Đã bao giờ bạn thắc mắc, mình cố gắng, nỗ lực rất nhiều nhưng mãi chưa thành công không? Tại sao bạn chưa thể thăng tiến dù có thời gian làm việc, gắn bó với công ty vượt xa người khác? Thực tế, nguyên nhân có thể xuất phát từ sự sợ hãi trong quá trình làm việc. Vậy những nỗi sợ đó là gì? Cùng xem mình có đang mắc phải hay không qua bài viết của JobsGO nhé.
Mục lục
Sợ bị đánh giá thiếu năng lực
Để có thể trở thành một nhân viên xuất sắc, có tầm ảnh hưởng trong công ty là điều chắc chắn ai cũng mong muốn. Và vì sợ bị đánh giá thiếu năng lực mà bạn lao mình vào làm việc đến mức không nghỉ ngơi, bạn lo lắng mình chưa làm tốt khiến lãnh đạo, đồng nghiệp chưa hài lòng,… Tuy nhiên, nếu bạn buộc bản thân phải hoàn thiện, hoàn hảo tối đa thì cuộc sống, công việc sẽ rơi vào mệt mỏi, căng thẳng triền miên, thậm chí còn là con dao 2 lưỡi khiến hiệu quả công việc không tốt.
Cách tốt nhất để giải quyết được nỗi sợ này chính là bạn hãy tham khảo ý kiến, lắng nghe đồng nghiệp, cấp trên của mình nói về hiệu quả công việc. Bạn hãy tự nghĩ xem mình đã bao giờ bị sếp khiển trách vì chưa hoàn thành KPI chưa? Nếu chưa thì bạn không cần quá lo lắng, sợ hãi vì bạn đã làm rất tốt rồi.
👉 Xem thêm: 10 căn bệnh “mãn tính” phổ biến chốn công sở hiện nay
Sợ phải xuất hiện trước đám đông
Sợ đứng trước đám đông là một trong những nỗi sợ phổ biến, thường gặp ở rất nhiều người tại nơi công sở. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tính cách hướng nội, thiếu tự tin, luôn có cảm giác ngại ngùng khi thể hiện năng lực trước nhiều người. Từ đó, con người sẽ có xu hướng lo sợ rằng mình không thể làm tốt và bị đánh giá kém.
Để khắc phục nỗi sợ này, các bạn hãy luyện tập thật nhiều lần. Trước hết, hãy đứng trước gương tự nói với mình. Trong công việc, hãy mạnh dạn hơn để thể hiện năng lực, 1 – 2 lần có thể bạn ngại nhưng nếu thuyết trình nhiều lần, bạn sẽ quen và không còn cảm thấy lo lắng, sợ sệt nữa.
Sợ đưa ra phản hồi
Trong công việc, người nói thì cần có người nghe và phản hồi. Thế nhưng, có những người lại rất ngại phải trả lời, đưa ra phản hồi cho cấp trên hay đồng nghiệp về vấn đề nào đó. Mấu chốt ở đây là họ sợ phải va chạm, sợ bị ghét nên thường không đưa ra bất kỳ ý kiến nào.
Tuy nhiên, đối với công việc, mọi người sẽ luôn mong muốn nhận được phản hồi khách quan, công tâm nhất chứ không phải là lời khen, xu nịnh cho vừa lòng nhau. Nhất là khi làm việc nhóm, sự phản hồi là điều cần thiết để có thể đạt được hiệu quả cao.
👉 Xem thêm: 6 cách phản hồi mang tính xây dựng kèm ví dụ cụ thể
Sợ đưa ra câu hỏi
“Không biết thì cần phải hỏi”, đây là điều không có gì sai trái. Mặc dù vậy, một số người lại có xu hướng “giấu dốt”, sợ phải đặt câu hỏi, sợ bị đánh giá là yếu kém, không biết gì.
Thực tế, con người sẽ không có ai sinh ra đã giỏi, cũng không có ai hoàn hảo. Tất cả những gì họ có được đều phải trải qua quá trình học tập, học hỏi và tiếp thu. Thậm chí, có những nhà khoa học, người nổi tiếng vẫn cần học mỗi ngày. Do đó, đừng vì nỗi sợ của bản thân mà đánh mất những cơ hội để phát triển, nhất là trong môi trường công sở các bạn nhé. Chỉ cần bạn hỏi đúng mục đích, đúng thời điểm thì sẽ không ai phiền trách hay từ chối bạn cả.
Sợ phải gặp các sếp
Chắc hẳn đọc đến đây, nhiều bạn đang thấy mình ở trong đó phải không? Bởi thường gặp sếp là sẽ có những vấn đề lớn trong công việc, nhỡ đâu sếp hỏi mà mình không biết thì sao? Điều này cũng có lý, vì đứng trước một người chức cao, nắm giữ trong tay quyền quyết định với công việc của bạn thì đương nhiên bạn sẽ phải sợ sệt.
Tuy nhiên, nếu muốn phát triển trong sự nghiệp, thay vì sợ hãi, các bạn hãy dành thời gian để rèn luyện, nâng cao năng lực của bản thân. Chỉ có năng lực tốt, tài giỏi bạn mới tự tin để thể hiện, tỏa sáng khi gặp lãnh đạo.
>>>Xem thêm: Con thầy vợ bạn gái cơ quan nghĩa là gì?
Sợ phải giao tiếp
Nỗi sợ này cũng thường đi chung với sợ đám đông và do tính cách hướng nội, ít nói nên sợ phải giao tiếp. Những người mang trong mình nỗi sợ này thường sẽ chỉ ngồi 1 góc làm việc, hết giờ đi về, ít giao lưu với đồng nghiệp. Họ có xu hướng từ chối tham gia các hoạt động tập thể, sự kiện,… của công ty và hầu như không bắt chuyện với người lạ.
Mặc dù vấn đề do tính cách, không ai có thể can thiệp hay bắt buộc. Tuy nhiên, giao tiếp là kỹ năng, hoạt động không thể thiếu trong công việc cũng như cuộc sống. Nếu bạn không nhanh chóng khắc phục, nó sẽ khiến cho sự nghiệp của bạn khó đi lên, khó phát triển.
👉 Xem thêm: 5 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp cho người hướng nội
Sợ phát triển các mối quan hệ mới
Mối quan hệ rộng là điều cần thiết để bạn có cơ hội phát triển trong công việc, sự nghiệp. Vậy mà, có không ít người mang trong mình nỗi sợ phát triển các mối quan hệ mới. Với họ, cuộc sống cần bình lặng, không cần kết bạn, giao lưu quá nhiều. Thậm chí họ còn tỏ ra dè dặt, nghi ngờ những người xung quanh, luôn bật chế độ phòng thủ với những ai quan tâm mình.
Thế nhưng, điều này lại chính là nguyên nhân khiến sự nghiệp của bạn cứ mãi dậm chân tại chỗ, không có cơ hội để phát triển.
Sợ quên
Nhiều người luôn tỏ ra bối rối, lo lắng vì mình không thể ghi nhớ được tất cả những người từng gặp, công việc cần làm,… Với lịch làm việc dày đặc, nào là KPI tháng, họp hành, gửi email hay nhận điện thoại quá nhiều,… khiến không ít người rơi vào tình trạng sợ sệt, lo âu về khả năng ghi nhớ của mình. Họ sợ mình sẽ quên điều gì đó, để xảy ra sai sót trong công việc và bị khiển trách.
Để giải quyết được nỗi sợ này, thay vì cứ lo lắng, các bạn hãy học cách sắp xếp, phân bổ công việc khoa học, rõ ràng, cụ thể hơn. Những việc cần ưu tiên thì sẽ ghi chú lại. Mọi thứ cần phải ghi chép lại để không phải sợ quên nữa nhé.
Sợ thất bại
Thất bại là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, nếu cứ ôm trong mình nỗi sợ này thì tương lai, sự nghiệp của các bạn sẽ không thể phát triển.
Có rất nhiều người mang tâm lý lo sợ thất bại, sợ yếu thế hơn đồng nghiệp, sợ mọi người chê trách, coi thường. Điều này khiến họ cứ mãi ám ảnh và tìm cách lảng tránh mọi việc khi không đạt được hiệu quả 100%. Và như vậy, sự thất bại cứ mãi kéo dài, dai dẳng không hồi kết, khiến con đường sự nghiệp của họ không “nhúc nhích”, cứ đứng yên một chỗ, thậm chí là thụt lùi.
👉 Xem thêm: Thất bại là gì? Làm sao để vượt qua thất bại trong cuộc sống?
Sợ phải làm việc một mình
Trong môi trường công sở thường sẽ có sự phân chia bộ phận, đội nhóm để làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bạn buộc phải độc lập, tự làm công việc theo cách riêng của mình. Và đây chính là nỗi sợ của rất nhiều người.
Họ sợ phải tự suy nghĩ, tự đưa ra kế hoạch, tự làm báo cáo, tự gặp và trao đổi với sếp, tự giải quyết vấn đề khi gặp phải,… Nguyên nhân của nỗi sợ này chính là do thói quen ỷ lại. Tất nhiên, người sống không độc lập, không có ý chí thì sẽ khó phát triển trong tương lai.
Nỗi sợ nơi công sở, chắc chắn không ai là không mắc phải. Tuy nhiên, cách mà các bạn giải quyết, khắc phục nỗi sợ của chính mình như thế nào mới là quan trọng. Mong rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ về mối quy hại của nỗi sợ nơi công sở như thế nào để loại bỏ ngay nhé. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
👉 Xem thêm: Làm bài trắc nghiệm tính cách MBTI ngay tại JobsGo.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)