Cách xây dựng văn hóa tương trợ trong doanh nghiệp hiệu quả

Đánh giá post

Văn hóa tương trợ trong doanh nghiệp là yếu tố giúp nâng cao hiệu quả, tăng hiệu suất làm việc rất nhiều. Đây là vấn đề được nhiều công ty quan tâm và phát triển. Vậy làm cách nào để xây dựng thành công văn hóa này luôn là điều trăn trở của nhà lãnh đạo? Bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu sâu hơn ở bài viết này nhé.

Văn hóa tương trợ là gì?

Văn hóa tương trợ là cụm từ được nhắc đến khá ít trong các doanh nghiệp ở nước ta. Thế nhưng nó lại đặc biệt thông dụng ở nước ngoài. Kiểu văn hóa này chính là sự dẫn dắt, học hỏi giữa nhân viên với nhau.

Văn hóa tương trợ là gì?
Văn hóa tương trợ là gì?

Văn hóa tương trợ là yếu tố quan trọng, cần thiết nên có ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi khi các cá nhân phát triển sẽ tạo ra tập thể vững mạnh, góp phần phát triển công ty.

👉 Xem thêm: Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp như thế nào?

Cách xây dựng văn hóa tương trợ trong doanh nghiệp

Cấp trên làm gương cho nhân viên

Trên thực tế, nhân viên của doanh nghiệp rất hay nhạy cảm và bị ảnh hưởng bởi sự nỗ lực của những người xung quanh, đặc biệt là cấp trên của mình. Chính vì thế, là một người lãnh đạo bạn cần phải cẩn thận trong cách hành xử, làm việc và phát ngôn của mình để gắn kết nhân viên hơn.

Hành động nhỏ này sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho quan điểm của cấp trên về vấn đề xây dựng môi trường làm việc hòa đồng, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau, hướng đến hiệu quả tích cực lâu dài.

Nắm rõ khi nào cần quản lý, khi nào nên dẫn dắt

Quản lý và hướng dẫn, kèm cặp có sự khác biệt vô cùng to lớn. Đây là điều mà không phải người lãnh đạo nào cũng phát hiện ra được.

Cách xây dựng văn hóa tương trợ trong doanh nghiệp
Cách xây dựng văn hóa tương trợ trong doanh nghiệp

Trong một vài trường hợp cụ thể nào đó, quản lý sẽ vô cùng cần thiết và quan trọng, đặc biệt với nhân viên mới để nhằm đạt kết quả nhanh. Thế nhưng, để làm người dẫn dắt hiệu quả thì bạn phải cho nhân viên tự trải nghiệm, khám phá công việc.

Lúc này, bạn có thể vẽ ra một bức tranh tổng quát cho nhân viên với những mục tiêu, kết quả cần đạt được. Từ đó họ sẽ tự suy nghĩ về cách làm, đột phá về ý tưởng, chia sẻ với mọi người về suy nghĩ, quan điểm của mình.

👉 Xem thêm: Văn hóa chiến thắng: Vũ khí mang lại sự thành công cho doanh nghiệp

Chấp nhận những thất bại của nhân viên

Các nhà lãnh đạo, quản lý cần biết yếu tố quan trọng để xây dựng văn hóa tương trợ doanh nghiệp chính là truyền tải thông điệp đến nhân viên, giúp họ tin rằng bản thân có khả năng làm tốt các nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đưa ra mục tiêu kỳ vọng cao cho nhân viên. Đồng thời bạn cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện được mục tiêu đó. Thế nhưng, nhà quản lý cần phải biết, thất bại, vấp ngã là điều không thể tránh khỏi. Vai trò của bạn lúc này chính là động viên, tạo động lực giúp nhân viên vượt qua vùng an toàn để đạt kỳ vọng cao hơn. Mỗi khi nhân viên cần đến sự hỗ trợ, là cấp trên bạn hãy có mặt đúng lúc để đưa ra định hướng rõ ràng cho từng bước đi, chỉ ra những sai lầm cho họ.

Nếu bạn xây dựng thành công văn hóa đề cao sáng tạo, trải nghiệm, không trừng phạt sai lầm thì doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ nhân viên cốt cán, có khả năng xử lý vấn đề hiệu quả. Họ sẽ tràn đầy năng lượng và không chùn bước trước thử thách lớn.

Đánh giá nhân viên toàn diện

Để xây dựng thành công văn hóa tương trợ trong doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải biết cách đánh giá nhân viên toàn diện, ở nhiều khía cạnh nhất có thể.

Xã hội ngày càng phát triển, con người chúng ta đang có xu hướng kết nối nhanh. Điều đó làm cho ranh giới cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp trở nên nhạt nhòa. Trong xã hội ấy, kỹ năng mềm và mối quan tâm mà họ thể thiện với mọi người thường được đánh giá vô cùng cao. Cũng bởi vì vậy, người lãnh đạo cần phải hiểu mọi góc cạnh của nhân viên. Bạn cần hiểu rõ yếu tố, áp lực đang tác động đến cuộc sống của họ để kèm cặp, dẫn dắt họ đúng lúc, hiệu quả.

Đánh giá nhân viên toàn diện
Đánh giá nhân viên toàn diện

Ví dụ, bạn có thể tìm hiểu xem nhân viên của mình đang gặp những áp lực gì? Từ gia đình, tình yêu, công việc hay mối quan hệ ngoài xã hội khác? Sau đó hãy tìm cách hỗ trợ họ, tạo điều kiện để họ trao đổi với người đã gặp khó khăn giống như vậy. Từ đây, nhân viên của bạn sẽ thoát ra khỏi áp lực, tận tâm với công việc hơn mà sự gắn kết nội bộ cũng nâng cao đáng kể.

Nhìn chung, nhà quản lý cần phải đánh giá, nhìn nhận toàn bộ nhân viên ở nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra vấn đề mà họ gặp phải, xử lý triệt để gốc rễ vấn đề đó. Như vậy bạn mới có thể xây dựng văn hóa tương trợ một cách bền vững nhất.

👉 Xem thêm: Xây dựng văn hóa học tập tại doanh nghiệp: bước đệm cho sự thành công

Văn hóa trương trợ trong doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu quả công việc thông qua việc trao đổi, học hỏi và hoàn thiện của từng cá nhân. Đây là một văn hóa cần thiết cho mỗi doanh nghiệp trên hành trình phát triển. Thông qua bài viết này, JobsGO mong rằng bạn đã thu thập thêm được những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn thành công!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: