Trade Marketing là gì? Mô tả công việc Trade Marketing chi tiết

Đánh giá post

Trade Marketing là công việc thú vị, mang lại thu nhập rất cao (có thể lên tới hàng chục triệu đồng mỗi tháng). Bạn có muốn trở thành một nhân viên Trade Marketing? Nếu câu trả lời của bạn là “có”, việc bạn cần làm tiếp theo là đọc bài viết này để tìm hiểu công việc cũng như lộ trình thăng tiến của nhân sự lĩnh vực này.

Trade marketing là gì
Trade Marketing là gì?

1. Trade Marketing là gì?

TÌM VIỆC LÀM NHÂN VIÊN TRADE MARKETING

Trade Marketing (hay tiếp thị kinh doanh) là các hoạt động tổ chức, chiến lược ngành hàng và thương hiệu trong kênh phân phối tại điểm bán. Đúng với tên gọi, Trade Marketing tập trung vào mảng Trade (bán hàng/ thị trường), lấy người tiêu dùng và điểm bán làm trung tâm. Bộ phận Trade Marketing là bộ phận trung gian giữa Sales và Marketing, thông qua tối ưu hoá trải nghiệm của người mua hàng (Buyer) và nhà bán lẻ (retailer) để đạt được lợi nhuận và doanh số.

Ở mức độ cơ bản, Trade Marketer là người hoạch định chiến lược tiếp thị bán hàng nhằm đạt được hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cao nhất, ứng dụng các điểm bán lẻ như một kênh truyền thông. Cụ thể, các công việc của một Trade Marketer bao gồm:

  • Customer Development: Phát triển và xây dựng hệ thống phân phối
  • Category Development: Phát triển ngành hàng thông qua hoạt động phủ sóng thương hiệu và đưa sản phẩm vào các cửa hiệu để tiếp cận khách hàng
  • Shopper Engagement: Là hoạt động kích cầu bên trong cửa hàng nhằm thúc đẩy hoạt động mua hàng của khách hàng (khuyến mãi, trưng bày, dùng thử,…
  • Company Engagement: Tương tác với các bộ phận liên quan trong công ty (Sale, kinh doanh) để lên các kế hoạch, thực hiện các hoạt động tăng doanh số bán hàng

>> Xem thêm: Public Relations là gì?

2. Các đối tượng của Trade Marketing

Trade Marketing gồm 2 thành phần chính là:

  • Consumer Marketing: là tương tác giữa công ty và khách hàng bao gồm các hoạt động thúc đẩy mua hàng, phân phối, khuyến mãi, giảm giá,…
  • Shopper Marketing: là tương tác giữa khách hàng và người tiêu dùng, gồm những hoạt động thúc đẩy người mua hàng trong cửa hiệu như trưng bày, hoạt náo,…
Trade marketing ví dụ
Các thành phần của Trade Marketing là gì?

Trong hình ảnh trên, bạn có thể thấy được 2 thuật ngữ khác là Brand Marketing và POP. Trong đó, Brand Marketing là tương tác giữa công ty và người tiêu dùng; POP (point of purchase) chính là nơi tập trung các hoạt động tổng thể của Marketing, dẫn đến quyết định mua hàng.

>> Xem thêm: Marketing có những mảng nào?

3. Nhu cầu nhân lực Trade Marketing tại thị trường Việt Nam

75% quyết định mua hàng được thực hiện tại điểm bán, 35% khách hàng sẵn sàng thay đổi lựa chọn của mình dưới các yếu tố tác động trong cửa hàng. Bên cạnh các cửa hàng/đại lý tạp hóa, cùng với dòng chảy phát triển đô thị, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quen thuộc với loại hình cửa hàng tiện lợi, hơn 1,000,000 điểm bán được mở ra và ngày càng xuất hiện nhiều loại hình bán lẻ với đòi hỏi cao hơn. Tất cả những con số đó nói lên một thực tế không thể phủ định: Việt Nam bây giờ đang là “vùng đất màu mỡ” để Trade Marketing phát triển. Đặc biệt, với các mặt hàng có tính cạnh tranh cao như hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), việc thương hiệu xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh người tiêu dùng một cách thu hút chính là “chìa khóa thành công” trước đối thủ cùng ngành.

Tuy nhiên, nhu cầu lớn, liệu có đồng nghĩa với yêu cầu nhân lực chất lượng thấp hay không? Trade Marketing cho đến thời điểm hiện tại đã không còn là một ngành quá mới lạ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng cơ sở đào tạo chuyên sâu thì lại hạn chế, và nguồn nhân lực chính vẫn xuất phát từ chuyên ngành Marketing hoặc khối ngành kinh tế – kinh doanh. Với những điều kiện và nhu cầu đó, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhận bạn vào công ty với vị trí thực tập sinh và đào tạo bạn lại từ đầu. Dù vậy, trade vốn là một lĩnh vực cạnh tranh thực tế trên con số tiêu thụ, thế nên, nếu bạn muốn tồn tại và thăng tiến xa hơn trong sự nghiệp, thị bản thân bạn cần luôn nỗ lực “lớn lên”. Khi bạn dậm chân tại chỗ, đến một lúc nào đó, thực tế cạnh tranh sẽ tự động “đào thải” bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn về thực tế tuyển dụng Trade Marketing bằng cách tìm kiếm tin tuyển dụng trên các trang tìm việc. Từ đó, bức tranh về con đường sự nghiệp của bạn sẽ được phác họa rõ ràng và cụ thể hơn.

các hình thức Trade marketing
Nhu cầu tuyển dụng Trade Marketing ngày càng cao.

4. Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing

Trade Marketing là về việc khiến nhà phân phối/nhà bán lẻ đặt hàng nhiều sản phẩm hơn (hoặc ít nhất là gia tăng bàn tán xung quanh sản phẩm). Ví dụ như giảm giá, khuyến mãi, trưng bày sản phẩm,…

Brand Marketing là nhiều thứ khác. Đó là việc xây dựng thương hiệu, định vị, quảng cáo, dịch vụ khách hàng, sự hiện diện thực tế và trực tuyến,… mà một công ty cam kết làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Ví dụ như: quảng cáo TVC, tổ chức sự kiện, PR, digital,…

Người ta thường ví, Brand Marketing là quá trình chiếm lấy tâm trí người tiêu dùng, còn Trade Marketing là quá trình chiến thắng tại điểm bán.

>> Xem thêm: Các hình thức Trade Marketing

5. Mô tả công việc của nhân viên Trade Marketing

5.1. Nhiệm vụ của Trade Marketing là gì?

Các hoạt động Trade Marketing gồm những gì? Nhiệm vụ của nhân viên Trade Marketing có thể khác nhau ở từng đơn vị. Tuy nhiên, về cơ bản, nhân viên Trade Marketing thường đảm nhiệm những công việc như sau:

  • Thu thập thông tin từ điểm bán, thị trường, đối thủ,… để xây dựng kế hoạch Trade Marketing phù hợp;
  • Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình theo đúng kế hoạch đã đề ra: trưng bày điểm bán, treo gắn vật phẩm,…;
  • Giám sát, đánh giá hoạt động trưng bày, quảng cáo triển khai theo tiến độ đề ra;
  • Xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp chính, xác định các cơ hội doanh thu mới;
  • Quản lý kế hoạch khuyến mãi, xác định các cơ hội khuyến mại mới;
  • Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong phòng Marketing để đẩy mạnh các chiến lược thương hiệu, đưa ra các gói khuyến mại, chương trình ưu đãi nhằm kích thích lượt mua hàng;
  • Tổ chức các sự kiện triển lãm để quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi, hiệu quả;
  • Xây dựng tài liệu bán hàng cho các nhà bán lẻ;
  • Huấn luyện và hỗ trợ đội ngũ bán hàng làm việc hiệu quả với khách hàng;
  • Quản lý chi tiêu và phân bổ ngân sách Quảng cáo & Khuyến mại (A&P) trên tất cả các kênh/khách hàng;
  • Phân khúc khách hàng và hợp tác chặt chẽ với bộ phận báo cáo kinh doanh để tối ưu hóa các chiến lược kênh và tối đa hóa ROI;
  • Lập báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cấp trên.

>> Xem thêm: Tuyển dụng Trade Marketing

5.2. Yêu cầu đối với nhân viên Trade Marketing

Mỗi công ty sẽ có yêu cầu tuyển dụng khác nhau cho vị trí Trade Marketing. Dưới đây là một số yêu cầu phổ biến nhất:

  • Tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Marketing, Quản trị kinh doanh,…;
  • Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí Trade Marketing là lợi thế;
  • Có kiến thức về kinh doanh, marketing và hành vi người tiêu dùng;
  • Có kỹ năng tin học văn phòng tốt;
  • Có khả năng giao tiếp và phân tích xuất sắc;
  • Có khả năng đọc, xử lý, phân tích dữ liệu;
  • Kỹ năng tư duy logic, tư duy phản biện tốt;
  • Có kỹ năng đàm phán, thương lượng tốt;
  • Nhạy bén, quyết đoán và sáng tạo trong giải quyết vấn đề;
  • Có sức khỏe tốt; có thể đi công tác và sẵn sàng làm thêm giờ.

5.3. Quyền lợi, mức lương của nhân viên Trade Marketing

Khi làm trong lĩnh vực Trade Marketing, bạn sẽ được nhận đầy đủ các quyền lợi cơ bản bao gồm:

  • Lương, thưởng tháng, thưởng quý, thưởng năm, thưởng doanh số;
  • Phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại, thưởng chuyên cần, thâm niên;
  • Làm việc trong một môi trường năng động, thân thiện;
  • Phúc lợi: hiếu, hỉ, sinh nhật, thưởng lễ, Tết;
  • Đóng đầy đủ BHXH, BHYT;
Trade marketing làm gì
Mức lương nhân viên Trade Marketing theo thống kê của JobsGO.

Theo số liệu thống kê từ JobsGO, mức lương phổ biến cho nhân viên Trade Marketing có từ 1 – 4 năm là từ 9 – 16 triệu. Tuy nhiên, đây chỉ là con số trung bình vì thu nhập của Trade Marketing một phần lớn đến từ doanh số bán hàng; do đó, càng ký kết được nhiều hợp đồng, thu nhập mà bạn nhận được càng cao. Ngoài ra, khi thăng chức, chịu các trách nhiệm cao hơn, mức lương mà bạn nhận được hàng tháng cũng tăng gấp nhiều lần, có thể lên tới trên 50 triệu/tháng. JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về điều này trong phần nội dung tiếp theo.

6. Lộ trình thăng tiến của Trade Marketing

Bất cứ một ngành nghề nào cũng có một con đường “thăng tiến” được mô phỏng sẵn cho bạn. Nhưng nếu bạn là người mạnh về các ý tưởng, “kỵ” những công việc nhàm chán, cảm thấy hứng thú khi tầm ảnh hưởng của mình tác động đến ví tiền của khách hàng, hay đơn giản là “chill” với tin nhắn lương trăm, nghìn đô, thì bạn nên dành thời gian tìm hiểu về Trade Marketing là gì ngay thôi.

Để được trải nghiệm những cảm giác trên, con đường cơ bản mà một Trade Marketer cần đi qua gồm 6 cấp bậc:

6.1. Thực tập sinh (Internship)

Ngôi nhà bắt đầu từ viên gạch, và thực tập sinh là nền tảng vững chắc mà bất kỳ Trade Marketer nào cũng cần trải qua. Có một thực tế rằng, dù không còn là một nghề “lạ”, nhưng để tìm một trường lớp đào tạo bài bản về Trade Marketing quả thật khó khăn. Đó là lý do bạn nên bắt đầu với vị trí thực tập sinh, để được đào tạo nghiệp vụ, cũng như trải nghiệm thực tiễn với các việc cơ bản được giao.

6.2. Nhân viên chính thức (Officer)

Sau khoảng thời gian thực tập tích lũy kiến thức và trải nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vị trí Officer với các công việc cần nhiều kỹ năng hơn.

  • Kinh nghiệm: 6 tháng – 1 năm;
  • Công việc chính: Quản lý nhãn hàng, làm việc với Retailer, triển khai các chương trình khuyến mãi, tổ chức các hoạt động xúc tiến tại điểm bán, giám sát, tối ưu hóa trưng bày tại điểm bán;
  • Mức lương: 7-8 triệu đồng/tháng.

6.3. Quản lý (Executive)

Từ vị trí Officer, bạn có thể tích lũy kinh nghiệm, và thăng cấp trở thành Executive. Lúc này, với kiến thức và kinh nghiệm trước đó, bạn sẽ được giao trách nhiệm với các dự án cũng như nhiều nhãn hàng cùng lúc.

  • Kinh nghiệm: 1-2 năm;
  • Công việc chính: Quản lý dự án và thực thi theo kênh bán hàng, đôi khi lên kế hoạch Trade Marketing;
  • Mức lương: 9-11 triệu đồng (với Junior). 11-13 triệu đồng (với Senior).

6.4. Trợ lý quản lý/ trợ lý trưởng phòng/phó phòng (Assistant Manager)

Tùy tình hình tổ chức doanh nghiệp, sau khoảng thời gian gắn bó, vai trò của bạn đối với bộ phận Trade Marketing ngày một lớn hơn, bạn có thể khẳng định bản thân bằng vị trí Assistant Manager.

  • Kinh nghiệm: +2 năm;
  • Công việc chính: Cánh tay phải, hỗ trợ đắc lực cho Manager, quản lý nhóm kênh bán hàng, từ khâu lên kế hoạch đến đầu ra, đảm bảo hoàn thành mục tiêu và đảm bảo KPI;
  • Mức lương: 15 – 25 triệu đồng/tháng.

6.5. Quản lý/trưởng phòng (Manager)

Đến được đây rồi thì bạn có thể cảm nhận một các chân thực quyền lợi và trách nhiệm trong tay mình. Mọi thành bại, sự thành công, ảnh hưởng của bộ phận Trade Marketing đều được đặt trên vai bạn.

  • Kinh nghiệm: 3-5 năm;
  • Công việc chính: Định hướng ngành hàng, nhãn hàng và lên kế hoạch dài hạn. Quản lý và phát triển team Trade một cách hiệu quả;
  • Mức lương: 18 – 25 triệu/tháng (công ty nhỏ); 25-30 triệu/tháng (công ty vừa); 30-50 triệu/tháng (công ty MNCs, tập đoàn lớn).

6.6. Giám đốc (Category Director)

Nếu Manager là quyền lợi và trách nhiệm thì Director là quyền lực và áp lực trách nhiệm lớn lao. Bạn sẽ phải quản lý toàn bộ ngành hàng, cũng như các kênh bán hàng của doanh nghiệp.

  • Kinh nghiệm: +8 năm;
  • Công việc chính: Quản lý, hoạch định chiến lược dài hạn cho quá trình tăng trưởng doanh số kinh doanh của toàn doanh nghiệp;
  • Mức lương: 50 triệu/tháng (công ty vừa); 80-150 triệu/tháng (công ty lớn, tập đoàn).

>> Xem thêm: Học Marketing có làm sale được không? Ở đâu tuyển dụng sale admin?

Kết luận

Có thể nói rằng, Trade Marketing là “tai mắt”, “vũ khí”, công cụ nuôi dưỡng sự phát triển của quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Bạn có muốn trở thành một Trade Marketer? Truy cập ngay link dưới đây để tìm hiểu xem các Nhà tuyển dụng đang thực sự mong muốn các kỹ năng gì ở Nhân viên Trade Marketing. Càng sở hữu nhiều kỹ năng, tố chất mà HR yêu cầu, bạn càng có nhiều cơ hội chiến thắng trong “cuộc chiến” tuyển dụng.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: