Phân tích công việc là gì? Nội dung của phân tích công việc

Đánh giá post

Phân tích công việc là gì? Nó chính là một nhiệm vụ quan trọng với các nhà quản lý công ty. Thông qua đó mang đến hiệu quả công việc như mong muốn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này và những thông tin liên quan với chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Phân tích công việc là gì?

Phân tích công việc chính là quá trình tiến hành nghiên cứu về nội dung công việc cho một vị trí nào đó trong công ty. Thông qua đó có thể xác định cụ thể về các điều kiện thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn và kỹ năng, cũng như phẩm chất để hoàn thành nó.

Phân tích công việc cần có thời gian và cả một quá trình lâu dài. Trong đó người quản lý có vai trò rất quan trọng khi là là người ghi chú lại những thông tin liên quan đến bản chất của công việc. Sau đó tiến hành phân tích để đưa ra những đánh giá chuẩn xác nhất cho nội dung công việc được triển khai.

Phân tích công việc là gì?
Phân tích công việc là gì?

Khi phân tích công việc, nhà quản lý cần tiến hành triển khai theo hướng tìm lời giải cho các câu hỏi sau:

  • Nhân viên có nhiệm vụ như thế nào?
  • Thời gian cần hoàn thành hoặc kết thúc công việc cụ thể là bao lâu?
  • Quá trình làm việc diễn ra như thế nào? Ở đâu và phương thức thực hiện ra sao?
  • Lý do cần phải thực hiện công việc đó là gì?
  • Những yếu tố hỗ trợ và cần thiết để nhận viên hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất là gì?

👉 Xem thêm: Xây dựng kế hoạch hiệu quả – bí quyết giúp bạn thành công!

Lợi ích của phân tích công việc là gì?

Phân tích công việc để làm gì? Mục đích của phân tích công việc là gì? Muốn trả lời được những câu hỏi này, bạn hãy đọc ngay lợi ích khi triển khai phân tích công việc như sau:

Lợi ích của phân tích công việc là gì?
Lợi ích của phân tích công việc là gì?
  • Thứ nhất, giúp xác định trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên khi làm việc. Từ đó đảm bảo đạt được mục tiêu và hiệu quả theo tiêu chuẩn đạt ra.
  • Thứ hai, mang đến sự công bằng cho mỗi nhân viên trong công ty, đảm bảo không xảy ra những vấn đề liên quan đến bất bình và so sánh không cần thiết trong tổ chức.
  • Thứ ba, bảng phân tích công việc chính là định hướng cho nhân sự, từ đó triển khai kế hoạch đào tạo nhân viên mới phù hợp.
  • Thứ tư, tạo cơ sở để xây dựng kế hoạch công việc và phân chia thời gian hợp lý để hoàn thành công việc theo yêu cầu.
  • Thứ năm, phân tích công việc giúp quản lý dễ dàng giám sát công việc của cấp dưới đơn giản và dễ dàng nhất.
  • Thứ sáu, nó sẽ là căn cứ để đánh giá và xếp hạng thi đua cho nhân viên. Thông qua đó xây dựng mức khen thưởng, mức lương phù hợp.

Nội dung cần có trong bảng phân tích công việc là gì?

Kết quả của phân tích công việc là gì? Muốn xây dựng một bản phân tích công việc hiệu quả, các bạn cần đáp ứng những thông tin cần thiết trong nội dung như sau:

Mẫu bảng phân tích công việc
Mẫu bảng phân tích công việc
  • Dựa vào tình hình thực hiện công việc: Cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ, phương pháp làm việc, thành phần công việc, thời gian hoàn thành,…
  • Dựa trên yêu cầu về nhân sự: Nhân sự có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm,…
  • Dựa vào trang thiết bị hỗ trợ công việc: Có đầy đủ và đảm bảo đáp ứng tối đa và hiệu quả nhất hay không.
  • Dựa vào tiêu chuẩn thực hiện: Năng suất làm việc, định mức thời gian,… đưa ra những đánh giá chi tiết cho từng tiến trình làm việc của mỗi nhân viên.
  • Dựa vào điều kiện làm việc: Sức khỏe người lao động, môi trường làm việc, chế độ lương thưởng – phụ cấp,…

👉 Xem thêm: Bản tiêu chuẩn công việc là gì? Có khác biệt gì giữa mỗi ngành nghề?

Quy trình phân tích công việc như thế nào?

Xây dựng một bảng nội dung phân tích công việc sẽ được tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định mục đích dùng dữ liệu để đưa ra phương pháp thu thập thông tin hiệu quả và phù hợp.
  • Bước 2: Tiến hành thông tin dựa vào cơ cấu tổ chức, văn bản ban hành, bản mô tả công việc, chức năng và nhiệm vụ thực tế.
  • Bước 3: Chắt lọc để chọn những thông tin then chốt và thiết yếu nhất đưa vào phân tích để đạt hiệu quả cao và tiết kiệm tối đa thời gian, công sức.
  • Bước 4: Kiểm tra và xác minh là tính chân thực của thông tin. Sau đó đưa vào áp dụng rộng rãi trong công ty.

Sự khác biệt giữa phân tích và thiết kế công việc là gì?

Sự khác biệt giữa phân tích và thiết kế công việc là gì?
Sự khác biệt giữa phân tích và thiết kế công việc là gì?

Phân tích công việc và thiết kế công việc là hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn đang nhầm lẫn 2 thuật ngữ này, vậy hãy đọc ngay so sánh để thấy sự khác biệt giữa chúng. Cụ thể như sau:

  • Thiết kế công việc là đưa ra quy định về cách thức sắp xếp các nhiệm vụ để đảm bảo mang lại hiệu quả tối đa và tốt nhất. Còn phân tích công việc là đánh giá về nhiệm vụ, kỹ năng, trách nhiệm, công việc, kiến thức, chuyên môn cần thiết để hoàn thành công việc theo yêu cầu.
  • Khi thực hiện thiết kế công việc luôn phải tuân theo phân tích công việc để có sự thống nhất cho hiệu quả tốt nhất. Đồng thời phân tích và thiết kế công việc đều tạo nên những sự phù hợp giữa nhu cầu của doanh nghiệp với mỗi cá nhân nhân viên.

👉 Xem thêm: Các bước xây dựng kế hoạch thay đổi bản thân hiệu quả!

Như vậy, bài viết trên không chỉ giúp bạn hiểu phân tích công việc là gì mà còn có rất nhiều kiến thức bổ ích khác liên quan. Hy vọng nó sẽ hỗ trợ các nhà quản lý tạo nên hiệu quả công việc tốt nhất và phù hợp với thực tế công ty.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: