Tổng hợp các bộ phận trong công ty, doanh nghiệp

4.5/5 - (3 votes)

Công ty là một tổ chức, tập thể được hình thành từ nhiều phòng ban và các nhân sự. Các bộ phận trong công ty thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau trong công ty, nhưng có sự liên kết để thực hiện mục tiêu chung.

Các bộ phận trong công ty

Tầm quan trọng của các bộ phận trong công ty

Mỗi bộ phận, phòng ban trong công ty sẽ đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Nếu chúng ta ví công ty hoạt động như một cơ thể sống, thì mỗi phòng ban là một bộ phận riêng biệt, nhưng lại hỗ trợ cho nhau để tạo nên một cơ thể sống bình thường. Các bộ phận trong công ty cũng vậy, phụ trách những công việc khác nhau nhưng có sự liên kết trong hoạt động để thực hiện mục tiêu chung của công ty. Và thiếu bất kỳ một phòng ban nào thì công ty cũng không thể hoạt động bình thường.

Các bộ phận trong công ty

Không phải công ty nào cũng có tổ chức bộ máy, phòng ban như nhau. Tùy thuộc vào loại hình công ty, hoạt động kinh doanh mà các bộ phận trong công ty cũng khác nhau. Dưới đây là các phòng ban, bộ phận thường thấy trong một công ty.

Bộ phận kinh doanh

Bộ phận kinh doanh
Bộ phận kinh doanh đóng vai trò nòng cốt trong việc bán hàng

Bộ phận kinh doanh là phòng ban có ở tất cả các công ty. Thị trường ngày càng cạnh tranh, vì thế bộ phận kinh doanh bao gồm những nhân sự năng động, có khả năng làm việc và chịu áp lực doanh số bán hàng. Đây là bộ phận cầu nối giữa công ty với khách hàng, làm các công việc như: 

  • Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của công ty đến với khách hàng và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. 
  • Nghiên cứu và phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chăm sóc nguồn hàng cũ. 

Bộ phận kỹ thuật, sản xuất

Không phải công ty nào cũng có bộ phận sản xuất sản phẩm. Nếu bạn là công ty thương mại nhập hàng hóa từ bên khác thì không có phòng ban và nhân sự cho bộ phận này. Bộ phận kỹ thuật, sản xuất đóng vai trò thực hiện sản phẩm từ thiết kế, sản xuất các bước, kiểm soát chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Ngoài việc sản xuất trực tiếp, bộ phận này còn đảm trách các công việc bảo dưỡng và sửa chữa, bảo hành sản phẩm. Bên cạnh đó, còn cung cấp cho bộ phận kinh doanh những thông tin và chức năng cần thiết của sản phẩm phục vụ việc kết nối với khách hàng. 

Bộ phận kế toán

Kế toán là một trong các bộ phận trong công ty đảm trách vị trí quan trọng và cần thiết. Bộ phận kế toán quản lý sổ sách thể hiện rõ ràng và minh bạch các khoản tiền nong, chi tiêu hàng ngày, hàng tháng và cân đối doanh thu và lời lãi của công ty. Nhân sự trong bộ phận kế toán có thể chia thành nhiều vị trí như kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, kế toán bán hàng, kế toán thuế,… Đối với nhân sự kế toán thì sự cẩn thận và nhanh nhạy với con số, tính trung thực sẽ giúp bạn thành công.

? Xem thêm: Ngành kế toán gồm những mảng nào? Hướng nghiệp ngành kế toán

Bộ phận hành chính văn phòng

Bộ phận hành chính văn phòng
Bộ phận hành chính chịu trách nhiệm về nhân sự trong công ty

Nhân tố con người là quan trọng làm nên thành công của công ty, doanh nghiệp. Trong các bộ phận công ty thì bộ phận nhân sự và hành chính văn phòng xây dựng kế hoạch tuyển dụng, tổ chức nhân sự trong công ty. Đảm bảo chất lượng và sử dụng hợp lý nhân sự, phòng ban là công việc quan trọng giúp công ty hoạt động hiệu quả gia tăng doanh số. Do đó, doanh nghiệp rất chú trọng vào việc tuyển dụng nhân viên hành chính.

Bộ phận marketing

Trong thế giới hiện đại công nghệ 4.0, thì marketing là phòng ban không thể thiếu trong công ty. Để thành công trong kinh doanh, thì các công ty cần am hiểu thị trường và biết nắm bắt nhu cầu của khách hàng cùng với các kỹ năng trong kinh doanh. Bộ phận marketing giúp kết nối công ty với khách hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu, giới thiệu sản phẩm đến với người dùng.

? Xem thêm: Phòng Marketing gồm những bộ phận nào?

Trên đây, JobsGO đã chia sẻ với bạn về các bộ phận trong công ty. Công ty có rất nhiều phòng ban, bộ phận đảm trách các công việc khác nhau, tuy nhiên dù có làm ở vị trí nào đi nữa thì bạn cũng cần đóng góp sức mình vì mục tiêu chung của công ty.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: