Quản lý cấp cao là gì? Kỹ năng quản lý cấp cao gồm những gì?

Đánh giá post

Quản lý cấp cao là gì? Bạn hiểu thế nào về họ? Theo bạn một người quản lý cấp cao cần những kỹ năng nào? Để trả lời được toàn bộ câu hỏi trên, bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở nội dung bài viết này nhé.

Tìm hiểu quản lý cấp cao là gì?

Trước tiên bạn cần hiểu người quản lí là gì? Họ làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp và thực hiện điều khiển, phân công công việc cho người khác. Ngoài ra họ còn phải chịu trách nhiệm về kết quả của nhân viên cấp dưới. Người quản lý còn phải lập kế hoạch, tổ chức và lãnh đạo con người, kiểm soát tài chính, vật chất để đạt mục tiêu.

Quản lý cấp cao là gì
Tìm hiểu quản lý cấp cao là gì?

Quản lý cấp cao là ai? Trên thực tế họ chính là nhân sự của một doanh nghiệp, tổ chức. Họ nằm trong đội quản lý cốt lõi thế nhưng không phải thành viên của Hội đồng quản trị.

Một người quản lý cấp cao thường có từ 5 năm đến 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý. Họ sẽ trực tiếp phụ trách một phòng với vai trò lập kế hoạch, chỉ đạo và phân công, đồng thời họ cũng sẽ đánh giá hiệu suất làm việc của từng nhân viên.

 👉 Xem thêm: Nhà quản trị là ai? Các cấp quản trị là gì?

Trách nhiệm của một quản lý cấp cao

Thông thường trách nhiệm của một quản lý cấp cao sẽ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh và cấu trúc của công ty. Tuy nhiên cũng có một số trách nhiệm chính đặc trưng như sau:

Giám sát năng suất làm việc của nhân viên

Đối với nhà quản lý cấp cao, họ sẽ phải đảm bảo năng suất, hiệu quả công việc của từng nhân viên. Họ phải liên hệ với người quản lý thấp hơn để tổng hợp thông tin, báo cáo của từng người. Việc giám sát của họ sẽ giúp nâng cao vai trò lãnh đạo, tìm hướng giải quyết khi gặp vấn đề.

 👉 Xem thêm: Quản lý cấp trung là gì?

Thực hiện quản lý ngân sách

Quản lý cấp cao là gì
Trách nhiệm của một quản lý cấp cao

Họ sẽ phải làm việc với các bộ phận khác để cùng lên kế hoạch sử dụng ngân sách hợp lý. Tùy thuộc vào từng hoạt động kinh doanh, nhiệm vụ mà phân bổ kinh phí. Những điều này sẽ giúp cho việc chi của dự án tối ưu và hiệu quả nhất.

Đảm bảo KPI và mục tiêu

Hầu hết các nhà quản lý cấp cao sẽ phải đảm bảo KPI và mục tiêu đưa ra trước đó bằng việc giám sát, đôn đốc nhân viên làm việc hiệu quả. Không chỉ vậy, họ còn phải trực tiếp tạo động lực, khích lệ nhân viên cố gắng cống hiến cho công ty nhiều hơn.

Phê duyệt vấn đề tuyển dụng, sa thải

Thông thường việc này sẽ do phòng nhân sự hoặc ban giám đốc công ty thực hiện. Tuy nhiên ở một số công ty, lãnh đạo cấp cao có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về văn hóa, sứ mệnh thì cũng có thể đảm nhận trách nhiệm này.

Người quản lý cấp cao đưa ra nhận xét, đánh giá hiệu quả công việc nên họ cũng quyết định việc sa thải, bổ nhiệm nhân sự mới. Bởi chỉ khi sắp xếp nhân sự hợp lý thì bộ máy mới hoạt động tốt.

Đưa ra ý kiến đóng góp vào quyết định kinh doanh

Có thể bạn chưa biết, một nhà quản lý cấp cao có thể thay đổi chính sách hoặc kế hoạch kinh doanh của công ty dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm.

Họ cùng với các phòng ban khác họp, điều hành và đưa ra quyết định. Cũng vì thế mà họ là người định hình chiến lược của doanh nghiệp, đóng góp quan trọng vào việc phát triển chung.

 👉 Xem thêm: Phân biệt lãnh đạo và quản lý – tưởng không khác mà khác không tưởng

Những kỹ năng quản lý cấp cao cần có

Trách nhiệm mà một người quản lý cấp cao phải gánh vác trên vai là rất lớn. Vậy họ cần có những kỹ năng gì để đảm bảo công việc đó?

Quản lý cấp cao là gì
Những kỹ năng quản lý cấp cao cần có
  • Về khả năng lãnh đạo: Quản lý cấp cao muốn đạt được năng xuất trong kinh doanh, hiệu quả trong tổ chức thì phải có kỹ năng lãnh đạo, biết điểm mạnh, điểm yếu của từng người để phân công.
  • Về khả năng giao tiếp: Trong công việc họ luôn phải trao đổi thông tin với giám đốc và bộ phận khác. Vì thế mà giao tiếp sẽ là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ: Hiện nay có nhiều doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số sang giám sát hiệu suất bằng phần mềm. Là một nhà quản lý cấp cao, bạn phải biết và sử dụng thành thạo những công nghệ này.
  • Kỹ năng ra quyết định: Bạn cần phải đưa ra quyết định nhanh, dứt khoát và chính xác trong những tình huống khẩn cấp. Có thể nói đây cũng chính là một phần của việc giải quyết vấn đề trong công ty.
  • Cảm xúc và trí tuệ: Với một người quản lý cấp cao, bạn cần ứng biến, bắt nhịp nhanh với các tình huống, hoàn cảnh. Vì thế mà trí tuệ và cảm xúc sẽ đóng góp vai trò quan trọng để duy trì khách quan, trung thực.

 👉 Xem thêm: [Chia sẻ] Các kỹ năng lãnh đạo cần cho một nhà quản lý giỏi

Quản lý cấp cao là một vị trí mà nhiều người mong muốn đạt được trong công việc. Nó không những thể hiện bản lĩnh mà còn thể hiện địa vị, tiếng nói của bạn trong công ty. Để làm được như vậy, bạn cần phải trang bị thêm cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Rất mong bài viết này của JobsGO đã giúp bạn hiểu “quản lý cấp cao là gì?”. Chúc bạn thành công và đạt được mục đích!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: