Tìm kiếm, lựa chọn được công việc phù hợp, ứng ý giúp chúng ta có thêm động lực, niềm tin để cố gắng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những “niềm vui mới” vẫn sẽ có rất nhiều khó khăn, thách thức đang chờ bạn. Vậy những trở ngại thường gặp khi bắt đầu công việc mới là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.
Mục lục
Quá tải trong việc tiếp nhận thông tin
Nhắc đến những lo lắng khi bắt đầu công việc mới, người ta sẽ nghĩ nhiều đến việc quá tải trong tiếp nhận thông tin. Nói như vậy bởi dù bạn có nhiều kinh nghiệm đến đâu, kỹ năng có ổn định đến đâu thì khi bắt đầu công việc mới cũng chỉ như một “học sinh mới”. Có rất nhiều thứ cần phải học và nắm rõ như yêu cầu công việc, văn hóa công ty, nội quy cơ quan,… Do vậy, nếu không giữ cho mình trạng thái cân bằng, bạn sẽ rất dễ gặp khủng hoảng do phải tiếp nhận quá nhiều nguồn thông tin một lúc.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây lại là việc chúng ta buộc phải đối mặt hàng ngày. Do vậy, đừng bao giờ lựa chọn cách trốn tránh mà hãy dũng cảm đối mặt hay nhờ đến sự giúp đỡ khi bản thân không thể tự xoay sở nhé. Đây đôi khi cũng là cơ hội để bạn xích lại gần hơn với những đồng nghiệp mới của mình.
👉 Xem thêm: Nên làm gì khi công việc đầu tiên không như ý muốn?
Khó khăn trong làm quen với văn hóa công ty
Mỗi công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có văn hóa riêng như một điều đặc biệt để duy trì kỷ luật và gắn kết các thành viên công ty. Vì vậy, học và ghi nhớ những đặc trưng trong văn hóa công ty mới là điều mọi nhân viên mới cần lưu ý ngay từ những ngày đầu tiên vào làm. Tuy nhiên, có không ít bạn trẻ thừa nhận đây là một trong những trở ngại thường gặp khi bắt đầu công việc mới “đáng ngại nhất. Nói như vậy bởi giữa nhân viên mới và văn hóa công ty có quá nhiều điểm khác biệt. Điều này khiến họ gặp khó khăn trong tiếp nhận chứ chưa nói đến hòa nhập.
Ví dụ như một nhân viên có tính cách hướng nội, không thích quá nhiều những hoạt động tập thể ngoài giờ nhưng công ty mới lại xem việc gặp gỡ, giao lưu khi tan làm như một nét đẹp công sở thì quả là khó khăn lớn với nhân viên đó. Nếu gặp phải tình huống tương tự, bạn hãy tập luyện cho bản thân quen dần với những điều mới mẻ. Thời gian đầu có thể vất vả nhưng nếu vượt qua được bạn sẽ thấy yêu công ty của mình vô cùng. Tuy nhiên, nếu đã cố gắng hết sức mà chỉ thấy mệt mỏi thì hãy lựa chọn cách dừng lại để bản thân không phải căng thẳng, áp lực.
👉 Xem thêm: Văn hóa công ty không phù hợp, bạn sẽ làm gì?
Lo sợ các mối quan hệ với các đồng nghiệp mới
Các mối quan hệ với đồng nghiệp mới cũng là một trong những khó khăn khi mới đi làm mà rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó khăn để tiếp nhận. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi trên thực tế, không phải đồng nghiệp nào cũng là người đáng mến, đặc biệt là ở môi trường đầy tính cạnh tranh như công sở.
Tuy nhiên, chúng ta không thể bắt họ thay đổi để bản thân cảm thấy dễ chịu hơn. Vì vậy, hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ bé của chính mình như:
- Vui vẻ, hòa nhã trong giao tiếp.
- Có thể nhờ giúp đỡ khi cần.
- Sẵn lòng hỗ trợ đồng nghiệp khi có khả năng.
- Hạn chế gia nhập vào các cuộc nói xấu lẫn nhau của đồng nghiệp mới.
- Không tỏ thái độ khi không nhận được giúp đỡ, hỗ trợ của đồng nghiệp.
Khối lượng công việc chưa tương xứng hoặc vượt quá khả năng
Bắt đầu với công việc mới, bạn sẽ phải học nhiều điều mới, tiếp nhận nhiều nhiệm vụ mới. Đó có thể là những thứ bạn đã quen thuộc nhưng cũng có thể là những thứ cực kỳ khó và vượt ngoài khả năng.
Nếu ở trường hợp thứ nhất, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chán nản, mệt mỏi do công việc cứ lặp đi lặp lại đều đều và không có gì mới mẻ. Không những vậy, bạn cũng không thể thu nhận được thêm bất kỳ kinh nghiệm hay kiến thức cần thiết nào cả. Còn nếu ở trường hợp thứ hai, xoay sở không kịp hoặc quá tải là tình trạng bạn thường xuyên phải đối mặt.
Cách giải quyết những vấn đề này không quá khó. Cụ thể:
- Nếu khối lượng công việc quá ít, bạn có thể đề xuất giao thêm nhiệm vụ trong khả năng để giải quyết. Trong trường hợp chưa được chấp nhận ngay, bạn có thể học hỏi thêm những kiến thức liên quan để sử dụng khi cần.
- Nếu khối lượng công việc quá nhiều, hãy mạnh dạn đề xuất tăng thời gian hoàn thành, nhận thêm hỗ trợ hoặc giảm bớt để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Trường hợp chưa được chấp thuận bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh phân tích và làm những gì trong khả năng trước rồi từ từ tìm cách giải quyết, hay thời điểm phù hợp để đề xuất lại với sếp.
👉 Xem thêm: Áp lực công việc là gì? Nên vượt qua hay “sống chung” với áp lực?
Hy vọng các thông tin chia sẻ về trở ngại thường gặp khi bắt đầu công việc mới trong bài viết có thể hữu ích với bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các bài viết bổ ích tiếp theo nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)