Hiện nay, việc các Giám đốc phải đi công tác xa trong thời gian dài là điều diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, CEO không có mặt, làm sao để nhân viên vẫn chấp hành nội quy, làm việc hiệu quả? Đây có lẽ là vấn đề khiến không ít nhà lãnh đạo phải đau đầu. Vậy thì trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ tổng hợp lại một số bí quyết hay, cùng đọc và tham khảo bạn nhé.
Thực tế, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, việc quản lý nhân sự từ xa là điều không quá khó khăn. Trong đó, có 5 tips giúp CEO đảm bảo luôn nắm bắt được tình hình làm việc của nhân viên tốt nhất đó là:
Mục lục
1. Xây dựng đội ngũ quản lý, lãnh đạo riêng từng bộ phận
Một doanh nghiệp sẽ có rất nhiều nhân viên thuộc các bộ phận khác nhau. Do đó, một mình CEO chắc chắn sẽ không thể nào quản lý được tất cả, đặc biệt là khi bản thân họ thường xuyên phải đi công tác. Chính vì vậy, việc xây dựng nên đội ngũ quản lý theo từng phòng, nhóm là điều rất cần thiết.
Khi đó, CEO có thể nắm được toàn bộ tình hình hoạt động của công ty thông qua những người quản lý cấp dưới này.
Xem thêm: Quản trị là gì? Phân biệt quản trị và quản lý
2. Luôn phân công công việc rõ ràng, cụ thể
Quản trị doanh nghiệp từ xa không có nghĩa là các Giám đốc sẽ phải “săm soi” thời gian hay công việc cụ thể của từng nhân viên. Điều mà CEO cần phải chú trọng chính là mục tiêu đặt ra cùng kết quả đạt được như thế nào?
Riêng vấn đề về giờ giấc đi – về, thời gian làm việc, đầu việc của nhân viên, các CEO không cần phải giám sát quá khắt khe. Tuy nhiên, xét về kết quả công việc, CEO cần phải nắm thật rõ, đánh giá được mức độ hiệu quả so với kỳ vọng được bản thân cũng như doanh nghiệp đã đưa ra.
Và để đảm bảo được điều này, ngay từ ban đầu, CEO sẽ cần phải thiết lập hệ thống phân chia công việc cụ thể, rõ ràng và trao đổi, truyền đạt tới nhân viên. Khi nhân viên đã hiểu được nhiệm vụ của mình là gì, họ mới có thể thực hiện và mang lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, mỗi bộ phận, phòng ban sẽ cần có các buổi họp định kỳ để trao đổi, thảo luận cũng như giải quyết các vấn đề tồn đọng, vướng mắc trong quá trình làm việc. Cuối cùng, lãnh đạo từng phòng sẽ phải báo cáo lại tình hình để CEO nắm bắt.
3. Tạo môi trường tốt nhất cho nhân viên
Nhân viên có chấp hành nội quy, làm việc hiệu quả được hay không một phần cũng tùy thuộc vào môi trường làm việc. Bởi vậy, để thúc đẩy được tinh thần tự giác trong công việc của nhân viên, các nhà quản trị, lãnh đạo sẽ cần đảm bảo mang đến cho họ một môi trường tốt nhất.
Chẳng hạn như linh hoạt về thời gian, phương thức làm việc, cung cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công việc, tạo sự gắn kết, thân thiện trong tập thể,… Đặc biệt, CEO nên khuyến khích mọi người có sự trao đổi, tương tác với nhau thường xuyên. Một khi đã tạo được sự tin tưởng, tôn trọng, nhân viên chắc chắn sẽ tự giác làm việc thật tốt. Cho dù CEO có thường xuyên vắng mặt, các cá nhân, bộ phận vẫn sẽ luôn làm việc hiệu quả.
Xem thêm: 5 ý tưởng cải thiện môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên
4. Tận dụng tối đa công nghệ
Sự phát triển của công nghệ cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.Một trong số đó là các công cụ quản lý nhân viên kết hợp với nền tảng Internet.
Ví dụ như các ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây sẽ cho phép nhân viên có thể truy cập, theo dõi và chia sẻ dữ liệu trong nội bộ công ty. Hay các bộ phận, phòng ban có thể họp với sếp qua video mà không cần gặp mặt trực tiếp,…
Đặc biệt, hiện nay nhiều doanh nghiệp còn áp dụng app chấm công trên thiết bị di động. Điều này không chỉ giúp giảm tải công việc cho bộ phận HR mà nhà quản trị còn có thể theo dõi chi tiết về tình hình đi làm của nhân viên. Do đó, dù CEO thường xuyên phải đi công tác, họ vẫn có thể quản lý nhân sự một cách hiệu quả.
5. Áp dụng các phần mềm quản trị
Một trong những cách để quản trị nhân sự khi CEO vắng mặt chính là áp dụng các phần mềm công việc. Với các công cụ này, ngay cả khi ở rất xa, nhà quản trị vẫn có thể kiểm soát được thông tin, dữ liệu cần thiết (báo cáo tài chính, báo cáo công việc, nhân sự, hàng hóa, sản phẩm, tình trạng công việc,…).
Ngoài ra, các công cụ này cũng cho phép nhà quản trị có thể đánh giá chính xác, khách quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, năng suất của nhân viên ra sao. Từ đây, họ sẽ đưa ra được những chiến lược, chính sách phù hợp nhất cho từng giai đoạn.
Xem thêm: Quản trị tuyển dụng là gì? Tổng hợp thông tin bổ ích liên quan
Như vậy, ngay cả khi CEO thường xuyên phải đi công tác, việc quản trị doanh nghiệp vẫn không phải là vấn đề quá khó khăn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)