Ngành toán kinh tế: Học ở đâu? Ra trường làm gì?

Đánh giá post

Ngành toán kinh tế có một sức hút đặc biệt với những ai đam mê các con số. Nó giúp bạn hiểu hơn về mô hình kinh tế và logic để áp dụng trong kinh doanh thương mại. Trong bài viết này, bạn hãy cùng JobsGO khám phá về ngành học này nhé.

1. Tìm hiểu chung về ngành toán kinh tế

Ngành toán kinh tế trong tiếng Anh gọi là “ Mathematical Economics”. Đây là ngành thuộc lĩnh vực kinh tế. Mục đích chung của ngành chính là sử dụng các công cụ, phương pháp toán học để phân tích và đánh giá vấn đề kinh tế, kinh doanh nào đó.

ngành toán kinh tế
Tìm hiểu chung về ngành toán kinh tế

Cụ thể ngành kinh tế cung cấp kiến thức để phân tích, suy luận hay định hướng và xây dựng mô hình đánh giá kinh tế hay kinh doanh thương mại ở tương lai. Cũng căn cứ vào toán kinh tế mà nhà quản lý nắm được kiến thức cơ bản, nền tảng để áp dụng trong vấn đề quyết định sản xuất.

Ngành toán kinh tế được chia thành 2 chuyên ngành đó là:

  • Mathematical Economics Specification – Toán kinh tế.
  • Mathematical Finance Specification – Toán tài chính.

2. Ngành toán kinh tế học những gì?

Các bạn theo học ngành toán kinh tế sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức nền tảng liên quan đến kinh tế – xã hội và quản lý, quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó, các bạn cũng được học chuyên sâu về toán ứng dụng trong kinh tế, quản lý quản trị kinh doanh.

Bạn có thể tham khảo thêm khung chương trình học tại trường đại học như sau:

Khối kiến thức bắt buộc:

  • Nguyên lý cơ bản của Mác – Lênin 1, 2
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
  • Giáo dục thể chất
  • Tiếng Anh
  • Pháp luật đại cương
  • Kinh tế vĩ mô, vi mô
  • Đại số
  • Giải tích 1, 2
  • Nguyên lý tài chính tiền tệ
  • Kinh tế lượng
  • Phân tích thống kê nhiều chiều
  • Thống kê toán
  • Khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh

Khối kiến thức ngành tự chọn

  • Quản trị kinh doanh 1
  • Marketing căn bản
  • Pháp luật kinh tế
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Tài chính quốc tế
  • Kinh tế phát triển
  • Kinh tế bảo hiểm
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Ngân hàng thương mại
  • Giải tích 3

Khối kiến thức chuyên sâu tự chọn

  • Lý thuyết trò chơi
  • Mô hình phân tích số liệu mảng
  • Mô hình I/O
  • Lý thuyết mô hình toán kinh tế 2
  • Khai phá dữ liệu trong kinh tế
  • Cơ sở toán tài chính
  • Phân tích và định giá tài sản
  • Mô hình tài chính công ty
  • Phân tích dữ liệu lớn trong tài chính
  • Đề án và thực tập

3. Ngành toán kinh tế có được ưa chuộng?

Hiện nay ngành toán kinh tế đang nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Mặc dù là ngành khô khan, liên quan đến nhiều con số, phép tính nhưng thực ra nó lại rất thú vị. Dựa vào những công cụ và phương pháp mà bạn có thể phân tích chuyên sâu, đưa ra đánh giá, nhận định về vấn đề kinh tế hay kinh doanh của các công ty.

Không chỉ vậy, ngành toán kinh tế cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm năng động. Bạn hoàn toàn có thể làm việc trong môi trường nước ngoài nếu có khả năng cao. Cũng chính vì thế mà ngành này đang khá được ưa chuộng.

4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành toán kinh tế

Toán kinh tế là một ngành có tính đặc thù riêng, rất khó để theo đuổi và làm tốt được. Vì vậy ngay từ đầu bạn nên xác định xem bản thân có phù hợp với ngành này không bằng các tố chất sau:

4.1 Học tốt môn tự nhiên

Trước tiên bạn cần phải học tốt, có tư duy tốt với các môn tự nhiên như: Toán, lý, hóa, không chỉ thi đầu vào mà cả quá trình học tập cũng liên quan chặt chẽ đến toán. Nếu như bạn học tốt, có tư duy tốt về toán sẽ giúp bạn thuận lợi trong việc thi cử và nghiên cứu, học tập, làm việc sau này.

4.2 Chịu được áp lực công việc

Toán kinh tế là một ngành có đặc thù riêng, khối lượng công việc rất lớn và khó, có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Vì vậy để thành công trong ngành này bạn phải chịu được áp lực, biết cân đối công việc và cuộc sống hàng ngày để không bị ảnh hưởng. Từ đó tinh thần của bạn cũng thoải mái và có hứng thú làm việc.

4.3 Khả năng thu thập, xử lý thông tin

Đối với chuyên viên tài chính, phân tích thị trường, phân tích rủi ro,… đều phải có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin để đảm bảo công việc được hoàn thành. Đặc biệt, đây là những công việc có nhiều biến động về số liệu, thị trường, do vậy nhà tuyển dụng cũng yêu cầu bạn cần phải nhạy bén với các số liệu để có khả năng đưa ra lời khuyên chính xác nhất cho doanh nghiệp.

4.4 Khả năng ngoại ngữ

Với xu thế hội nhập, Việt Nam đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, hoạt động. Vì vậy nếu có khả năng ngoại ngữ tốt sẽ là điểm cộng với ứng viên ngành toán kinh tế nói riêng. Bạn có cơ hội làm việc trong môi trường nước ngoài với mức lương đạt kỳ vọng và được thăng tiến nhanh hơn. Ngoài ra, với công việc đặc thù cần tìm hiểu nhiều tài liệu tiếng Anh thì khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn dịch, phân tích số liệu dễ dàng hơn.

5. Ngành toán kinh tế thi khối gì?

Toán kinh tế có mã ngành như sau: 7310108

Để thi vào ngành này, bạn cần lựa chọn một trong những tổ hợp môn như sau:

  • Tổ hợp A00 gồm: Toán, Lý, Hóa
  • Tổ hợp A01 gồm: Toán, Lý, Tiếng Anh
  • Tổ hợp D01 gồm: Văn, Toán, Tiếng Anh
  • Tổ hợp D07 gồm: Toán, Hóa, tiếng Anh

6. Học toán kinh tế tại trường nào?

toán kinh tế là gì
Học toán kinh tế tại trường nào?

Trường đại học có tuyển sinh và đào tạo ngành toán kinh tế được phân bố ở khắp 3 miền. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi giúp các bạn có thêm cơ hội được theo học ngành này. Trong nội dung phần này, JobsGO sẽ giúp bạn tìm hiểu và tổng hợp các trường, điểm chuẩn và tổ hợp môn thi.

Khu vực Tên trường Tổ hợp môn xét tuyển Điểm chuẩn 2023
Miền Bắc Trường đại học Kinh tế Quốc dân A00, A01, D01, D07 20,3
Miền Trung Trường đại học Khoa học – Đại học Huế A00; A01; D01; D07
Miền Nam Trường đại học tài chính Marketing A00, A01, D01, D96 23,6
Trường đại học Kinh tế – Luật – Đại học quốc gia TPHCM A00, A01, D01 25,47
Trường đại học kinh tế TPHCM Đào tạo sau đại học

7. Học ngành toán kinh tế ra trường làm gì?

Thị trường việc làm ngành toán kinh tế đang rất thiếu khát nguồn nhân lực. Các công việc mà bạn có thể tham gia ngay sau khi tốt nghiệp đại học đó là: Phân tích thị trường, phân tích rủi ro, giảng viên. Đây đều là việc làm có cơ hội phát triển tốt và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bạn.

Học ngành toán kinh tế
Học ngành toán kinh tế ra trường làm gì?

7.1 Chuyên viên nghiên cứu, phân tích thị trường

Nhu cầu tuyển dụng chuyên viên nghiên cứu, phân tích thị trường hiện nay rất lớn. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn phát triển, mở rộng thị trường kinh doanh ra khắp các tỉnh thành, thậm chí là thế giới. Vì vậy mà vị trí chuyên viên thị trường có vai trò rất quan trọng giúp họ tìm kiếm thị trường tiềm năng.

Với vị trí này, bạn sẽ phải làm các công việc liên quan đến thị trường như: Khảo sát, thực tế thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường, xu hướng người dùng, tạo dựng niềm tin với khách hàng, hỗ trợ lãnh đạo đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh,… Đặc thù của việc làm này là thường xuyên phải di chuyển ngoài đường, đi công tác và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Chính vì vậy mà bạn không những phải có kiến thức chuyên môn tốt mà còn phải có kỹ năng mềm, có sức khỏe tốt.

7.2 Chuyên viên phân tích tài chính

Vị trí chuyên viên phân tích tài chính thường xuất hiện ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hoặc công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán. Khi tham gia vào công việc này bạn sẽ phải nghiên cứu, phân tích xu hướng thị trường tài chính và đưa ra dự báo cho doanh nghiệp, hỗ trợ họ trong khâu xây dựng chiến lược.

Ngoài ra, chuyên viên phân tích tài chính còn tổng hợp và thống kê báo cáo kinh doanh, kế toán rồi tổng hợp thành báo cáo chung. Sau đó bạn sẽ đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp về tình hình tài chính để họ có cái nhìn tổng quan nhất để quyết định mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

7.3 Chuyên viên phân tích rủi ro

Chuyên viên phân tích rủi ro có vai trò cực kỳ quan trọng với các doanh nghiệp bởi nhờ vào vị trí này mà nhà lãnh đạo biết được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó họ sẽ các chiến lược, kế hoạch và phương án dự phòng phù hợp để giải quyết rủi ro.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, bạn cần phải dựa vào kiến thức chuyên môn để tiến hành phân tích dữ liệu, thông tin và thị trường, sau đó đưa ra dự đoán dựa trên kết quả. Bên cạnh chuyên môn vững chắc, bạn còn phải nhanh nhạy, nắm bắt xu hướng thị trường và cập nhật công nghệ liên tục.

7.4 Giảng viên

Nếu như bạn không muốn tham gia vào môi trường doanh nghiệp thì có thể chọn làm giảng viên tại các trường đại học. Tuy nhiên, để làm được vị trí này thì bạn cần phải học lên thạc sĩ hoặc cao hơn và có kỹ năng sư phạm, tự tin khi đứng trên bục giảng. Đối với công việc giảng viên, bạn cũng cần phải liên tục trau dồi thêm kiến thức từ thực tế để cho sinh viên ví dụ sinh động, trực quan.

8. Mức lương dành cho ngành toán kinh tế

Mức lương của ngành toán kinh tế cũng khá đa dạng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và công việc đảm nhận mà bạn sẽ nhận được mức lương khác nhau.

Mức lương dành cho ngành toán kinh tế
Mức lương dành cho ngành toán kinh tế
  • Nếu chưa có kinh nghiệm, cần học việc và đào tạo nhiều mức lương bạn nhận được dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
  • Nếu đã có kinh nghiệm từ 1-2 năm, mức lương của bạn dao động từ 9 – 15 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nâng cao con số này lên gấp nhiều lần bằng cách chứng minh năng lực chuyên môn và ngoại ngữ.

Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng JobsGO tìm hiểu xong về ngành toán kinh tế. Có thể thấy, đây là ngành học khá nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Mong rằng, qua nội dung này bạn sẽ có nhiều thông tin bổ ích.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: