Trình Dược Viên Là Gì? Phân Loại Trình Dược Viên

Đánh giá post

Dược là một trong những ngành được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi cơ hội việc làm lớn, thu nhập hấp dẫn. Nổi bật nhất phải kể đến chính là công việc trình dược viên. Vậy cụ thể trình dược viên là gì? Công việc này có gì đặc biệt mà lại hot như thế? Cùng JobsGO tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết dưới đây bạn nhé!

1.Trình Dược Viên Là Gì?

Trình dược viên là gì? Hiểu đơn giản, trình dược viên chính là người kinh doanh hay môi giới thuốc. Họ sẽ trực tiếp đến các hiệu thuốc, nhà thuốc hoặc gặp bác sĩ để giới thiệu những loại thuốc mới sản xuất. Đồng thời, trình dược viên cũng sẽ hướng dẫn cho dược sĩ, bác sĩ về công dụng, cách sử dụng của thuốc và thuyết phục họ nhập sản phẩm về bán.

Trình Dược Viên Là Gì?

Do tính chất công việc nên trình dược viên sẽ rất ít khi tiếp xúc với người bệnh. kênh phân phối của họ chủ yếu là các phòng khám, nhà thuốc,… và khách hàng sẽ là dược sĩ, bác sĩ,…

2. Phân Loại Trình Dược Viên

Hiện nay, tại Việt Nam, trình dược viên được phân loại thành hai nhóm chính là trình dược viên OTC (Over the counter) và trình dược viên ETC (Ethical Drugs, Prescription Drugs).

2.1 Trình Dược Viên OTC Là Gì?

Trình dược viên OTC là những người chuyên giới thiệu các loại thuốc không kê đơn, mà người dùng có thể mua và sử dụng mà không cần sự tư vấn của bác sĩ. Họ thường làm việc tại các nhà thuốc và quầy thuốc.

Nhiệm vụ chính của trình dược viên OTC bao gồm cung cấp thông tin về sản phẩm thuốc OTC (thuốc không kê đơn) cho nhà thuốc, bao gồm thành phần, công dụng, liều dùng, cách sử dụng, tác dụng phụ, chống chỉ định. Họ hỗ trợ nhà thuốc tư vấn cho khách hàng về việc lựa chọn và sử dụng thuốc OTC phù hợp. Ngoài ra, họ còn tham gia các hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm OTC tại nhà thuốc và báo cáo tình hình bán hàng, thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm OTC.

2.2 Trình Dược Viên ETC Là Gì?

Trình dược viên ETC là những người chuyên giới thiệu các loại thuốc kê đơn, chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Họ thường làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế và phòng khám.

Nhiệm vụ chính của trình dược viên ETC bao gồm cung cấp thông tin về sản phẩm thuốc ETC (thuốc kê đơn) cho bác sĩ, bao gồm cơ chế tác dụng, hiệu quả, tác dụng phụ, chống chỉ định, tương tác thuốc. Họ tham gia các hội thảo khoa học để cập nhật kiến thức về các loại thuốc ETC mới và hỗ trợ bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc ETC phù hợp cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, họ còn báo cáo tình hình sử dụng thuốc ETC tại các cơ sở y tế.

3. Công Việc Trình Dược Viên Là Gì?

Trình Dược Viên Là Làm Những Gì?

Công việc của trình dược viên khá nhiều và thường xuyên phải di chuyển bên ngoài chứ không được ngồi cố định tại văn phòng. Cụ thể, họ sẽ đảm nhiệm một số đầu việc như sau:

  • Đến các cơ sở phân phối được phân công để giới thiệu, tư vấn và bán sản phẩm thuốc do công ty sản xuất.
  • Lập kế hoạch, triển khai hoạt động kinh doanh, đảm bảo doanh số theo yêu cầu. Thường xuyên cập nhật các thông tin mới về sản phẩm, tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu khách hàng cũng như xu hướng của thị trường.
  • Tạo dựng, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, khách hàng, xây dựng niềm tin, sự uy tín của công ty.
  • Thông báo đến cho đối tác và khách hàng về sự kiện, chương trình khuyến mãi,… của công ty.
  • Theo dõi tình hình bán thuốc từ các cơ sở phân phối đến tay khách hàng để đo lường hiệu quả.
  • Điều chỉnh các chiến lược bán hàng cho phù hợp để gia tăng doanh số. Tiếp nhận các đơn hàng để giao đến cho cơ sở phân phối, đối tác một cách kịp thời.
  • Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu để mở rộng thị trường kinh doanh. Báo cáo tình hình kinh doanh, các thông tin tiếp nhận được từ khách hàng, thị trường để gửi lên cho cấp trên.

4. Yêu Cầu Đối Với Một Trình Dược Viên

Mặc dù bản chất là kinh doanh, song công việc trình dược viên cũng mang tính đặc thù vì có liên quan đến ngành dược. Chính vì vậy, để làm được nghề này, bạn sẽ cần đảm bảo được những yêu cầu, điều kiện nhất định như sau:

Làm Trình Dược Viên Như Thế Nào? Những Yêu Cầu Cần Có Đối Với Trình Dược Viên Là Gì?

4.1 Bằng Cấp

Nhìn chung, muốn làm trong ngành dược, bạn sẽ cần phải có bằng cấp. Bởi nghề này có liên quan đến thuốc, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe của con người. Tùy vào từng nhóm công việc mà yêu cầu về bằng cấp sẽ khác nhau. Với trình dược viên OTC, bạn sẽ phải có bằng Cao đẳng Dược trở lên. Với trình dược viên ETC, bạn chỉ cần có bằng Trung cấp dược trở lên là có thể làm được.

4.2 Kỹ Năng

Để trở thành trình dược viên chuyên nghiệp, bạn cần trang bị những kỹ năng cơ bản sau:

4.2.1 Giao Tiếp Và Thuyết Phục

Trình dược viên thường xuyên phải gặp gỡ, trao đổi với đối tác, khách hàng trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp và thuyết phục là vô cùng quan trọng. Sự khéo léo, linh hoạt trong cách giao tiếp sẽ giúp họ tạo được thiện cảm, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và thuyết phục khách hàng tin tưởng, lựa chọn sản phẩm của công ty. Ngoài ra, khả năng diễn đạt rõ ràng, trình bày thông tin sản phẩm một cách hấp dẫn và logic cũng rất cần thiết để giới thiệu sản phẩm một cách hiệu quả.

4.2.2 Phản Biện

Trong quá trình giới thiệu và tư vấn sản phẩm, không tránh khỏi trường hợp khách hàng còn nhiều lo lắng, hiểu sai hoặc hiểu chưa đúng về sản phẩm. Lúc này, trình dược viên cần có kỹ năng phản biện để giải thích, phân tích và làm rõ những điểm khách hàng còn thắc mắc, giúp họ hiểu rõ hơn về sản phẩm công ty cung cấp. Kỹ năng phản biện đòi hỏi trình dược viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng lập luận logic và khả năng trình bày thuyết phục.

4.2.3 Xác Định Và Tìm Kiếm Thông Tin Khách Hàng

Không phải lúc nào trình dược viên cũng được cung cấp danh sách khách hàng, nhà phân phối sẵn có. Đôi khi, họ sẽ phải tự tìm kiếm và xác định thông tin khách hàng tiềm năng giống như công việc kinh doanh thông thường. Điều này đòi hỏi trình dược viên phải có kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu để lọc ra những khách hàng phù hợp. Ngoài ra, họ cũng cần biết cách tiếp cận và giới thiệu sản phẩm với những khách hàng mới này.

4.2.4 Xây Dựng Và Duy Trì Các Mối Quan Hệ

Xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng là kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với trình dược viên. Một hệ thống khách hàng lớn và ổn định sẽ giúp cơ hội bán hàng của họ vô cùng rộng mở. Để làm được điều này, trình dược viên cần biết cách gây dựng lòng tin, chăm sóc và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng thông qua các hoạt động chăm sóc khách hàng, giải quyết vướng mắc, tư vấn hỗ trợ sau bán hàng. Mối quan hệ khách hàng càng bền vững thì cơ hội kinh doanh càng lớn.

4.2.5 Kỹ Thuật Kết Thúc Buổi Trình Dược

Kỹ năng này có thể hiểu là khả năng chốt đơn với khách hàng sau khi đã tư vấn, giới thiệu sản phẩm. Dù có tư vấn, giới thiệu tốt đến đâu, nhưng nếu cuối cùng không ký được hợp đồng, không bán được sản phẩm thì cũng vẫn là thất bại. Vì vậy, trình dược viên cần rèn luyện kỹ năng đàm phán, thỏa thuận và kỹ thuật kết thúc buổi trình dược thật tốt để đạt được thành công. Điều này đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn và năng lực thuyết phục cao.

4.2.6 Chăm Sóc Khách Hàng

Trình dược viên không chỉ cần quan tâm đến khách hàng trước và trong khi bán hàng mà còn phải chăm sóc họ sau khi bán. Bất kể khi nào khách hàng có khúc mắc, vấn đề cần tư vấn, giải đáp liên quan đến sản phẩm, trình dược viên đều phải lắng nghe, tận tình giải quyết và đưa ra những lời khuyên chu đáo. Sự chăm sóc và quan tâm này sẽ giúp khách hàng cảm thấy được trân trọng, từ đó tiếp tục ủng hộ và mua hàng của công ty. Đây cũng là cách để duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng bền vững.

4.3 Phẩm Chất

Để trở thành trình dược viên, không chỉ bằng cấp, kỹ năng mà bạn còn cần có những phẩm chất tốt đó là:

  • Luôn phải có tâm: dù công việc này không liên quan trực tiếp đến bệnh nhân, song những sản phẩm mà bạn bán ra lại ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của họ. Chính vì vậy, bạn cần phải nghiêm túc, chịu trách nhiệm với chính các loại thuốc mình đang bán.
  • Chăm chỉ, kiên nhẫn: kinh doanh thuốc không hề đơn giản, bạn sẽ cần có sự kiên nhẫn, chăm chỉ. Bởi khách hàng là những dược sĩ, bác sĩ, họ cũng cần chắc chắn thuốc an toàn, có thể sử dụng thì mới đưa ra quyết định mua. Vì vậy, nếu khách có suy nghĩ, cân nhắc lâu thì bạn hãy cứ kiên trì chờ đợi nhé.
  • Chịu được áp lực công việc: làm trình dược viên thì bạn sẽ không thể tránh khỏi những áp lực lớn. Đó có thể là KPI hàng tháng hay những lời từ chối, phàn nàn từ khách hàng,… Tuy nhiên, nếu bạn có thể vượt qua được những áp lực này thì sẽ đạt được thành quả vô cùng xứng đáng.
Chăm Chỉ, Kiên Trì Sẽ Giúp Trình Dược Viên Chinh Phục Được Khách Hàng Khó Tính Nhất

5. Lương Trình Dược Viên Như Thế Nào?

Mức lương của nghề trình dược viên được đánh giá là khá tốt. Thông thường, lương cứng sẽ rơi vào khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, mức thưởng hoa hồng, đạt KPI, ký hợp đồng,… sẽ còn gấp nhiều lần như thế. Theo khảo sát từ JobsGO, thu nhập trung bình của trình dược viên sẽ khoảng 10 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập phổ biến thì sẽ ở mức 7 – 13 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều năm kinh nghiệm, hệ thống khách hàng lớn và năng lực tốt, thu nhập của bạn sẽ có thể gấp 3 – 4 lần mức trung bình ở trên.

6. Những Áp Lực Của Trình Dược Viên

Trình dược viên tuy mang lại mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội thăng tiến tốt, nhưng cũng đi kèm với nhiều áp lực không nhỏ. Dưới đây là một số áp lực thường gặp phải đối với trình dược viên:

  • Áp lực doanh số: Doanh số là thước đo hiệu quả công việc quan trọng đối với trình dược viên. Họ thường xuyên phải chịu áp lực hoàn thành chỉ tiêu doanh số được giao mỗi tháng, quý, năm. Việc không hoàn thành chỉ tiêu có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như bị khiển trách, hạ lương thưởng, thậm chí là mất việc làm. Áp lực doanh số buộc trình dược viên phải liên tục tìm kiếm khách hàng mới, thuyết phục họ mua sản phẩm của công ty. Điều này đòi hỏi họ phải làm việc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, với những nhu cầu và tính cách đa dạng, vì vậy cần có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tốt.
  • Áp lực cạnh tranh: Ngành dược phẩm hiện nay có rất nhiều công ty tham gia, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các trình dược viên. Để có thể cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ khác, họ phải liên tục cập nhật kiến thức mới, trau dồi kỹ năng bán hàng. Việc cạnh tranh khiến trình dược viên phải làm việc với cường độ cao, thường xuyên đi công tác xa nhà, ít có thời gian dành cho gia đình và bản thân.
  • Áp lực từ khách hàng: Khách hàng là đối tượng mà trình dược viên phải trực tiếp tiếp xúc và thuyết phục để họ mua sản phẩm. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng dễ tính và dễ thuyết phục. Họ có thể đưa ra nhiều yêu cầu, thắc mắc khác nhau, đòi hỏi trình dược viên phải có kiến thức chuyên môn tốt và kỹ năng giải đáp thắc mắc hiệu quả. Một số khách hàng có thể tỏ ra khó chịu, thiếu hợp tác hoặc thậm chí là xúc phạm trình dược viên. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và tâm lý của họ.
  • Áp lực từ công ty: Ngoài áp lực doanh số và cạnh tranh, trình dược viên còn phải chịu áp lực từ công ty như hoàn thành báo cáo công việc, tham gia các hoạt động marketing, đào tạo sản phẩm mới, v.v. Việc phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau khiến họ không có nhiều thời gian để tập trung vào công việc chính là bán hàng.
  • Áp lực về sức khỏe: Công việc trình dược viên đòi hỏi phải di chuyển nhiều, thường xuyên đi công tác xa nhà, ít có thời gian nghỉ ngơi. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ, khiến họ dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, xương khớp, v.v. Áp lực công việc cũng có thể tác động xấu đến tâm lý, gây ra các vấn đề như stress, lo âu, mất ngủ và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

7. Tìm Việc Trình Dược Viên Ở Đâu?

Hiện nay, muốn tìm kiếm được một công việc trình dược viên thì không quá khó, nhất là khi có sự hỗ trợ của rất nhiều thiết bị, ứng dụng, nền tảng công nghệ. Thế nhưng, để đảm bảo quá trình tìm việc được an toàn, thông tin tuyển dụng uy tín, bạn nên truy cập vào các website việc làm chất lượng, nổi tiếng, chẳng hạn như jobsgo.vn.

JobsGO – Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến

Tại đây, bạn có thể tìm việc làm trình dược viên tại bất kỳ địa điểm, mức lương mà mình mong muốn. Chỉ cần một vài thao tác là đăng ký tài khoản, tạo CV, nhập tên công việc rồi tìm kiếm là bạn sẽ nhận về hàng loạt kết quả. Toàn bộ tin tuyển dụng tại jobsgo.vn đều được kiểm duyệt rất kỹ lưỡng trước khi đăng tải. Vậy nên, bạn có thể yên tâm, thoải mái tìm việc trên website này.

Ngoài ra, hệ thống trang web cũng thường xuyên gửi các gợi ý việc làm phù hợp cho bạn qua địa chỉ email. Điều này giúp bạn không bị bỏ lỡ bất kỳ tin tuyển dụng nào để kịp thời ứng tuyển. Tìm việc làm trình dược viên tại jobsgo.vn.

Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ “trình dược viên là gì?” cũng như các thông tin xoay quanh nghề này. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc, hãy truy cập vào jobsgo.vn ngay để ứng tuyển nhé.

Câu hỏi thường gặp

1. Trình Dược Viên Cần Chuẩn Bị Gì Khi Chào Hàng?

Trình dược viên cần thu thập thông tin về khách hàng, sản phẩm, lĩnh vực y tế liên quan để hiểu rõ nhu cầu và có cách tiếp cận phù hợp đối với từng đối tượng cụ thể.

2. Con Gái Có Nên Làm Trình Dược Viên Không?

Công việc trình dược viên hoàn toàn phù hợp với cả nam và nữ. Đây là một nghề đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng chuyên môn chứ không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, do đặc thù công việc phải di chuyển nhiều, thường xuyên đi công tác xa, làm việc với áp lực doanh số nên bạn nên cân nhắc xem nghề này có phù hợp với điều kiện của bản thân hay không.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: