10 điều không nên đưa vào CV

4.5/5 - (1 vote)

CV luôn là yếu tố quan trọng mang tính quyết định khi bạn đi xin việc. Đôi khi bạn sở hữu nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tốt nhưng chỉ vì những lỗi nhỏ, thậm chí là sơ đẳng có thể khiến bạn “fail” ngay lập tức. Đôi khi bạn nghĩ rằng CV càng đầy đủ, càng nhiều thông tin sẽ là lợi thế. Tuy nhiên, có những điều mà bạn nên tránh đưa vào khi viết CV để không bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Cùng JobsGO khám phá top 10 điều không nên đưa vào CV qua bài viết dưới đây nhé.

1. Lưu ý: Bạn chỉ có 30 giây thậm chí là ít hơn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Đơn giản bởi mỗi ngày họ phải sàng lọc hàng chục CV chỉ để chọn ra 2 đến 3 ứng viên tiềm năng nhất, vì vậy nhà tuyển dụng chỉ dành không quá 30 giây để quyết định chọn hay bỏ qua một hồ sơ. Vậy nên, đừng để mình lọt thỏm giữa các CV khác bởi những thông tin không cần thiết và khiến CV của bạn bị nhà tuyển dụng bỏ qua nhanh chóng.

CV của bạn chỉ có 30s để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
CV của bạn chỉ có 30s để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Nếu nhà tuyển dụng không có đủ thời gian hay sự kiên nhẫn khi đọc sơ yếu lý lịch của bạn, họ sẽ không thể thấy được những kỹ năng chuyên môn của bạn phù hợp với công việc đó. Kết quả sau đó dĩ nhiên bạn sẽ bị loại ngay từ vòng gửi CV. Vì vậy, CV của bạn cần phải ngay lập tức thu hút nhà tuyển dụng bởi các kỹ năng, thông tin liên quan đến việc làm mà bạn mong muốn và không nên bị xao nhãng bởi những thông tin không cần thiết khác.

2. 10 điều bạn không nên đưa vào khi viết CV

Dưới đây JobsGO đã tổng hợp ý kiến từ các chuyên gia tuyển dụng để gửi đến bạn top 10 điều hàng đầu bạn không nên đưa vào CV. Cùng khám phá ngay nhé.

2.1 Tránh viết những đoạn văn dài

Con người ngày càng ngại đọc hơn đặc biệt những đoạn văn quá dài sẽ dễ khiến người đọc bị nản. Nhà tuyển dụng có thể bỏ qua những thông tin quan trọng trong CV của bạn khi bạn viết các thông tin quá dày đọc và thiếu sự phân tách rõ ràng.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng bạn chỉ nên viết tối đa 4 gạch đầu dòng trong mỗi mục của CV bởi sau gạch đầu dòng thứ 4, người đọc bắt đầu giảm sự tập trung và gần như bỏ qua những thứ đằng sau đó.

2.2 Đừng ghi những gì bạn muốn “nhận được”, hãy ghi những điều bạn sẽ “làm được”

Thật vậy trong phần mục tiêu nghề nghiệp hay career summary bạn nên đưa ra những điều mà bạn có thể làm được nếu được nhận chứ không phải là những thứ mà bạn muốn nhận được. Hãy tập trung vào những gì bạn có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng. Người ta thường nói vui rằng tìm việc làm như là một cuộc ”bán thân”, vậy nên mục tiêu của bạn là show ra những giá trị bạn sẽ đem lại và bán bản thân với mức giá cao nhất.

>>> Xem thêmNguyên tắc “M-A-G-I-C”: Bí quyết gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

2.3 Tránh đưa ra những thông tin mơ hồ

Nhà tuyển dụng không muốn đọc những thông tin đơn thuần chỉ mô tả công việc bạn đã làm, họ muốn thấy được kỹ năng cũng như phương pháp mà bạn sử dụng để đạt được những kết quả cụ thể. Hãy tìm cách cụ thể hóa những thành tựu của bạn, từ đó show ra cho nhà tuyển dụng thấy những gì bạn đã đạt được ở mỗi vị trí mà bạn đã từng đảm nhiệm.

Ví dụ như thay vì chỉ viết “viết content trên fanpage, website công ty” bạn hãy viết “phụ trách viết content mỗi ngày 1 bài trên fanpage, website và lên plan content hàng tuần cho các kênh truyền thông của công ty”.

2.4 Những trải nghiệm không liên quan, đã diễn ra từ lâu trong quá khứ

Mọi thông tin, hình ảnh mà bạn đưa vào khi viết CV đều nên phục vụ cho mục tiêu khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn đủ năng lực để nhận công việc đó. Vì vậy, hãy đưa đến cho họ những trải nghiệm có liên quan tới công việc quan trọng nhất trong CV của bạn. Điều này cũng đúng với các kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc. Hãy chắc chắn rằng các kỹ năng, kinh nghiệm của bạn trong CV được liệt kê trong thời gian gần với hiện tại và có liên quan mật thiết tới vị trí ứng tuyển. Nếu không, hãy loại bỏ những thông tin đó khi bạn viết CV.

>>> Xem thêm: Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

Ưu tiên đưa những kinh nghiệm gần với hiện tại vào CV
Ưu tiên đưa những kinh nghiệm gần với hiện tại vào CV

2.5 Tránh sử dụng ngôn từ quá hoa mỹ, bóng bẩy

Mỗi cụm từ tương đương với những thông tin mà bạn đưa ra nên chỉ ra kỹ năng, kinh nghiệm hay thành tựu cụ thể của bạn đã đạt được. Bạn không nên dùng những từ ngữ bóng bẩy nhưng nghe thật são rỗng như “rực rỡ”, “nổi bật”, “tuyệt vời”, “to lớn” bởi nó không giúp bạn gây ấn tượng mà ngược lại sẽ khiến bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng. Hãy đưa thông tin một cách ngắn gọn, đơn giản và tập trung vào những thông tin chính mà bạn muốn đưa ra.

2.6 Hạn chế đưa các thông tin quá cá nhân

Những thông tin riêng tư như chiều cao, cân nặng, ngày sinh, tuổi, giới tính, tôn giáo, đảng phái chính trị hoặc nơi sinh là những thông tin bạn tránh nên đưa vào khi làm CV. Nhà tuyển dụng ít khi đưa ra quyết định tuyển dụng dựa trên những yếu tố này và họ có thể cảm thấy không thoải mái vì cảm giác bạn đang dụ họ làm như vậy. Hãy giữ cho sơ yếu lý lịch của bạn tập trung vào các thông tin riêng cần thiết nhất như tên, năm sinh hay trường bạn theo học. Đôi khi cũng có ngoại lệ là nếu bạn đang viết CV cho một công ty, quốc gia nơi thông lệ là ghi đầy đủ toàn bộ thông tin cá nhân.

Hạn chế viết các thông tin quá cá nhân trong CV
Hạn chế viết các thông tin quá cá nhân trong CV

2.7 Không nên đưa vào các sở thích cá nhân

Nên đưa sở thích thành một mục trong CV hay không vẫn là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ các chuyên gia tuyển dụng, bạn không nên đưa bất kỳ sở thích hay môi quan tâm nào không liên quan những kỹ năng, kinh nghiệm của vị trí bạn ứng tuyển.

Lời khuyên cho bạn, đặc biệt nếu bạn có nhiều kinh nghiệm muốn đưa vào là hãy chắt lọc tối đa những thông tin quan trọng nhất và bỏ qua tất cả những thông tin nhỏ khác ít quan trọng hơn. Làm nổi bật nhất các kỹ năng phù hợp với công việc chính là chìa khóa giúp bạn có một CV đẹp và tăng cơ hội tìm việc làm nhanh chóng.

2.8 Tránh đưa vào lý do nghỉ việc ở công ty

Đây là thông tin tối kỵ khi viết CV vì đó chẳng khác nào bạn đang tự bào chữa cho bản thân và lộ ra điểm yếu để nhà tuyển dụng xoáy sâu vào. Đơn giản là bạn không nên và cũng không cần phải đưa ra lý do cụ thể nào cho những bước chuyển mình trong công việc. Thực tế, thông tin này cũng không phải lý do để thúc đẩy nhà tuyển dụng chọn bạn cho vị trí công việc đó.

Lý do nghỉ công việc cũ là không cần thiết
Lý do nghỉ công việc cũ là không cần thiết

2.9 Thông tin cá nhân của người tham chiếu

Đây đơn giản là bí mật thông tin cá nhân và bạn chỉ nên đưa ra khi có sự yêu cầu đến từ nhà tuyển dụng khi họ có nhu cầu xác nhận tính chính xác trong thông tin mà bạn đưa ra. Khi đó, hãy thông báo trước cho người tham chiếu của bạn để họ chuẩn bị sẵn sàng khi nhận được yêu cầu xác nhận.

2.10 Đừng viết CV quá 3 trang

Với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hay đã có kinh nghiệm lâu năm thì 3 trang dường như vẫn là quá dài. Người ta thường nói “ít nhưng chất” và đó là câu thần chú mà bạn nên ghi nhớ khi viết CV.

Tham khảo các mẫu CV chuẩn trên website tìm việc làm JobsGO
Tham khảo các mẫu CV chuẩn trên website tìm việc làm JobsGO

Thông thường, hãy cố gắng trình bày mọi thông tin trong 1 trang giấy hoặc nhiều nhất là đến trang thứ 2 để giữ sự tập trung cho người đọc CV. Trình bày các thông tin một cách súc tích, rõ ràng sẽ đem lại hiệu quả cao và dễ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

>>> Xem thêm: 7 MẸO VIẾT CV XIN VIỆC CHO NGƯỜI CHƯA CÓ KINH NGHIỆM

Kết

Hãy dành thời gian để nghiên cứu, chắt lọc kỹ càng khi quyết định thông tin nào sẽ  xuất hiện trong CV của bạn. Bạn có thể đóng vai trò ứng viên cũng như nhà tuyển dụng để CV của bạn hoàn thiện nhất. Hãy cho người đọc thấy bạn có những kỹ năng phù hợp và giúp nhà tuyển dụng dễ dàng quyết định rằng bạn xứng đáng để họ dành thời gian để phỏng vấn nhé.

—-

Tìm việc làm uy tín, chất lượng tại: https://jobsgo.vn/viec-lam.html 

Tạo CV xin việc chuẩn ngay tại: https://jobsgo.vn/mau-cv-xin-viec.html 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: