Tổ chức là gì? Tổng quan và chức năng về tổ chức trong doanh nghiệp

Đánh giá post

Trong xã hội hiện đại ngày nay, tổ chức xuất hiện khá nhiều, và hầu hết mỗi chúng ta đều đang làm việc trong 1 tổ chức. Vậy tổ chức là gì? Chức năng của tổ chức ra sao? Cùng JobsGO tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Khái niệm tổ chức là gì?

Tổ chức là gì? Thế nào là tổ chức?Tổ chức tên tiếng Anh là Organization, là một tập hợp các cá nhân cùng làm việc vì một mục đích nào đó trong hình thái cơ cấu ổn định của xã hội. Và mỗi một tổ chức sẽ có một mục tiêu riêng nhưng nói chung, những tổ chức này đều có những đặc điểm cơ bản sau:

tổ chức là gì
Khái niệm tổ chức là gì?
  • Thứ nhất, có mục tiêu rõ ràng và cụ thể: Mỗi một tổ chức sẽ có những mục tiêu chung nhất định để các cá nhân cùng hướng tới và thực hiện, chứ nó không mang mục đích tự thân.
  • Thứ hai, đem lại giá trị cho cộng đồng: Dù có hoạt động vì bất cứ mục tiêu gì đi chăng nữa thì nó vẫn cung cấp và đem lại những giá trị thiết thực cho đời sống và cộng đồng.
  • Thứ ba, là sự nỗ lực của cá nhân: Mọi hành động của mỗi cá nhân trong tổ chức đều được hướng tới mục tiêu chung. Do đó, tổ chức cũng chính là sự kết hợp từ chính sự nỗ lực của các cá nhân trong tổ chức đó để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
  • Thứ tư, là tổ chức mở: Sự tương tác với môi trường xung quanh để thu hút nhân lực và tạo ra giá trị cũng chính là cách để tổ chức có thể tồn tại và phát triển được.
  • Thứ năm, đều được quản lý: Để tổ chức hoạt động hiệu quả thì cần có sự phân hóa rõ ràng về quyền lực. Và người người đứng đầu sẽ có quyền đưa ra quyết định cuối cùng và thành viên cần thực hiện tuân theo.

👉 Xem thêm: Chức vụ là gì? Phân biệt chức danh và chức vụ

2. Phân loại tổ chức là gì?

Dựa vào đặc điểm và mục tiêu của từng tổ chức mà chúng ta có thể phân loại tổ chức thành các loại hình sau: tổ chức công và tổ chức tư; tổ chức lợi luận và phi lợi nhuận; tổ chức chính thức và phi chính thức. Dưới đây là đặc điểm của từng loại:

2.1 Tổ chức công và tổ chức tư

khái niệm tổ chức
Phân loại tổ chức hiện nay
  • Tổ chức công là loại hình tổ chức mà không có một chủ sở hữu cụ thể nào đó, hoặc tổ chức này có thể do Nhà nước quản lý; chẳng hạn như bệnh viện, trường học công,…
  • Tổ chức tư là loại hình tổ chức do 1 hoặc 1 nhóm người sở hữu cụ thể. Chẳng hạn như công ty, bệnh viện tư nhân,…

👉 Xem thêm: Các chức vụ trong công ty

2.2 Tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận

Mỗi tổ chức được thành lập đều hướng tới mục tiêu hoạt động riêng và tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận cũng là hình thái của cách phân chia này.

  • Tổ chức lợi nhuận là tổ chức được thành lập hướng tới mục đích làm thế nào để tăng doanh thu, lợi nhuận nhiều hơn nữa.
  • Tổ chức phi lợi nhuận thì yếu tố lợi nhuận không được coi là mục đích chính để phát triển, thay vào đó nó hướng tới mục tiêu chung phát triển vì cộng đồng. Ví dụ về tổ chức phi lợi nhuận: Hội chữ thập đỏ, Viện Goethe, Quỹ Mozilla, Mayo Clinic/Foundation,…

👉 Xem thêm: Vị trí là gì?

2.3 Tổ chức chính thức và phi chính thức

Dựa trên tính chất của mối quan hệ thì có thể phân tổ chức thành 2 loại hình là tổ chức chính thức và phi chính thức, cụ thể là:

  • Tổ chức chính thức là tổ chức mà mỗi thành viên trong đó đều được xác định cụ thể về nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm cụ thể. Đồng thời, các hoạt động dựa trên việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đều dựa trên sự tuân thủ của pháp luật.
  • Tổ chức phi chính thức là loại hình tổ chức được hình thành ngoài ý muốn của bộ máy quản trị, nó hoạt động dựa trên các mối quan hệ cá nhân.

👉 Xem thêm: Tổng hợp các bộ phận trong công ty, doanh nghiệp

3. Chức năng của tổ chức là gì trong doanh nghiệp?

to chuc la gi
Chức năng của tổ chức trong doanh nghiệp

Tổ chức có vai trò quan trọng và quyết định tới sự phát triển và trường tồn của doanh nghiệp. Dưới đây là những chức năng chính của tổ chức:

3.1 Giúp mọi người nắm được vai trò, nhiệm vụ

Nhờ có tổ chức mà mọi người có thể nắm rõ được vai trò, nhiệm vụ của mình. Từ đó giúp cá nhân nhận thức về trách nhiệm và quyền hạn của mình để liên kết các bộ phận với nhau.

👉 Xem thêm: Chức vụ Staff trong công ty

3.2 Giảm xung đột

Cơ cấu tổ chức giúp các thành viên trong doanh nghiệp gắn kết với nhau vì mục tiêu chung. Khi phải đối mặt với những vấn đề xung đột thì tổ chức chính là nhân tố để mọi người thống nhất và hòa nhập.

3.3 Tạo lợi thế cạnh tranh

Các yếu tố điều phối, kiểm soát của tổ chức giúp tăng hiệu quả cho doanh nghiệp. Điều này chính là yếu tố giúp doanh nghiệp hình thành lợi thế cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

👉 Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng kế toán

Hy vọng những thông tin chia sẻ mà JobsGO cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm tổ chức là gì, thế nào là tổ chức và chức năng của tổ chức trong việc phát triển doanh nghiệp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: