Phân tích tài chính doanh nghiệp là một hoạt động rất cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy hiểu cụ thể về phân tích tài chính là gì? Nó bao gồm những yếu tố nào? Vai trò đối với các doanh nghiệp ra sao? Cùng JobsGO tìm hiểu qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Mục lục
1. Phân tích tài chính là gì?
Phân tích tài chính là gì? Phân tích tài chính doanh nghiệp hiểu đơn giản chính là quá trình vận dụng các phương pháp về phân tích khoa học nhằm đánh giá vấn đề tài chính. Hoạt động này giúp cho các doanh nghiệp có thể nắm được thực trạng và an ninh của tài chính như thế nào? Thông qua đó, họ sẽ dự đoán được tài chính trong tương lai cũng như các rủi ro có thể gặp phải.
2. Mục tiêu phân tích tài chính
Phân tích tài chính là quá trình dài hạn và phải sử dụng nhiều báo cáo tài chính trong suốt các kỳ trong năm, kết hợp với các công cụ và kỹ thuật phân tích phổ biến. Chỉ khi áp dụng đầy đủ các yếu tố này, ta mới có thể đạt được kết quả dự đoán tiềm lực tài chính chính xác và toàn diện.
Tóm lại, mục tiêu của phân tích tài chính cho doanh nghiệp bao gồm:
- Đo lường chính xác tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ số như cơ cấu vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời và rủi ro tài chính. Việc này cung cấp thông tin đầy đủ cho người quản lý, nhà đầu tư, công ty tài chính và các cơ quan thuế.
- Xác định rõ các đối tượng quan trọng đang được quan tâm, nhằm hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định về đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận và các quyết định quan trọng khác.
- Phân tích tài chính cũng được xem là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh của chính mình một cách hiệu quả, góp phần tích cực vào kết quả kinh doanh. Ngành tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các phân tích này để đưa ra quyết định chính xác và kịp thời.
3. Đối tượng cần phân tích tài chính
Hiện nay, các chủ thể có lợi ích gắn liền với doanh nghiệp hay đối tượng kinh doanh nào đó đều rất quan tâm đến hoạt động phân tích tài chính. Bởi họ sẽ cần sử dụng đến các thông tin về kinh tế, tài chính doanh nghiệp và đưa ra các quyết định phù hợp. Mỗi đối tượng sẽ quan tâm theo góc độ và mục tiêu riêng, trong đó phổ biến nhất là những đối tượng sau:
- Các nhà quản lý doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư của doanh nghiệp.
- Các đối tượng cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp (tổ chức tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp khác,…).
- Những đối tượng được hưởng lương trong doanh nghiệp.
- Các cơ quan nhà nước/nhà phân tích tài chính,…
Xem thêm: Tư vấn tài chính là gì? Kỹ năng cần có của chuyên viên tư vấn tài chính?
4. Các yếu tố trong phân tích tài chính
Đối với hoạt động phân tích tài chính thì có rất nhiều yếu tố liên quan. Trong đó phải kể đến là một số yếu tố cơ bản sau:
4.1 Khả năng sinh lời
Đây là vấn đề mà các nhà phân tích rất quan tâm. Họ sẽ xác định xem các dự án liệu có mang về lợi nhuận hay không rồi mới quyết định đầu tư dự án hoặc ngưng lại và triển khai dự án khác có lời hơn, dựa trên việc đánh giá doanh thu thuần để đảm bảo sự hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
>>>Tìm hiểu thêm: Doanh thu thuần là gì?
4.2 Khả năng thanh toán
Các nhà phân tích trước khi quyết định có đầu tư cho doanh nghiệp/dự án nào hay không thì cần xem xét các khoản nợ của họ. Nếu khả năng thanh toán của họ cao, có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính dài hạn thì có thể xem xét để đầu tư. Ngược lại, nếu khả năng này thấp, nợ lâu dài thì cần cân nhắc lại đặc biệt là khi đánh giá tài khoản chi phí tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây là vấn đề mà các công ty luôn rất sợ gặp phải trong kinh doanh hiện nay.
4.3 Tính thanh khoản
Tính thanh khoản của một doanh nghiệp có thể hiểu là việc doanh nghiệp đó có bao nhiêu tiền mặt hay có thể sử dụng tiền mặt ra sao? Trong hoạt động kinh doanh thì các công ty sẽ luôn cần có một khoản dự trữ an toàn, sử dụng trong trường hợp xấu.
Ngoài ra, tính thanh khoản của công ty còn chứng minh khả năng thanh toán của một doanh nghiệp có dễ dàng hay không. Do đó, những chuyên viên phân tích tài chính ở công ty phải nắm rõ được tình hình tài chính của đối tác để có những quyết định kinh doanh hoặc đầu tư phù hợp.
4.4 Tính ổn định
Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng mà các nhà phân tích tài chính quan tâm. Việc doanh nghiệp có thể duy trì các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ổn định là điều quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của họ trên thị trường. Thậm chí, sự ổn định không chỉ tác động ở cấp độ doanh nghiệp mà còn có ảnh hưởng tới nền kinh tế đất nước.
Xem thêm: Mô tả công việc chuyên viên phân tích tài chính
5. Các phương pháp phân tích tài chính
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để phân tích tài chính, phổ biến nhất là 3 cách sau:
5.1 Phân tích theo chiều ngang
Hiệu suất trong quá khứ sẽ là cơ sở để các nhà phân tích tài chính đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể, các doanh nghiệp lâu đời thường được đánh giá dựa trên khoảng 2 năm trước. Còn đối với doanh nghiệp nhỏ sẽ được phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh trong 1 năm đầu.
5.2 Phân tích theo chiều dọc
Phương pháp này sẽ so sánh lợi nhuận với các tài sản của doanh nghiệp, các khoản nợ, cổ phần theo tỷ lệ phần trăm. Phương pháp này cực kỳ phù hợp khi so sánh các doanh nghiệp giống nhau. Mặt khác, sự hạn chế của cách phân tích này đó là chưa chỉ ra được những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của các công ty trong tương lai.
5.3 Phân tích theo tỷ lệ
Các khía cạnh trong sức mạnh tài chính của công ty sẽ được phân tích khi sử dụng phương pháp này. Cụ thể, chúng sẽ được dùng khi phương pháp phân tích tài chính bình thường không còn phù hợp. Mặt khác, điểm hạn chế của cách này là nếu 2 yếu tố tiêu biểu được chọn để phân tích đều không cao thì sẽ dẫn đến một bảng báo cáo tài chính không chính xác và toàn diện.
6. Nội dung phân tích tài chính
Hiện nay, quá trình phân tích tài chính của các doanh nghiệp được thực hiện không giống nhau. Tùy vào từng mục tiêu, quy mô phát triển cũng như các yếu tố liên quan khác mà nội dung phân tích sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên, nhìn chung thì những nội dung cơ bản sẽ bao gồm:
- Đánh giá khái quát về tình hình tài chính, ngân sách của doanh nghiệp.
- Tiến hành phân tích kết cấu, sự biến động của các nguồn vốn, tài sản.
- Phân tích về tình hình tài trợ, mức độ đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.
- Phân tích khả năng thanh toán, tình hình công nợ doanh nghiệp.
- Phân tích về điểm hòa vốn, các vấn đề đưa ra quyết định.
- Phân tích về hiệu suất, hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp.
- Phân tích các vấn đề rủi ro liên quan đến tài chính cũng như dự báo nhu cầu sử dụng tài chính trong tương lai.
7. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước hiện nay. Quá trình này giúp cho các nhà đầu tư có thể nắm bắt được thông tin doanh nghiệp hoạt động tốt không? Liệu rằng việc đầu tư vào doanh nghiệp này có đảm bảo mang lại lợi nhuận hay không? Cụ thể, với từng đối tượng, vai trò đó sẽ thể hiện khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây các bạn nhé.
7.1 Với người quản lý doanh nghiệp
Đối với những nhà quản lý doanh nghiệp thì mối quan tâm đầu tiên của họ chính là lợi nhuận cũng như khả năng trả nợ. Nếu một doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ hay không có khả năng thanh toán các khoản nợ thì chắc chắn sẽ không thể tồn tại, phát triển được.
Và để tiến hành được hoạt động sản xuất – kinh doanh, các nhà quản lý này sẽ cần phân tích tài chính, giải quyết được những vấn đề cơ bản là:
- Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu?
- Nguồn vốn tài trợ cho doanh nghiệp là nguồn nào?
- Doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày ra sao?
Mặc dù 3 vấn đề trên không phải là tất cả các khía cạnh trong phân tích tài chính nhưng nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản lý cần hết sức lưu ý đến những vấn đề này.
7.2 Với nhà đầu tư vào doanh nghiệp
Các nhà đầu tư khi lựa chọn doanh nghiệp sẽ quan tâm đến thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, sự rủi ro. Do đó, phân tích tài chính là hoạt động đặc biệt quan trọng, giúp học có thể nắm bắt thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động hay tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
7.3 Với các chủ nợ của doanh nghiệp
Việc phân tích tài chính doanh nghiệp cũng đóng vai trò cần thiết đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng. Bởi khi phân tích, họ sẽ biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán khoản nợ đã vay hay không? Nếu là các khoản ngắn hạn thì họ sẽ quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh. Còn nếu là khoản vay dài hạn thì điều họ quan tâm chính là khả năng hoàn trả, sinh lời của doanh nghiệp.
7.4 Với người lao động trong doanh nghiệp
Không chỉ các nhà đầu tư, chủ nợ mà người lao động cũng quan tâm đến vấn đề phân tích tài chính. Đây là điều không khó hiểu bởi kết quả hoạt động tốt – xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lương, thu nhập của họ. Do đó, hoạt động phân tích tài chính cũng đóng vai trò quan trọng với những đối tượng này.
7.5 Với các cơ quan nhà nước
Thông qua quá trình phân tích tài chính, báo cáo hoạt động doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước cũng có thể nắm bắt được thông tin cần thiết, nhằm quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cụ thể, họ sẽ đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các vấn đề kinh doanh, tài chính, tiền tệ,… để xem có tuân thủ theo quy định hay không? Nếu có bất kỳ vấn đề gì thiếu rõ ràng, minh bạch thì sẽ cần xử lý nghiêm ngặt.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên phân tích tài chính
8. Ý nghĩa của phân tích tài chính
Bên cạnh những vai trò quan trọng mà phân tích tài chính mang lại, chúng còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau như:
8.1 Đối với chủ doanh nghiệp
- Đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng giải quyết rủi ro của doanh nghiệp theo từng chu kỳ.
- Hỗ trợ và đảm bảo các quyết định đầu tư của ban lãnh đạo phù hợp với đúng hiện trạng của công ty.
- Kết quả trong bảng báo cáo tài chính sẽ giúp công ty đẩy mạnh việc kiểm soát các hoạt động quản lý trong công ty.
8.2 Đối với đầu tư
Như đã đề cập ở phần trên, bảng báo cáo tài chính giúp cho các nhà đầu tư nắm được cái nhìn toàn diện về tình hình kinh doanh của công ty. Qua đó, có thể tính toán mức độ lợi nhuận khi thực hiện các quyết định đầu tư. Ngoài ra, thông thường các nhà đầu tư sẽ không đánh giá được cụ thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà họ sẽ nhờ các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp chuyên nghiệp.
8.3 Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp
Các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng khi quyết định hỗ trợ vay vốn cho công ty cần hiểu rõ khả năng thu nợ nếu không muốn chúng trở thành các khoản nợ xấu không đòi được. Đây là cách duy nhất để các tổ chức tín dụng tránh được những khả năng xảy ra của trường hợp này.
Trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp thắc mắc phân tích tài chính là gì cùng vai trò của hoạt động này trong doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này nhé. Microfinance là gì cũng là một chủ đề đáng chú ý khi tìm hiểu về các công cụ tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và cá nhân trong các nền kinh tế đang phát triển.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)