Thuế Là Gì? Mục Đích Và Đặc Điểm Của Thuế Là Gì?

Đánh giá post

Thuế là gì? Hiểu đúng thuế sẽ giúp bạn thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đúng theo quy định của pháp luật. Bỏ túi kiến thức cực hay về thuế với thông tin được JobsGO chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thuế Là Gì? Các Thuật Ngữ Liên Quan Đến Thuế

1.1. Khái Niệm Thuế

Trên thế giới chưa có sự thống nhất về khái niệm thuế. Mỗi nhà kinh tế với góc nhìn khác nhau lại có những cách định nghĩa riêng. Vậy, khái niệm phổ biến nhất về thuế là gì?

Khái niệm thuế là gì?
Khái niệm thuế là gì?

Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với Nhà nước. Việc nộp thuế là nhằm mục đích chi tiêu cho những lợi ích chung của Nhà nước.

Thuế được áp dụng lần đầu tiên vào thời cổ đại khoảng 3000-2900 TCN tại Ai Cập. Khi đó, nếu không nộp thuế sẽ bị phạt rất nặng. Ngày nay, việc nộp thuế là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân, trốn nộp thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành tại từng quốc gia.

1.2. Thanh Tra Thuế

Thanh tra thuế chính là người đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra về các hoạt động kê khai và thực hiện nộp thuế của các tổ chức, doanh nghiệp. Việc kiểm tra này sẽ dựa trên cơ sở nguyên tắc từ quy định được pháp luật ban hành.

1.3. Đăng Ký Thuế

Đăng ký thuế là nghĩa vụ phải thực hiện của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Các đối tượng đăng ký thuế sẽ được cấp mã số thuế và mã số này sẽ sử dụng để nộp thuế về sau.

1.4. Khấu Trừ Thuế

Khấu trừ thuế là một khoản giảm trừ số tiền thuế phải trả của người nộp thuế hoặc doanh nghiệp từ số thuế được tính toán ban đầu. Khi tính toán thuế, người nộp thuế có thể được khấu trừ các khoản chi phí, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động kinh doanh và các khoản khác để giảm bớt số tiền thuế phải trả.

Xem thêm: Thu nhập chịu thuế là gì? Những thông tin về thuế thu nhập cá nhân

1.5. Thuế Suất

Thuế suất là mức phần trăm (%) được áp dụng lên giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ để tính toán số tiền thuế phải trả. Thuế suất có thể được áp dụng cho các loại thuế khác nhau như thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh thu, vv.

Thuế suất thường được quy định trong các quy định pháp lý và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại thuế và từng khoảng thời gian.

Thuế suất là gì?
Thuế suất là gì?

1.6. Báo Cáo Thuế

Báo cáo thuế được lập nên bởi bộ phận kế toán trong doanh nghiệp. Báo cáo này được lập theo thời gian quy định với nội dung có liên quan đến thuế.

1.7. Thuế Phụ Thu Surcharge

Thuế phụ thu Surcharge là một loại thuế được áp dụng thêm vào số tiền thuế chính khi mức thuế chính vượt quá một mức giới hạn nhất định. Thuế phụ thu này thường áp dụng trong vận chuyển hàng hóa như: Phụ phí vận chuyển, phụ phí dỡ hàng,…

2. Đặc Điểm Của Thuế

Đặc điểm của thuế là gì? Cụ thể các đặc điểm cơ bản của thuế như sau:

Đặc điểm của thuế
Đặc điểm của thuế

2.1. Thuế Có Tính Chất Bắt Buộc

Thuế là một khoản tiền mà tổ chức hoặc các nhân bắt buộc phải đóng góp vào Ngân sách Nhà nước. Thuế khác hoàn toàn với các hình thức huy động tài chính khác của Nhà nước.

Khi một cá nhân hoặc tổ chức đủ điều kiện nộp thuế theo quy định của pháp luật, thì dù có muốn hay không vẫn phải nộp thuế. Hình thức nộp thuế sẽ được cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn phù hợp.

Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền đại diện cho Nhà nước thu thuế cũng mang tính bắt buộc. Cơ quan này sẽ phải đảm bảo thu thuế đúng hạn, đủ chủ thể và bình đẳng.

2.2. Thuế Có Tính Chất Quyền Lực

Nhà nước chính là cơ quan quyền lực quyết định thu thuế của các tổ chức, cá nhân. Bởi 90% Ngân sách Nhà nước đều có nguồn thu từ thuế. Thuế giúp Nhà nước có tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động và đảm bảo thực hiện đúng các chức năng.

Việc thu thuế sẽ được thực hiện bằng nhiều cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà nước như: Tổng cục thuế, cơ quan thuế địa phương. Các cơ quan chịu trách nhiệm thu thuế nếu không hoàn thành nghĩa vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.3. Thuế Không Hoàn Trả Trực Tiếp, Không Mang Tính Đối Giá

Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nộp thuế theo quy định dù đã hoặc chưa nhận được lợi ích công cộng nào vẫn phải thực hiện nộp thuế. Thuế không hoàn trả trực tiếp, thay vào đó Nhà nước sẽ dùng ngân sách này chi tiêu xây dựng các công trình, các dự án phục vụ cộng đồng, trong đó người hưởng thụ có cả người nộp thuế.

2.4. Thuế Có Tính Chất Vĩnh Viễn

Người nộp thuế sẽ thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, nó không phải khoản vay nên không có tính chất hoàn trả. Nguồn thu từ thuế sẽ được Nhà nước phục vụ cho các hoạt động an sinh xã hội.

Xem thêm: Truy thu thuế là gì? Những quy định về truy thu thuế bạn không nên bỏ qua

3. Thuế Có Vai Trò Như Thế Nào?

Thuế có vai trò như thế nào?
Thuế có vai trò như thế nào?

Vai trò của thuế là gì? Thuế là nguồn thu chính của Ngân sách Nhà nước, vì vậy nó có vai trò vô cùng quan trọng với đời sống. Chi tiết như sau:

  • Thuế sẽ giúp Ngân sách Nhà nước tăng nguồn thu nhập, từ đó có thể giải quyết các vấn đề về an sinh, phúc lợi xã hội cho cộng đồng. Thuế cũng là nguồn tài chính để đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng công cộng phục vụ người dân.
  • Nộp thuế giúp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội được giảm xuống, qua đó giảm tình trạng phân biệt tầng lớp trong xã hội. Bởi những người phải nộp thuế thường là các đối tượng có thu nhập cao hơn hoặc bằng mức quy định của pháp luật.
  • Việc đóng thuế cho Ngân sách Nhà nước còn giúp nền kinh tế nước nhà được tăng trưởng, thức đầy nguồn lực xã hội, tăng hiệu suất công việc và đảm bảo công bằng xã hội được thực hiện,..
  • Khi nộp thuế, các cá nhân, tổ chức còn phải kê khai minh bạch các khoản tiền và nguồn thu. Từ đó đảm bảo tính hợp pháp và công bằng của mọi người trong xã hội.

4. Phân Loại Thuế Dựa Vào Những Tiêu Chí Nào?

Tùy thuộc vào tiêu chí khác nhau mà thuế được phân loại khác nhau. Cụ thể như sau:

Phân loại thuế
Phân loại thuế

4.1. Dựa Vào Cách Thu Thuế

Dựa vào cách thu thuế, thuế được phân thành các loại sau:

  • Thuế trực thu: Đây là loại thuế được thu trực tiếp từ thu nhập của các cá nhân. Người nộp thuế chính là người chịu thuế. Khoản thu này chính là động lực để điều tiết thu nhập của các cá nhân trong xã hội. Các loại thuế trực thu như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân.
  • Thuế gián thu: Thuế này Nhà nước thu từ người kinh doanh dịch vụ/hàng hóa, người sản xuất. Thuế gián thu là một trong những yếu tố tạo nên giá cả dịch vụ/hàng hóa do người sản xuất, người kinh doanh phải nộp cho nhà nước. Khi đó, người mua hàng chính là người chịu thuế. Nó bao gồm các loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu,..

4.2. Dựa Vào Tính Chất Hành Chính

Theo tính chất hành chính, thuế được phân loại như sau:

  • Thuế Nhà nước: dùng để nộp cho Ngân sách Nhà nước. Khi đã nộp thuế thì khoản tiền này không có khả năng thu hồi và người nộp thuế chính là người chịu thuế. Nó bao gồm: Thuế nhà đất, thuế TNCN,..
  • Thuế địa phương: dùng để nộp cho Ngân sách Địa phương. Loại thuế này sẽ được tính dựa trên sản phẩm hoặc dịch vụ mà người chịu thuế sử dụng.

4.3. Dựa Vào Tính Chất Kinh Tế

Theo tính chất kinh tế, thuế được phân loại thành:

  • Theo yếu tố kinh tế chịu thuế có: Thuế tài sản tiêu dùng, thuế tài sản, thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp. Người chịu thuế là người mua sắm và sử dụng các sản phẩm tiêu dùng, tài sản, người có nhu nhập từ mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế để doanh nghiệp hoạt động. Thuế được thu sẽ nộp vào Ngân sách Nhà nước và không hoàn trả trực tiếp.
  • Theo lĩnh vực kinh tế chịu thuế: Thuế bảo hiểm, thuế bất động sản,… Người chịu thuế là người tham gia mua bán, sử dụng bảo hiểm, bất động sản.
  • Theo tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sản phẩm/hàng hóa, thuế hộ gia đình, thuế tài nguyên,…

Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) – Quy định mới nhất 2023

5. Các Loại Thuế Phổ Biến Hiện Nay

JobsGO sẽ giới thiệu đến 10 loại thuế phổ biến nhất hiện nay. Chi tiết như sau:

Các loại thuế phổ biến hiện nay
Các loại thuế phổ biến hiện nay

5.1. Thuế Thu Nhập Cá Nhân

Loại thuế này sẽ thu trực tiếp vào các cá nhân có mức thu nhập bằng hoặc cao hơn mức quy định nộp thuế của pháp luật. Đối tượng chịu thuế sẽ là công dân Việt Nam ở nước ngoài, công dân đang sinh sống trên lãnh thổ nước ta và đối tượng nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.

5.2. Thuế Giá Trị Gia Tăng

Thuế giá trị gia tăng chính là VAT được tính vào hàng hóa/dịch vụ. Doanh nghiệp có 2 cách kê khai thuế giá trị gia tăng là: Kê khai trực tiếp và khấu trừ.

5.3. Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho các ngành hàng, dịch vụ xa xỉ, chẳng hạn như ô tô, rượu, thuốc lá,… Thuế này không có lợi cho người tiêu dùng bởi họ sẽ phải mua sản phẩm với mức giá cao hơn, nhưng nó lại vô cùng quan trọng với việc điều tiết nguồn cung sản phẩm trong thị trường.

5.4. Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Đây là loại thuế mà doanh nghiệp sẽ phải nộp trực tiếp cho Ngân sách Nhà nước dựa vào tổng thu nhập của toàn doanh nghiệp.

5.5. Thuế Sử Dụng Đất

Thuế này được thu đối với chủ sử dụng đất mà Nhà nước giao cho.

5.6. Thuế Xuất Nhập Khẩu

Thuế xuất nhập khẩu áp dụng với cá nhân, tổ chức khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Mức thuế được tính theo giá trị của mặt hàng xuất khẩu đi.

5.7. Thuế Tài Nguyên

Khoản thuế này thu từ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên. Mức thuế đóng dựa vào sản lượng tài nguyên khai thác.

5.8. Thuế Bảo Vệ Môi Trường

Thuế bảo vệ môi trường được Nhà nước thu nhằm mục đích điều tiết các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường sống, môi trường tự nhiên.

Thuế bảo vệ môi trường

5.9. Lệ Phí Môn Bài

Nó còn được gọi là thuế môn bài. Loại thuế này doanh nghiệp nộp từ đầu năm cho Nhà nước để thống kê số lượng doanh nghiệp, công ty, hộ kinh doanh, hợp tác xã,…

5.10. Lệ Phí Trước Bạ

Phí này sẽ phát sinh khi sang tên, đăng ký quyền sở hữu, chuyển nhượng tài sản. Mức thu sẽ dựa vào giá trị của tài sản.

Xem thêm: Hướng dẫn cách quyết toán thuế TNCN online mới nhất

6. Danh Sách Các Luật Liên Quan Đến Thuế Tại Việt Nam

Dưới đây là danh sách văn bản hướng dẫn các Luật Thuế hiện hành tại Việt Nam. Cần lưu ý rằng, một số luật trong danh sách này đã được sửa đổi, bổ sung bởi các luật khác. Chính vì vậy, khi tra cứu điều luật, bạn cần kiểm tra kỹ nội dung xem luật có bị sửa đổi, bổ sung hay thay thế hay không.

TT Tên văn bản Ngày có hiệu lực Văn bản sửa đổi bổ sung
1 Luật thuế Sử dụng Đất Nông nghiệp 1993 01/01/1994

2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 01/01/2009
  • Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016
  • Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015
  • Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 01/01/2009
  • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014
  • Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015
  • Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021
  • Luật Dầu khí 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 01/01/2009
5 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 01/04/2009
6 Luật Thuế tài nguyên 2009 01/07/2010
  • Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015
  • Luật Dầu khí 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
7 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 01/01/2012

8 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 01/01/2012

9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 01/09/2016

10 Luật Kế toán 2015 01/01/2017 Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020
11 Luật Quản lý thuế 2019 01/07/2020

7. Cá Nhân, Tổ Chức Việt Nam Chậm Nộp Thuế Bị Xử Phạt Như Thế Nào?

Cá nhân, tổ chức Việt Nam chậm nộp thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành. Các biện pháp xử phạt bao gồm:

7.1. Nộp Tiền Chậm Nộp

Theo Điều 59 Luật Quản lý thuế, cá nhân, tổ chức chậm nộp thuế sẽ phải nộp thêm tiền chậm nộp với mức tính và thời gian tính tiền chậm nộp như sau:

  • Mức tính tiền chậm nộp: 0,03%/ngày x Số tiền thuế chậm nộp.
  • Thời gian tính tiền chậm nộp: Tính liên tục từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền thuế chậm nộp đã được nộp vào ngân sách nhà nước.

7.2. Xử Phạt Hành Chính

Theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt hành chính trong các trường hợp sau:

  • Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn trên 90 ngày và có phát sinh số thuế phải nộp mà đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
  • Mức phạt tiền từ 15 triệu – 25 triệu đồng.

>>> Tìm hiểu thêm: Mã số thuế công ty để làm gì?

8. Cá Nhân, Tổ Chức Việt Nam Nộp Thuế Ở Đâu? Theo Hình Thức Nào?

Điều 56 Luật Quản lý thuế 2019 quy định cụ thể về địa điểm và hình thức nộp thuế như sau:

Điều 56. Địa điểm và hình thức nộp thuế

1. Người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:

a) Tại Kho bạc Nhà nước;

b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;

c) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;

d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

9. Trốn Thuế Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền bằng 1 lần số tiền trốn thuế tới 3 lần số tiền trốn thuế tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Căn cứ Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cá nhân, tổ chức có hành vi trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt tiền, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự:

  • Cá nhân có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng tới 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng tới 7 năm tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi trốn thuế. Ngoài ra, các cá nhân còn phải chịu hình phạt bổ sung bao gồm phạt tiền từ 20 triệu tới 100 triệu, cấm làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm hoặc bị tịch thu một phần/ toàn bộ tài sản.
  • Pháp nhân thương mại phạt tiền từ 300 triệu tới 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm. Ngoài ra, tổ chức thực hiện hành vi trốn thuế trên 100 triệu đồng có thể phải chịu hình phạt bổ sung gồm phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

Qua kiến thức được chia sẻ trong bài, chắc chắn bạn đã hiểu “thuế là gì?” rồi đúng không? Bên cạnh đó bạn còn nắm được rất nhiều thông tin bổ ích liên quan đến thuế. Hy vọng nó hữu ích và giúp các bạn rất nhiều trong công việc của mình, đặc biệt là công việc kế toán thuế.

Câu hỏi thường gặp

1. Quyết Toán Thuế Là Gì?

Quyết toán thuế là quá trình kiểm tra và xác nhận số thuế mà cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đã nộp trong một kỳ thuế. Quyết toán thuế được thực hiện để đảm bảo rằng các khoản thuế đã được tính toán và nộp đúng theo quy định của pháp luật. Quá trình này bao gồm việc kiểm tra, đối chiếu các khoản thuế phải nộp, đã nộp và số thuế còn phải nộp hoặc được hoàn lại. Quyết toán thuế thường diễn ra vào cuối kỳ kế toán hoặc năm tài chính.

2. Ưu Đãi Thuế Là Gì?

Ưu đãi thuế là các chính sách, biện pháp mà nhà nước áp dụng nhằm giảm bớt gánh nặng thuế cho các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp trong một số trường hợp nhất định. Các ưu đãi thuế có thể bao gồm:

  • Miễn thuế: Không phải nộp một số loại thuế trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Giảm thuế: Giảm một phần số thuế phải nộp.
  • Hoãn thuế: Cho phép nộp thuế vào một thời điểm muộn hơn mà không bị phạt.

Ưu đãi thuế thường được áp dụng để khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường hoặc hỗ trợ các ngành nghề, khu vực đặc biệt.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: