Chắc hẳn bạn đã được nghe nói nhiều về CGI qua những bộ phim bom tấn của Marvel, nhưng bạn đã thực sự hiểu CGI là gì và những ứng dụng của nó? Để hiểu bao quát hơn về thuật ngữ này, hãy cùng JobsGO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Mục lục
1. CGI là gì?
CGI là từ viết tắt của Computer-Generated Imagery, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính”.
Đây là ứng dụng đồ hoạ giúp tạo mới các hình ảnh hư cấu tĩnh hoặc động như nhân vật, cảnh vật, hiệu ứng,… trong các chương trình truyền hình, phim ảnh, game thực tế ảo và thậm chí trong cả kiến trúc và nghệ thuật.
Chẳng đâu xa, bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại hình công nghệ này trong những bộ phim Hollywood nổi tiếng như Transformers, Minority Report, Star Wars,… và gần đây nhất là Avatar 2.
CGI được ứng dụng rộng rãi bởi lẽ chi phí bỏ ra cho nó rẻ hơn rất nhiều so với các phương pháp ngoài đời thực. Với CGI, các nhà làm phim có thể dễ dàng tạo ra nhân vật ảo, cảnh quay phức tạp và không cần phải thuê diễn viên quần chúng.
Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu CGI là gì. Trong các nội dung tiếp theo, JobsGO sẽ phân tích lịch sử phát triển, cách thức hoạt động và các tính năng nổi bật của CGI để bạn hiểu hơn về công nghệ này.
Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin là gì? Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin như thế nào?
2. Lịch sử hình thành & phát triển của CGI
Theo lịch sử điện ảnh, công nghệ CGI lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1973 trong bộ phim Westworld của đạo diễn Micheal Crichton. Sau đó 4 năm, một lần nữa CGI lại tiếp tục được thực hiện bởi George Lucas trong bộ phim Star Wars: A New Hope.
Do trình độ cũng như công nghệ thời bấy giờ nên chất lượng kỹ xảo CGI còn khá khô khan, thiếu chân thực. Dù vậy, CGI đã không dậm chân tại chỗ mà vẫn tiếp tục trở mình và phát triển không ngừng nghỉ.
Vào năm 2007, chúng ta có bom tấn Transformers của đạo diễn Michael Bay với việc áp dụng CGI cực kỳ thành công. Năm 2009, Avatar đưa CGI lên tới một đỉnh cao mới khi đã kết hợp rất thành công chuyển động khuôn mặt diễn viên với nhân vật bằng CGI.
Ở thời điểm hiện tại, công nghệ CGI vẫn đang trên đà phát triển mạnh và gần như thống trị nền điện ảnh hiện đại.
3. CGI hoạt động như thế nào?
CGI có thể được tạo ra bởi nhiều cách khác nhau. Nhờ vào các thuật toán, nhà thiết kế đồ hoạ có thể tạo được các cấu trúc phức tạp, các trình sửa ảnh 2D có thể tạo ra hình ảnh ở dạng vector 3D thật mắt hơn.
Công nghệ CGI tạo ra mọi thứ bằng cách kết hợp các hình tứ giác phẳng và tam giác từ hình dạng đơn giản đến phức tạp. Thậm chí, nó còn có thể mô phỏng ánh sáng phản chiếu lên bề mặt hoặc các hiệu ứng phức tạp khác.
Gần đây, CGI được ứng dụng chuyên nghiệp hơn vào các bộ phim điện ảnh khi các nhà làm phim sử dụng Compositing. Tức là các cảnh quay sẽ được quay với phông xanh phía sau và hậu kỳ sẽ tạo ra các hiệu ứng kỹ thuật số bằng CGI.
Xem thêm: Thiết kế đồ họa: Có bao nhiêu nghề Designer?
4. CGI có những tính năng gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho CGI trở nên nổi bật, một trong số đó là CGI sở hữu những tính năng mà chưa một công nghệ nào khác có thể thay thế:
4.1 Chỉnh sửa ảnh nghệ thuật, tạo cảnh vật ảo
Công nghệ CGI giúp con người tạo ra những hình ảnh chân thật và rõ nét, giống như được chụp trực tiếp từ máy ảnh. Ngoài ra, CGI có thể chỉnh sửa hình ảnh có sẵn để tạo ra một khung cảnh hoàn toàn mới.
4.2 Tạo ra các trò chơi điện tử
Công nghệ CGI giúp tạo ra các nhân vật và giao diện game sắc nét, màu sắc và hấp dẫn hơn. Điều này làm cho người chơi như được sống trong thế giới thật.
4.3 Các mẫu vẽ kết cấu
Các mẫu vẽ kết cấu mô phỏng bằng máy tính sử dụng CGI để phác thảo. Bạn sẽ gặp công nghệ này nhiều nếu làm việc trong ngành kỹ thuật hay kiến trúc.
Hiện nay, y học cũng ứng dụng CGI để tạo ra các mô hình phẫu thuật chi tiết của một bệnh nhân, việc này sẽ giúp lên kế hoạch cho cuộc phẫu thuật chính xác và cẩn thận hơn.
Xem thêm: Nghệ thuật là gì? Tổng hợp thông tin từ A – Z về nghệ thuật
Trên đây, JobsGO đã cùng bạn làm sáng tỏ thuật ngữ CGI là gì. Trong tương lai, với sự phát triển của khoa học công nghệ, CGI hứa hẹn sẽ đem đến cho chúng ta nhiều điều hấp dẫn hơn nữa. Hy vọng bài viết mang đến những kiến thức bổ ích đến bạn đọc!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)