Operation management là gì? Công việc thế nào? Mức lương ra sao?

Đánh giá post

Operation management là gì? Công việc của Operation Manager ra sao? Mức lương của Operation Manager thế nào? Bạn sẽ có được câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về bộ phận Operation?

Bộ phận Operation đóng vai trò quản lý, vận hành, điều phối và quan sát mọi công việc diễn ra trong doanh nghiệp và chức năng của từng phòng ban. Doanh nghiệp cần có bộ phận Operation để mọi kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ, mọi công việc được kiểm soát đi đúng hướng, an toàn, đúng luật pháp và hạn chế tối đa rủi ro.

Có thể bạn quan tâm: COO là gì? COO đảm nhiệm những công việc gì?

1.1 Operation management là gì? Operation Manager là gì?

Operation management dịch ra tiếng Việt nghĩa là quản trị vận hành. Đây là bộ phận rất quan trọng, có hầu hết ở các doanh nghiệp hiện nay.

Operation Manager – Trưởng phòng vận hành là chuyên gia kiểm soát mọi hoạt động vận hành trong một doanh nghiệp. Trưởng phòng vận hành có thể sẽ thăng chức lên giám đốc vận hành trong tương lai. Operation Manager chịu trách nhiệm quản lý cả nhân sự, theo sát các chính sách của doanh nghiệp và quản lý mọi cơ sở hoạt động của doanh nghiệp.

Tham khảo: General manager là gì?

operation management là gì
Operation management là gì? Operation Manager là gì?

1.2. Operation Manager đảm nhận công việc gì?

Vị trí Operation Manager đảm nhận khá nhiều công việc chủ yếu liên quan đến việc quản lý, định hướng, phát triển. Công việc cụ thể có thể kể đến như sau:

1.2.1 Quản lý nhân sự

Operation Manager chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo kỹ năng, hỗ trợ trong công việc, quản lý lương, thưởng và các vấn đề về giấy tờ, hợp đồng lao động, chế độ phúc lợi cho nhân viên trong công ty. Ngoài ra, trưởng phòng vận hành là người theo dõi bộ máy hoạt động trong nội bộ công ty và xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh. Nếu có vấn đề phát sinh, trưởng phòng vận hành sẽ điều chỉnh và thay đổi sao cho bộ máy vận hành tốt nhất.

Nói tóm lại, công việc của Operation Manager là chịu trách nhiệm bao quát công việc của toàn bộ nhân viên trong một tổ chức hay doanh nghiệp.

Xem thêm: Hiring manager là gì?

1.2.2 Quản lý hàng tồn kho và những vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng

Operation Manager theo dõi và đảm bảo nguồn cung ứng trong công ty luôn vận hành ổn định với giá cả hợp lý. Ngoài ra, họ là người kiểm soát số lượng hàng tồn kho và lên phương hướng giải quyết đẩy hàng tồn kho đi nhanh nhất. Tùy vào mỗi doanh nghiệp, Operation Management sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến chuỗi cung ứng khác nhau.

1.2.3 Quản lý ngân sách, tài chính

Trưởng phòng vận hành là người lên kế hoạch tài chính, báo cáo dự đoán ngân sách theo từng năm, tối ưu chi phí, khắc phục vấn đề liên quan đến tài chính. Operation Manager cũng sẽ theo dõi nguồn tiền của công ty, các khoản thu chi và lên kế hoạch khoản tiền của công ty được dùng với mục đích hợp lý, tiết kiệm nhất.

Xem thêm: Area Sales Manager – ASM là gì?

1.2.4 Quản lý hoạt động chung của doanh nghiệp

operation management
Operation Manager đảm nhận công việc gì? 

Operation Manager sẽ quản lý các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp; đánh giá các chiến lược, các hoạt động sản xuất, marketing, cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Trong các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn Operation Manager có thể chịu trách nhiệm trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể.

Ví dụ, Operation Manager chuyên về phát triển sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm về quy trình sản xuất, giám sát và điều tiết quá trình làm gia sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm: CFO là gì? Sự khác biệt giữa CFO – CEO – COO

2. Mức lương trung bình của Operation Management

Dựa theo những thông tin bên trên, bạn có thể nhận thấy Operation Management có vai trò như “trái tim” của doanh nghiệp, đảm nhiệm nhiều đầu việc quan trọng, công việc khá đa dạng và phức tạp. Chính vì thế mà mức lương của Operation Management khá cao.

Tại Việt Nam mức lương trung bình Operation Management từ 25 đến 50 triệu đồng/ tháng, tùy từng công ty, từng lĩnh vực.

Xem thêm mức lương của ngành nghề khác: Tra cứu mức lương

3. Yêu cầu đối với một Operation Management chuyên nghiệp

Để có cơ hội trở thành Operation Management trong tương lai, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:

công việc của operation management
Yêu cầu đối với một Operation Management chuyên nghiệp

3.1 Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

Dù làm việc ở bất cứ lĩnh vực nào bạn cũng cần có nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng. Cụ thể, Operation Management cần có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế trở lên. Ngoài ra, để trở thành Trưởng phòng vận hành, bạn cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc ở các chức vị tương đương. Chính vì vậy, phần lớn Operation Management đều có bằng thạc sĩ hoặc các chứng chỉ liên quan đến quản lý như CFA, FIA,…

Xem thêm: Country manager là gì?

3.2 Kỹ năng mềm

Ngoài yếu tố học thuật, bằng cấp, chứng chỉ, Operation Management cần có những kỹ năng sau.

3.2.1 Kỹ năng lãnh đạo

Một trưởng phòng vận hành điều phối mọi hoạt động trong công ty không thể thiếu kỹ năng lãnh đạo để quản lý, giám sát nhân viên hiệu quả. Họ là người đứng mũi chịu sào, gánh vác cả doanh nghiệp trên vai.

3.2.2 Kỹ năng lên kế hoạch

Với vai trò là người quản lý công việc, tất nhiên một Operation Management cho mọi dự án, lên kế hoạch dự trù, quản lý rủi ro các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, Operation Management cũng là người lên kế hoạch cho các phòng ban để đảm bảo mọi công việc diễn ra hoàn hảo, thành công.

3.2.3 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Tình huống bất ngờ có thể xảy ra đột ngột bất cứ lúc nào. Trong lúc nguy cấp Operation Management cần có kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh nhanh chóng để giảm tối thiểu rủi ro xảy đến với doanh nghiệp. Vì vậy, Operation Management cần một cái đầu lạnh, bản lĩnh và ý chí.

3.2.4 Kỹ năng làm việc nhóm

Là người làm việc với tất cả nhân viên, đội nhóm, phòng ban trong công ty, Operation Manager không thể không giỏi kỹ năng làm việc đội nhóm. Theo đó, một người càng có khả năng kết nối mạnh mẽ giữa các thành viên trong team, giữa các team thuộc mỗi bộ phận khác nhau; một người có khả năng truyền cảm hứng, nhiệt huyết cho nhân viên, sử dụng nguồn nhân lực phù hợp sẽ giúp công việc được tiến hành trơn tru, hiệu quả hơn.

Xem thêm: Senior manager là gì?

4. Để trở thành Operation Management phải đánh đổi điều gì?

Để trở thành một Operation Management là điều không dễ dành. Công việc này đòi hỏi nhiều hạng mục từ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm và còn cả những thứ khác nữa:

operation management có vai trò gì
Để trở thành Operation Management phải đánh đổi điều gì?

4.1 Thời gian

Bạn có thể phải dành toàn thời gian cho công việc, không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè. Có những lúc công việc nhiều bạn có thể phải tăng ca, mang việc về nhà làm, bạn sẽ không còn thời gian cafe, trò chuyện với bạn bè vào cuối tuần hay thậm chí cả trong những ngày nghỉ.

4.2 Sức khỏe

Với khối lượng công việc dồn dập, dễ bị quá tải, dồn nén, bạn sẽ nhiều lúc quên đi việc chăm sóc bản thân mà chỉ tập trung cho công việc khiến sức khỏe không được tốt, mắc những bệnh của dân văn phòng như đau cột sống, đau dạ dày, tiền đình,… Lời khuyên là: Dù làm bất cứ công việc gì cũng đừng quá cố, hãy dành chút thời gian chăm sóc, yêu thương bản thân mình nhé. Có sức khỏe là có tất cả!

4.3 Sự đố kỵ

Operation Management phải làm việc với rất nhiều người. Và cách quản lý của bạn không phải lúc nào bạn cũng được lòng họ. Lúc đó, bạn có thể sẽ phải đối mặt với vấn đề bị đố kỵ, ganh ghét, nói xấu sau lưng,…

Hy vọng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ “Operation management là gì?” hay “Operation Manager là gì?” và lựa chọn công việc phù hợp với bản thân. Để theo dõi thêm nhiều thông tin về các ngành nghề khác cũng như các kỹ năng, các kiến thức trong công việc, theo dõi ngay JobsGO.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: