3 cách hàng đầu để “trả thù” kẻ xấu chốn công sở

Đánh giá post

Ở nơi làm việc, bạn có rất nhiều cách để “trả thù”. Bạn có thể tung tin đồn thất thiệt về kẻ thù. Bạn có thể giấu đồ đạc của đồng nghiệp cho bõ ghét. Đôi khi, bạn có thể giấu (thậm chí xóa bỏ) tài liệu quan trọng trong máy người mà bạn không ưa. Nhưng những cách làm này liệu có phải là lựa chọn thông minh?

trả thù chốn công sở 1

“Trả thù” nơi công sở là gì?

Theo từ điển Cambridge, “trả thù là hành vi gây tổn hại cho ai đó như một hình phạt cho tổn hại mà họ đã gây ra“.

Trong khi đó, Wikipedia định nghĩa “trả thù tại nơi làm việc đề cập đến hành động trả đũa có chủ đích trong phạm vi nơi làm việc. Hành vi này được người trả thù xem như một hành động tự vệ trước những hành vi không chính đánh và không công bằng của người vi phạm. Khi kẻ phạm tội thực hiện hành động được coi là bất công, nạn nhân thường cảm thấy phải trả đũa. Trả thù trong một tổ chức thường không mang tính bạo động và kiếm khi vi phạm pháp luật, phổ biến là cách hành vi như làm việc chậm hơn, từ chối giúp đỡ đồng nghiệp hoặc phớt lờ nhiệm vụ mà “kẻ thù” đặt ra“.

👉 Xem thêm: [Mẹo công sở] Đồng nghiệp không thích thì phải làm sao?

Lý do cho hành vi “trả thù” nơi làm việc

trả thù chốn công sở 2
Có rất nhiều vấn đề có thể khiến người ta “đối chọi” với nhau.

Có rất nhiều lý do khiến một người cảm thấy khó chịu và quyết định phải thực hiện hành vi trả đũa một ai đó chốn công sở:

  • Lạm dụng quyền lực hoặc chức vụ
  • Làm ảnh hưởng xấu tới công việc của người đó
  • Lan truyền những tin đồn thất thiệt về người đó
  • Cướp công/ cướp khách/ sao chép ý tưởng/…
  • Dự định sa thải người đó
  • V.v…

👉 Xem thêm: Vướng phải tin đồn nơi công sở – xử lý như thế nào cho văn minh?

Hậu quả của hành vi “trả thù” chốn công sở

“Trả thù” chốn công sở tưởng chừng chỉ vấn đề nhỏ thuộc về nhân viên. Nhưng thực tế, nó có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực.

trả thù chốn công sở 3
“Trả thù” chốn công sở ảnh hưởng thế nào tới bản thân nhân viên và doanh nghiệp?

Đối với tổ chức

Sự “trả thù” tại nơi làm việc hiếm khi tác động lớn đến tổ chức. Dẫu vậy, hành vi này dễ khiến nhân viên mất động lực, ảnh hưởng đến năng suất, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Nó cũng là một chỉ báo cho thấy rằng có một vấn đề lớn hơn đang nảy sinh từ sự bất đồng giữa hai nhân viên (cho dù đối đầu hay không), ảnh hưởng tới tỷ lệ giữ chân và khiến doanh nghiệp mất đi những nhân viên làm việc hiệu quả. Theo thống kê, cứ 8 nhân viên coi mình là mục tiêu của sự “trả thù”, thì có một người có khả năng rời khỏi công ty hoàn toàn.

Đối với cá nhân

“Trả thù” có thể khiến một người vui vẻ nhất thời, nhưng nó có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy đáng tiếc.

  • Lãng phí thời gian, làm việc kém hiệu quả: thay vì tập trung làm tốt công việc của mình, những người có ý định “trả thù” thường dành thời gian chú ý đến đồng nghiệp “xấu” để vạch ra phương pháp và thực hiện kế sách “báo thù”. Hành vi này dẫn đến các vấn đề như: lãng phí thời gian, giảm năng suất lao động,… và bị đồng nghiệp, sếp đánh giá thấp.
  • Nhận hình phạt từ công ty: người thực hiện hành vi “trả thù” có thể bị báo cáo hoặc phát hiện bởi những người khác. Nếu hành vi ảnh hưởng tiêu cực tới đồng nghiệp, tổ chức, người đó có thể phải chịu hình phạt của công ty, nhẹ là khiển trách, nặng là sa thải.
  • Bị đồng nghiệp xa lánh: khi sự việc bị phát hiện, người “trả thù” có thể sẽ phải chịu sự xa lánh từ phía đồng nghiệp. Rõ ràng, không ai muốn chơi với một người có những hành vi xấu, gây hại cho người khác.

Vậy làm thế nào để “trả thù” kẻ xấu ở nơi làm việc mà không gây ra những hệ quả tiêu cực? Dưới đây là thông tin dành cho bạn.

👉 Xem thêm: 5 ứng dụng giúp bạn nâng cao năng suất làm việc hiệu quả

3 cách “trả thù” chốn công sở tốt nhất

Bạn định “trả thù” người đã đối xử tệ bạc với bạn tại nơi làm việc như thế nào?

Dừng lại một chút nhé! Tung tin đồn, giấu đồ, xóa tài liệu,… là những cách trả đũa phổ biến nơi công sở. Nhưng chúng không phải là lựa chọn tốt nhất. Thực tế, thực hiện những hành vi này thậm chí có thể khiến bạn nghĩ về đối phương nhiều hơn, từ đó cảm thấy bức bối, khó chịu.

Đâu là cách “trả thù” kẻ xấu tốt nhất mà bạn nên lựa chọn? Cùng JobsGO tìm hiểu nào!

trả thù chốn công sở 4
Đâu mới là cách “”trả thù”” đúng đắn?

Đối xử tốt với “kẻ thù”

Hãy thử tưởng tượng ai đó đang lợi dụng bạn một cách trắng trợn và bạn quay lại để tặng họ một món quà, giúp họ hoàn thành tốt công việc hoặc xin họ lời khuyên. Ai sẽ trở thành người tốt trong tình huống này? Và ai biến thành kẻ nhỏ mọn?

Đối xử tốt với đồng nghiệp “xấu” không chỉ khiến kẻ đó cảm thấy bối rối (đôi khi là cả khó chịu) mà còn giúp bạn xây dựng một hình tượng tốt đẹp trong mắt những người khác.

“Thành công là sự “trả thù” tốt nhất”

Bạn đã bao giờ nghe câu nói này chưa? Những kẻ có ý đồ xấu thường cố gắng “đạp bạn xuống bùn”, ngăn chặn bạn đạt được các thành tích tốt trong công việc và cuộc sống. Để “trả thù” những kẻ này, cách tốt nhất là bạn càng phải thành công hơn nữa.

Bơ đi mà sống

Nếu hành vi xấu đồng nghiệp thực hiện không ảnh hưởng tới bạn quá nhiều, bạn nên “bơ đi mà sống”. Thay vì dành thời gian cho “chú hề” thích nhảy nhót, bạn nên tập trung vào công việc, làm những điều bản thân yêu thích để cải thiện đời sống và tránh xa các suy nghĩ tiêu cực.

Trong trường hợp những hành vi tiêu cực ảnh hưởng tới danh tiếng, chất lượng công việc của bạn, bạn nên nói chuyện trực tiếp với người đó. Việc bạn thẳng thắn lên án điều xấu có thể khiến đối phương cảm thấy xấu hổ. Khi đối phương vẫn không thay đổi, bạn có thể báo cho phòng hành chính nhân sự hoặc quản lý trực tiếp để được hỗ trợ. Tất nhiên, bạn cần chuẩn bị tinh thần rằng: sau khi làm điều này, bạn và đồng nghiệp có thể hoàn toàn trở mặt với nhau.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: