêng. Nếu bạn chưa thể định hình được năng lực của bản thân, hãy khám phá thế giới, tích cực trải nghiệm các hoạt động nhiều hơn. Tự tin vào bản thân, bạn nhất định sẽ tìm ra ưu điểm của mình.
5.3. Nhu Cầu Của Xã Hội
Nhu cầu đối với một lĩnh vực nhất định tăng lên, cơ hội việc làm ngành nghề đó cũng sẽ được mở rộng. Chỉ khi xã hội cần tới tài năng, nhiệt huyết của bạn thì mình mới có cơ hội khẳng định bản thân, xây dựng thành công sự nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tham khảo về sự phát triển của một ngành nghề trước khi quyết định theo đuổi là vô cùng cần thiết.
JobsGO hy vọng bài viết tư vấn “Nên học ngành nào ở Kinh tế Quốc dân?” sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của các bạn về ngôi trường danh tiếng này. Hãy nhớ kỹ những lưu ý trong việc xác định ngành nghề phù hợp JobsGO đã tổng hợp cho bạn nhé.
👉 Xem thêm: Chuyên ngành kinh doanh quốc tế là gì?
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)