Các quy trình kế toán trong doanh nghiệp mà bạn cần biết

Đánh giá post

Quy trình kế toán có tầm quan trọng như thế nào với doanh nghiệp? giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quản lý tài chính. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp theo dõi các giao dịch tài chính một cách hiệu quả mà còn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý. Để xây dựng một quy trình kế toán hiệu quả, các doanh nghiệp cần chú ý đến yêu cầu tuyển dụng kế toán để đảm bảo rằng nhân sự phù hợp và có đủ kỹ năng cần thiết. Quy trình tiến hành của nó chi tiết có các bước thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của JobsGO sẽ gửi đến bạn những thông tin bổ ích nhất.

1. Tầm quan trọng của quy trình kế toán trong doanh nghiệp

Quy trình kế toán là các bước thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp. Các bước này được áp dụng theo một trật tự và có mối quan hệ mật thiết với mọi phong ban trong doanh nghiệp.

quy trình kế toán

Quy trình kế toán được quy đổi theo quyền hạn, trách nhiệm, mức độ quan trọng để triển khai các nghiệp vụ kế toán với các phát sinh như: trao đổi, mua bán, biếu tặng,… Quy trình kế toán phải có tính thực tế và được điều chỉnh trong quá trình làm việc lâu dài. Mọi nhân viên trong bộ phận kế toán đều phải nắm rõ về quy trình này để thực hiện và áp dụng vào thực tế toán nghiệp từ đó xử lý nhanh các phát sinh liên quan đến quá trình làm việc.

2. Quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp

Quy trình kế toán chuẩn trong doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước sau:

2.1 Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh

Kế toán sẽ tiến hành tổng hợp lại toàn bộ các công việc, quan hệ mua bán kinh tế, các phát sinh tài chính hàng ngày tại doanh nghiệp. Các phòng ban khi có phát sinh tài chính cần tiến hành lập chứng từ gốc theo quy định.

Một số nghiệp vụ phát sinh cần lập chứng từ gốc như: Tiền bảo hiểm cho nhân viên, tiền chi ứng mua văn phòng phẩm trong 3 tháng,… Trong đó, các khoản chi phí này có thể được phân loại theo tiêu chí added là gì, giúp xác định rõ hơn về nguồn gốc và mục đích sử dụng của các chi phí này.

2.2 Bước 2: Lập chứng từ gốc trên căn cứ đã tổng hợp được

Chứng từ gốc không chỉ căn cứ pháp lý mà nó còn là bằng chứng để kế toán doanh nghiệp thực hiện ghi nhận các giao dịch vào sổ kế toán. Chứng từ này sẽ được lập khi có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế.

các quy trình kế toán trong doanh nghiệp
Quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp

2.3 Bước 3: Xử lý kiểm tra chứng từ gốc

Những chứng từ gốc sau khi được lập sẽ chuyển vào phòng kế toán để tổng hợp và kiểm tra tính chính xác, đúng đắn. Sau đó mới đưa chứng từ lên kế toán trưởng xét duyệt và phát hiện các sai phạm để hạn chế sai sót trong quy trình kế toán sau này.

2.4 Bước 4: Tiến hành ghi sổ sách kế toán

Kế toán lập hoàn chỉnh chứng từ kế toán gốc, đó sẽ là căn cứ để kế toán bắt đầu nhập liệu lên hệ thống, ghi chép vào sổ kế toán chi và lưu trữ lâu dài.

2.5 Bước 5: Sắp xếp chứng từ kế toán

Kế toán sẽ sắp xếp các chứng từ kế toán theo thứ tự thời gian chuẩn hoặc sắp xếp theo phòng ban. Sự sắp xếp khoa học sẽ tranh sai sót và việc tìm kiếm chứng từ kế toán sẽ nhanh chóng hơn.

quy trình làm việc của kế toán
Sắp xếp chứng từ kế toán

2.6 Bước 6: Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển

Khi khóa sổ kế toán, nhân viên kế toán cần thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển. Đây chính là nghiệp vụ kế toán nhằm tổng hợp dữ liệu trong tháng qua các bút toán tổng kết hàng ngày. Từ đó xác định chính xác số dư nguồn vốn, tài sản và lãi lỗ của doanh nghiệp trong kỳ.

2.7 Bước 7: Khóa sổ, xác định số dư

Nhân viên kế toán sẽ tổng hợp toàn bộ chứng từ đã được kiểm tra và hoàn thiện bút toán để lên sổ cái kế toán và khóa lại, sau đó nó được lưu trữ mà không thể chỉnh sửa. Đây chính là tài liệu quan trọng để lập báo cáo tài chính.

>> Xem thêm: Tuyển dụng kế toán trưởng

2.8 Bước 8: Lập bảng cân đối số phát sinh

Lập bảng cân đối số phát sinh là bước quan trọng trong quy trình kế toán của các doanh nghiệp. Nó được lập dựa trên số liệu từ sổ cái và sổ chi tiết để tổng hợp lại toàn bộ. Từ đó việc thực hiện báo cáo tài chính sẽ dễ dàng và chuẩn xác hơn.

2.9 Bước 9: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế

Cuối cùng, nhân viên kế toán phải lập báo cáo tài chính, thực hiện quyết toán thuế với những nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn phức tạp. Truy thu thuế cũng là một lý do khiến kế toán cần phải cẩn trọng trong việc theo dõi và báo cáo các hoạt động tài chính. Khi lập báo cáo tài chính, cần dựa vào 4 tài liệu chính là:

>>> Tìm hiểu thêm: Quyết toán là gì

3. Quy trình kế toán phần hành trong doanh nghiệp

Để phục vụ công việc hàng ngày của mình, kế toán doanh nghiệp cần nắm rõ về quy trình kế toán. Quy trình kế toán phần hành trong doanh nghiệp gồm có:

3.1 Quy trình kế toán bán hàng

chu trình kế toán
Quy trình kế toán bán hàng

3.2 Quy trình kế toán mua hàng

quy trình kế toán trong doanh nghiệp
Quy trình kế toán mua hàng

3.3 Quy trình kế toán tiền

các quy trình kế toán
Quy trình kế toán tiền

3.4 Quy trình kế toán tiền lương

quy trình hạch toán kế toán
Quy trình kế toán tiền lương

3.5 Quy trình kế toán Tài sản cố định

Quy trình kế toán Tài sản cố định
Quy trình kế toán Tài sản cố định

3.6 Quy trình kế toán kho

Quy trình kế toán kho
Quy trình kế toán kho

Như vậy, bài viết trên đã gửi đến bạn đọc đầy đủ và chi tiết về quy trình kế toán chuẩn trong doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng nó hữu ích và giúp các bạn có thể xây dựng quy trình chất lượng cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm kế toán nói chung tìm việc làm kế toán tổng hợp nói riêng, truy cập ngay vào JobsGO.vn, có rất nhiều việc làm khác nhau được đăng tải mà bạn có thể ứng tuyển đấy nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: