Ngành Ngân Hàng là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành Tài Chính Ngân Hàng

Đánh giá post

Ngành học vẫn luôn là mối quan tâm của nhiều cha mẹ và các bạn. Một ngành được cho là tiềm năng hơn cả đó là ngành ngân hàng. Vậy bạn đã nắm được những thông tin gì về ngành này? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu trong nội dung bài viết sau nhé.

1. Tìm hiểu chung về ngành Tài chính – Ngân hàng

ngành ngân hàng
Ngành Tài chính – Ngân hàng

Ngành Ngân hàng hay Tài chính – Ngân hàng (Finance and Banking) là ngành học tương đối rộng, bao phủ nhiều hoạt động liên quan đến giao dịch và tiền tệ, kinh doanh thông qua một bên khác đó là ngân hàng.

Cụ thể ngành này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: tài chính doanh nghiệp, tài chính thuế, công cụ tài chính để thực hiện thanh toán cước phí trong và ngoài nước.

Ngành Tài chính – Ngân hàng lại được chia nhỏ thành nhiều chuyên ngành như:

  • Chuyên ngành ngân hàng
  • Tài chính
  • Phân tích tài chính
  • Kinh tế học tài chính
  • v.v…

>> Xem thêm: Giao dịch viên ngân hàng là gì?

2. Ngành Tài chính – Ngân hàng học những gì?

Khối lượng kiến thức mà bạn phải học khi theo đuổi chuyên ngành này này cũng tương đối nhiều. Đầu tiên, bạn sẽ được nhà trường đào tạo, truyền đạt kiến thức chuyên môn liên quan đến ngân hàng, tài chính, tiền tệ, phương pháp quản trị tín dụng,… Đây sẽ là nền tảng cơ bản nhất giúp bạn theo đuổi, phát triển trong ngành này.

tài chính - ngân hàng
Ngành tài chính – ngân hàng học gì?

Không chỉ vậy, với ngành Tài chính – Ngân hàng các bạn còn được học thêm nhiều kiến thức về quản lý tài chính hiệu quả, tiền tệ, quản trị ngân hàng, doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể nắm được quy trình hoạt động tài chính và kế toán thuế, bảo hiểm trong ngân hàng,…

Chương trình học của ngành bạn có thể tham khảo như sau:

Học phần bắt buộc gồm các môn như:

  • Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê I, II
  • Đường lối cách mạng của Đảng
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tiếng Anh I, II
  • Mô hình toán
  • Pháp luật đại cương
  • Tin học đại cương
  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
  • Kinh tế vĩ mô, vi mô
  • Pháp luật kinh tế
  • Nguyên lý kế toán

Kiến thức tự chọn:

  • Kinh tế quốc tế
  • Kinh tế phát triển
  • Kinh tế công cộng
  • Lịch sử kinh tế quốc dân
  • Lịch sử học thuyết kinh  tế

Kiến thức chuyên ngành:

  • Tín dụng ngân hàng I
  • Kế toán ngân hàng I
  • Thanh toán quốc tế
  • Quản trị ngân hàng
  • Tài trợ dự án
  • Tín dụng ngân hàng II
  • Quản trị rủi ro tín dụng
  • Kinh doanh ngoại hối
  • v.v…

Ngoài ra, các bạn còn phải thực hiện khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp hoặc học các học phần bổ sung khoá luận khác.

>> Xem thêm: Nghiệp vụ kế toán ngân hàng

3. Ngành Tài chính – Ngân hàng có được ưa chuộng?

Ngành Tài chính – Ngân hàng trong vài năm trở lại đây được nhiều bạn tìm hiểu và theo học bởi cơ hội việc làm cho lĩnh vực này rất rộng lớn. Đặc biệt, nguồn nhân lực cho ngân hàng đang thiếu, đặc biệt là ở các vị trí trong ngân hàng như: Quản trị rủi ro trong ngân hàng, quản lý, đầu tư,… Hầu hết các công việc này đều phải thuê chuyên gia từ nước ngoài. Điều này cho thấy, chất lượng nhân lực vẫn còn đang thấp. Vì vậy, đây sẽ là những cơ hội lớn cho các bạn sau khi ra trường.

4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành Tài chính – Ngân hàng

Ở bất kỳ một ngành nào cũng cần phải có tố chất riêng phù hợp với nghề. Đối với Tài chính – Ngân hàng, các bạn cần có sự đam mê, sáng tạo và năng động. Đặc biệt bạn còn phải giao tiếp tốt, tư vấn, đàm phán hiệu quả. Để biết bản thân có phù hợp với ngành không, bạn hãy xem xét các tố chất ở mình như sau:

  • Có khả năng tính toán nhanh nhạy, tư duy logic: Ngành học này chủ yếu thiên về những con số, số liệu. Vì thế kể cả khi học và khi ra trường đi làm bạn đều cần đến kỹ năng tính toán này. Nó giúp bạn thực hiện tốt công việc và được đề bạt với vị trí cao hơn.
  • Cần phải trung thực: Ngành Tài chính – Ngân hàng yêu cầu cao về tính trung thực. Bởi chỉ cần một lời nói dối để lấp đi cái sai trước mắt cũng có thể khiến cả doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.
  • Chính xác tuyệt đối: Mọi phép tính toán, con số đều phải đưa ra kết quả chính xác tuyệt đối, không có tương đối hoặc sai sót.
  • Có khả năng sử dụng máy tính thành thạo: Trong thời đại công nghệ 4.0, bạn cần phải sử dụng máy tính tốt, cơ bản để học tập và làm việc tốt hơn.
  • Ngoại ngữ tốt: Nếu muốn làm việc trong môi trường nước ngoài hoặc muốn thăng tiến cao hơn bạn cần có khả năng ngoại ngữ tốt. Nó giúp bạn giao tiếp với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp hiệu quả hơn.
  • Có thể chịu được áp lực cao: Đối với những người học Tài chính – Ngân hàng, áp lực trong học tập, công việc là vô cùng lớn. Khối lượng kiến thức nhiều có thể khiến bạn mệt mỏi, vì vậy hãy cố gắng vượt qua nhé.
  • Yêu thích những con số khô khan: Đây là ngành có nhiều số, nhiều phép tính toán. Ngay từ đầu bạn phải xác định có đam mê, yêu thích với số để việc học được thuận lợi hơn.
ngành Tài chính - Ngân hàng
Cách xác định xem có phù hợp với ngành Tài chính – Ngân hàng không?

5. Ngành Tài chính – Ngân hàng thi khối gì?

Ngành Tài chính – Ngân hàng có mã ngành 7340201 thường được xét tuyển dựa trên 3 tổ hợp môn.

  • Khối A00: Toán, Lý, Hoá
  • Khối A01: Toán, Lý, Anh
  • Khối D01: Toán, Văn, Anh

6. Học Tài chính – Ngân hàng tại trường nào?

Để có thêm những lựa chọn trường tốt nhất, bạn hãy tham khảo ngay các trường có đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng sau nhé.

Khu vực

 

Tên trường

 

Tổ hợp môn

 

Điểm chuẩn

 

 

2020 2021 2022
Miền Bắc Đại học Ngoại Thương Hà Nội A01, D01, D03, D04. D06, D07 27.65 28.25 26.8
Học viện Ngân Hàng A00, A01, D01, D07 25.5 26.5 25.8
Học viện Tài Chính A00, A01, D01, D07 25 26.1 25.8
Đại học Công Đoàn A00, A01, D01 22.5 24.7 23.5
Miền Trung Đại học Kinh Tế Huế A00, D01, D03, D06 17 17 18
Đại học Kinh Tế Đà Nẵng A00, A01, D01, D90 24 25.25 23.75
Miền Nam Đại học Kinh Tế TPHCM A00, A01, D01, D07 25.8 25.9 17
Đại học Tôn Đức Thắng A00, A01, D01, D07 33.5 34.8 36
Đại học Công nghiệp TPHCM A00, A01, D01, D09 22.5 23.5 27.7

7. Học ngành Tài chính – Ngân hàng ra trường làm gì?

Sau khi ra trường với ngành tài chính, ngân hàng các bạn có thể làm việc tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nhau. Cụ thể một số việc nổi bật như:

  • Làm việc trong ngân hàng, Bộ tài chính: Bạn sẽ phải đưa ra những định hướng, chiến lược về chính sách tiền tệ và các loại chính sách khác.
  • Làm chuyên viên quản lý tiền trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Chuyên viên tín dụng, thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng.
  • Làm chuyên viên chăm sóc khách hàng: Giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề về khách hàng, có liên quan đến tài chính, ngân hàng, tư vấn chính sách.
  • Làm chuyên viên tiếp nhận hồ sơ, tư vấn trong ngân hàng.
  • Nếu như bạn mới tốt nghiệp với bằng cử nhân thì còn có thể đảm nhận các vị trí như: Cán bộ thuế, làm về chứng khoán, bảo hiểm.

>> Xem thêm: CV xin việc ngân hàng

ngành tài chính
Tài chính – Ngân hàng ra trường làm gì?

8. Mức lương dành cho ngành Tài chính – Ngân hàng

Mức lương sau khi ra trường là câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc. Với ngành tài chính – ngân hàng, bạn sẽ có mức lương như sau:

  • Với các bạn mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, mức lương sẽ từ 6 – 9 triệu đồng/tháng.
  • Với bạn đã có kinh nghiệm thực tế từ 1-2 năm, mức lương được nhận từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
  • Với các bạn có kinh nghiệm, có năng lực tốt trong ngành Tài chính – Ngân hàng, mức lương được nhận có thể từ 20 – 25 triệu đồng/tháng, thậm chí còn cao hơn.

>>Xem thêm: Việc làm ngân hàng

Có thể thấy, ngành ngân hàng khá tiềm năng, tạo ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai cho bạn. Vì thế, nếu xác định theo đuổi ngành này thì ngay từ đầu bạn phải thật sự nỗ lực. Chúc bạn thành công!

>> Xem thêm: Banker là gì?

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: